Đến bao giờ mới được ăn bún bò
Bác có thích món bún bò Huế không?
Ảnh minh họa
- Những hôm rét mướt mà được một bát là sướng nhất trên đời.
- Tôi cũng thế, chỉ thương người nông dân, cả đời chẳng dám ăn bún bò.
- Món này có vài chục nghìn đồng, ai mà chả ăn được.
Video đang HOT
- Nhưng tiền đâu ra mà ăn. Một tạ rau bán cho thương lái được có 60.000 đồng, trừ phân bón, công chăm sóc cả tháng trời, còn lại có 20.000 đồng, không đủ trả cho 1 bát bún bò. Trong khi đó tiền học cho con, tiền điện, nước… tất cả trông vào đấy, ngửi còn chẳng được nói gì đến ăn bún bò.
Sao dạo này giá rau rẻ thế nhỉ, trong khi tôi mua ngoài chợ vẫn rất đắt?
- Do cung cách quản lý, tổ chức lưu thông yếu kém nên bị tư thương lợi dụng mua rẻ bán đắt.
Nhà nước thất thu thuế, bao nhiêu lợi nhuận rơi hết vào túi thương lái.
- Cứ tình hình này chẳng biết đến bao giờ người nông dân mới được ăn bát bún bò.
Theo Datviet
Hà Nội: Đầu năm bị "chặt" 120.000 đồng/bát bún
Sau khi lễ lạt xong, cả gia đình ra quán bún ngay bên cạnh phủ Tây Hồ ăn bún bò. Ăn xong đến lúc trả tiền chị mới ngã ngửa khi nhìn hóa đơn tính tiền kê tới 1,2 triệu đồng cho 10 bát bún, tương đương 120.000 đồng/bát.
Đầu năm nhiều hàng quán xung quanh phủ Tây Hồ ra sức hét giá (ảnh minh họa: NLĐ)
Từ xưa người Việt vẫn quan niệm "Tháng giêng là tháng ăn chơi" nhưng giờ đây nhiều người lại ví von Tháng Giêng là tháng chặt chém bởi hễ đi đâu, mua gì là bị chặt chém.
Ghi nhận tại các chùa Bái Đính (Ninh Bình), chùa Hương, Phủ Tây Hồ, chùa Phúc Khánh (Hà Nội)...những ngày đầu năm giá các mặt hàng nước uống, bún phở... tăng gấp đôi, gấp ba so với ngày thường. Trong khi đó, các bãi trông xe tự phát thì tự động nâng giá lên 20.000 - 50.000 đồng/xe (ngày thường là 5.000 - 10.000 đồng/xe).
Ngày đầu năm, cả đại gia đình nhà chị Lê Huyền (Hàng Chuối, Hà Nội) đi lễ ở Phủ Tây Hồ cầu an đầu năm. Sau khi lễ lạt xong, cả gia đình ra quán bún ngay bên cạnh phủ Tây Hồ ăn bún bò. Ăn xong đến lúc trả tiền chị mới ngã ngửa khi nhìn hóa đơn tính tiền kê tới 1,2 triệu đồng cho 10 bát bún, tương đương 120.000 đồng/bát.
"Giá tiền quá đắt khiến tôi sốc và hỏi lại 2 lần nhưng bà chủ vẫn khẳng định tính đúng, không còn cách nào khác tôi trả tiền rồi ra đi thẳng và tự nhủ không bao giờ quay lại", chị Huyền tâm sự.
Tuy nhiên, đâu chỉ riêng các hàng ăn quanh các chùa chiền mà ngay cả các hàng quán ăn trong các ngõ, phố, thậm chí cả các gánh ăn hàng rong cũng đều tự động nâng giá bán. Đặc biệt là các quán bún ốc, bún riêu (những món mà người Hà Nội vẫn ưa dùng sau mấy ngày Tết đã ngán với bánh chưng, thịt mỡ) đều tăng giá từ 30 - 50 %, một số quán còn thẳng tay tăng gấp đôi, gấp 3 so với ngày thường.
Trên facebook, một thành viên tên Tuấn Anh bức xúc viết: "Mới đầu năm ăn phở đã bị chặt chém, giá gấp đôi ngày thường". Theo đó, bình thường ăn bát bún bò cũng chỉ 30.000 đồng nhưng anh phải trả tới 70.000 đồng. Bức xúc quá, anh tuyên bố cạch mặt luôn quán phở gần nhà mặc dù thường xuyên ăn phở sáng tại đây.
Không chỉ hàng ăn, các dịch vụ như đánh giày cũng được dịp làm giá. Anh Nguyễn Ngọc Khánh ở (Văn Quán, Hà Đông) cho biết, hôm mùng 10, ra cafe ở đầu hồ Văn Quán, gọi đánh giày mà bị "chém đẹp" tới 50.000 đồng/đôi, gấp 5 lần ngày thường. Thắc mắc thì được giải thích là đầu năm ít người đi đánh giày nên nâng giá...
Hướng Dương
Theo Dantri
Có thai với chồng cũ khi đang hạnh phúc với chồng mới Những đêm được nghỉ ở nhà, anh luôn xoa cái bụng bầu và tâm sự như một người cha đang tâm sự với một người con. Nhưng anh đâu biết rằng, nghịch cảnh lại trớ trêu, cái thai đó không phải là của anh... Khi lỡ đánh mất người yêu hoặc yêu mà không đến được với nhau thì trong ký ức của...