Đến Bến Tre thưởng thức thịt gà nấu canh lá cách
Biết tôi năm nay được nghỉ Tết khá dài, bạn tôi – quê ở Bến Tre – liền điện thoại lên mời về chơi và thết đãi món ăn không đụng hàng: Thịt gà nấu canh lá cách.
Nói đến cây cách và lá cách, người dân miền Tây không ai xa lạ gì. Cây cách là cây rất dễ trồng, thường mọc nơi bờ bụi, mương vườn, ven sông rạch. Lá cách được các bà nội trợ nơi đây xem như là một loại rau sạch không thể thiếu trong việc chế biến các món ăn truyền thống như: ếch, lươn, bò (xào lá cách), nấm mối nướng lá cách, bánh xèo cuốn lá cách… Ngoài ra, theo Đông y, lá cách có vị ngọt thơm, hơi nhẩn, có tác dụng mát gan, lợi tiểu nữa.
Tô canh thịt gà lá cách thơm lừng.
Video đang HOT
Tôi nhớ hôm ấy, bữa cơm trưa được dọn lên có nhiều món ăn, mà trong đó “món đinh” đối với tôi là món thịt gà nấu canh lá cách. Nhìn những miếng thịt gà màu vàng ươm nằm sóng sánh cùng sả băm, bao quanh là lá cách xắt nhuyễn có màu xanh sậm như những tảng rong biển, trông thật bắt mắt và hấp dẫn. Tôi thong thả dùng đũa gắp miếng thịt gà cùng lá cách chấm vào dĩa nước mắm sả ớt đưa vào miệng nhai chậm rãi. Vị ngọt, béo của thịt gà, vị nhân nhẩn, chua chua và mùi thơm đặc trưng của lá cách cùng tinh dầu sả, ớt thấm dần vào vị giác, len xuống thực quản… Và miếng cơm nóng có chan vài muỗng nước canh vào “lùa” một hơi, khiến bao tử tôi làm việc quên thôi.
Được biết, món này rất dễ làm. Nguyên liệu chính cần có là: gà, lá cách, sả, ớt. Trước hết, gà phải chọn gà ta (trọng lượng khoảng 1,2 – 1,5 kg/con) đem về làm sạch, để ráo. Dùng dao bén chặt vừa miếng ăn. Kế đến, ướp gia vị (muối đường bột ngọt sả ớt bằm) cho vừa khẩu vị khoảng 15 phút cho ngấm. Bắc chảo lên bếp, phi mỡ tỏi thơm rồi cho thịt gà vào xào săn lại. Tiếp đến, cho thịt gà (đã xào) vào nồi cùng với nước lã nấu sôi cho tới khi thịt gà chín hẳn. Nêm nếm gia vị (nước mắm bột ngọt) cho vừa khẩu vị. Sau đó, lá cách lựa lá vừa ăn (không già cũng không non) rửa sạch xắt thật nhuyễn để sẵn vào tô. Cuối cùng, chỉ cần múc thịt gà lẫn nước canh (còn nóng) trong nồi đổ vào tô lá cách dọn lên bàn là xong.
Nhưng muốn đạt đến tuyệt đỉnh của “nghệ thuật ẩm thực”, chúng ta phải làm thêm một chén giấm, sả ớt băm nhuyễn nữa.Trước khi ăn, múc khoảng 2 muỗng canh nước giấm, sả ớt (chua ít nhiều tùy theo khẩu vị) rưới đều lên tô canh. Và nên nhớ, phải chấm với nước mắm ngon nguyên chất (nước mắm rươi Trà Vinh hoặc nước mắm hòn Phú Quốc), có chút sả ớt vào nước mắm nữa thì mới “đúng gu”.
Theo LĐO
Dây mỏ quạ - món ngon nơi miền Tây
Trong số nhiều loại rau "cây nhà lá vườn" ở Cần Thơ như cải trời, cù nèo, rau nhút, lá cách... có đọt và bông của một loài rau rất lạ đó là dây mỏ quạ.
Mỏ quạ là loại dây leo, mọc hoang trong tự nhiên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Dây mỏ quạ thường mọc vào đầu mùa mưa (tháng 4 - 9 âm lịch), lá màu xanh, có hình dáng quả tim. Mỏ quạ ra hoa vào khoảng tháng 9 âm lịch. Hoa mỏ quạ có từng chùm màu trắng tương tự như hoa thiên lý nhưng khác màu. Hoa có mùi thơm thoang thoảng đặc trưng. Trái có màu xanh (tương tự như trái gòn non), khi lớn cỡ đầu ngón chân cái, phía đuôi trái uốn cong lên trông như mỏ quạ, và người Khơ-me Nam bộ gọi loại dây này với cái tên ưng à co (có nghĩa là mỏ quạ).
Trái mỏ quạ già (khoảng tháng 3 năm sau) tự nứt vỏ, hạt mỏ quạ dẹp, màu đen trông tựa con bò chét chó, được kết dính bởi những chùm lông tơ màu trắng bay bồng bềnh theo gió để tự sinh sôi nảy nở...
Dây mỏ quạ sống rất khiêm tốn trong thiên nhiên như thế, nhưng mấy ai biết đọt và lá non, hoa và trái non của dây mỏ quạ là một món ngon dân dã, độc đáo, mà các bà nội trợ nơi đây rất ưa chuộng để chế biến món ăn như: đọt mỏ quạ nấu canh tép (hoặc thịt), trái non luộc chấm nước cá kho (hay thịt kho).... Riêng, hoa mỏ quạ xào xào thịt bò hay nhúng lẫu là khỏi chê.
Chế biến món bông mỏ quạ xào thịt bò rất dễ và nhanh. Chỉ cần mua khoảng 200 gram thịt bò phi lê về rửa sạch, xắt miếng mỏng. Ướp thịt bò với gia vị (nước tương bột ngọt đường ) cho vừa khẩu vị. Hoa mỏ quạ (khoảng 200 gram) nhặt cuống, rửa sạch, để ráo. Hành tây lột vỏ, rửa sạch, xắt miếng. Trước hết, bắc chảo lên bếp phi mỡ (dầu) cho thơm, đổ thịt bò đã ướp gia vị xào chín, múc ra dĩa. Tiếp đến, cho hành tây xắt miếng cùng hoa mỏ quạ vào chảo xào vừa chín tới (đừng để lâu, hoa mỏ quạ chín quá, mất ngon). Cuối cùng, cho thịt bò (đã xào) vào trộn đều, nhắc xuống. Nhớ cho vào vài cọng rau cần, một ít tiêu xay và múc ra dĩa là xong. Món này dùng với nước tương ớt "rất bắt".
Những ngày cuối tuần cùng những người bạn thân vào quán vắng nơi ngoại thành để thưởng thức món hoa mỏ quạ xào thịt bò. Gắp một miếng thịt bò cặp cùng hoa mỏ quạ chấm vào chén nước tương đưa lên miệng nhai một cách từ tốn. Vị ngọt của thịt bò, hòa lẫn vị giòn, ngọt, và mùi thơm đặc trưng của hoa mỏ quạ len vào trong miệng. Hớp một cốc bia lạnh vào nữa, thật vô cùng sảng khoái và nhớ về quê hương miền Tây da diết.
Theo Lao Động
Hai món ngon dân dã từ hến Hến tuy là thức ăn dân dã, nhưng qua tay các bà nội trợ miệt vườn dụng công chế biến sẽ trở thành món ngon độc đáo. Đặc biệt ấn tượng với tuổi thơ tôi là món gỏi hến trộn cóc non và ruột hến xào lá cách. Làm món gỏi hến trộn cóc non rất đơn giản. Hến bắt về cho vào...