Đến bản Thẳm trải nghiệm thiên nhiên kỳ thú, nét văn hóa của người Lự ở Lai Châu
Đến với bản Thẳm, du khách được chiêm ngưỡng phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và trải nghiệm những nét văn hóa độc đáo.
Dưới những nếp nhà sàn, cuộc sống của đồng bào dân tộc Lự chứa đựng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc với, hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị, khó quên.
Nằm cách trung tâm thành phố Lai Châu khoảng 15 km về hướng Đông Nam, Khu du lịch cộng đồng bản Thẳm hiện lên với không gian thơ mộng, trong lành với sự nguyên sơ của tự nhiên nhưng cũng đầy sự chăm chút tỉ mỉ từ bàn tay con người. Bản Thẳm đang dần trở thành “thỏi nam châm”, thu hút du khách trong nước và quốc tế bởi nhiều sản phẩm du lịch thú vị, độc đáo.
Các loài hoa ở bản Thẳm được trồng theo mùa nhưng dường như khoe sắc quanh năm.
Bản Thẳm khá nhỏ về quy mô dân số, chỉ vỏn vẹn có hơn 40 hộ gia đình đồng bào người Lự sinh sống dưới những nếp nhà sàn với cuộc sống thường nhật gắn liền với canh tác nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô nhỏ.
Người Lự là một dân tộc ít người trong cộng đồng 54 dân tộc anh em ở Việt Nam; sinh sống chủ yếu ở một số xã vùng cao thuộc các huyện Tam Đường, Tân Uyên, Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Những năm gần đây, hiện thực hóa chủ trương phát triển du lịch, dịch vụ của tỉnh, các hộ gia đình người Lự ở bản Thẳm (xã Bản Hon, huyện Tam Đường) đã biết đầu tư làm du lịch.
Lối vào bản thẳm.
Chỉ với diện tích hơn 15ha, những năm gần đây, bản Thẳm đã được đầu tư để trở thành một vùng đất tuyệt đẹp, hấp dẫn, điểm nhấn là những vườn hoa đủ sắc màu, được trồng và chăm chút tỉ mẩn.
Đến với bản Thẳm, du khách thỏa thích ngắm những vườn hoa, đủ các loài hoa được trồng theo mùa trong năm. Dường như ở đây, quanh năm mùa nào cũng có hoa khoe sắc, với đủ các loại như: dừa cạn, tường vi, ngọc thảo, thu hải đường, cẩm chướng,…
Video đang HOT
Du khách thích thú check-in cùng với hoa tại bản Thẳm.
Đồng thời, du khách còn được trải nghiệm những nét văn hóa, độc đáo của đồng bào dân tộc Lự, với nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo như: kiến trúc, trang phục, ẩm thực và các lễ hội… góp phần làm đa dạng bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Thung lũng hoa ở bản Thẳm.
Trang phục của người Lự được làm thủ công từ đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ. Người phụ nữ Lự mặc áo chàm xẻ ngực, được buộc thắt bởi những dây tua sặc sỡ. Váy chàm thêu móc đơn giản để thuận tiện trong công việc. Váy được thiết kế hai lớp với hoa văn 3 tầng trang trí đẹp mắt để mặc vào những dịp lễ tết, hội hè. Cùng với trang phục là các loại trang sức làm từ bạc, nhôm, đồng, hoặc chỉ chàm… Nam giới người Lự mặc quần áo nhuộm chàm đen, áo cánh kiểu xẻ ngực cài cúc tết dây vải, có hai túi ở hai vạt áo. Trước đây, nam giới Lự đội khăn đen gấp nếp cuốn nhiều vòng, nhưng giờ đây họ ít khi đội khăn.
Đến bản Thẳm, du khách sẽ được thưởng thức món xôi ngũ sắc – tượng trưng cho âm dương ngũ hành, cho tình đoàn kết của cộng đồng dân tộc của người Lự.
Bên cạnh nét độc đáo trong trang phục, nét văn hóa ẩm thực của người Lự với nhiều món ăn ngon và độc đáo, được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm, nhưng lại có hương vị riêng biệt. Nổi tiếng là các món “xà sủm” (thịt nạc băm cùng các gia vị hấp chín), món ăn từ cá: “Pa pỉnh” (cá nướng), “Pa ép” (cá vùi tro); một số loại bánh được chế biến từ bột nếp, bột ngô mang những hương vị đặc trưng riêng. Rượu cần, rượu nếp, rượu ngô… của người Lự có mùi thơm, nồng, không quá cay, rất dễ uống. Trong các dịp lễ hội, người Lự thường mời nhau uống rượu để thể hiện sự hiếu khách, sự gần gũi, quý mến.
Du khách cùng dân bản hòa mình vào không gian của những điệu xòe thắm tình đoàn kết.
Đến với bản Thẳm, du khách còn được thưởng thức các món ăn độc đáo do người dân địa phương chế biến: lợn cắp nách, cá nướng, gà bản, xôi ngũ sắc, các loại rau rừng, các loại củ, hoa quả được trồng tại bản… và có thể mua các sản vật nông sản địa phương, mua sắm những đồ thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc: thổ cẩm, váy áo, túi xách… ngoài ra, du khách còn được giao lưu, trải nghiệm cuộc sống, thưởng thức không gian văn hóa của dân tộc Lự, chắc chắn sẽ mang lại sự hài lòng cho du khách.
Đến bản Thẳm, du khách được thưởng thức những món ăn độc đáo do người dân địa phương chế biến.
Cùng với đó, người Lự còn lưu giữ nhiều loại hình văn hóa phi vật thể khác như các lễ hội, kiến trúc, nghề truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian… Các lễ hội của người Lự thường diễn ra vào những dịp quan trọng trong năm. Đồng bào dân tộc Lự còn bảo tồn các tín ngưỡng, nghi lễ trong thờ thần Rừng.
Du khách và dân bản cùng chung điệu xòe trong đêm lửa trại.
Tiêu biểu là Lễ cúng rừng được tổ chức vào tháng 3 và tháng 6 âm lịch để cầu mong các vị thần linh che chở cho bản làng, nhà nhà được ấm no, vật nuôi phát triển. Lễ hội là dịp để người Lự thể hiện tình cảm, lòng biết ơn, sự tôn kính đối với tổ tiên, thần linh, thiên nhiên…
Ở bản Thẳm, dường như mùa nào cũng có hoa khoe sắc.
Theo phong tục của người Lự, những đôi yêu nhau khi muốn đến với nhau thì buộc sợi chỉ đỏ vào tay. Họ quan niệm, sợi dây sẽ cột chặt đôi trai gái, nên duyên vợ chồng, cuộc sống vợ chồng bền chặt… Chính vì vậy, nhiều cặp đôi yêu nhau đến với bản Thẳm để được buộc vào tay nhau những sợi chỉ đỏ, ước mong một tình yêu bền chặt.
Dịch vụ homestay tại bản Thẳm với đầy đủ tiện nghi dành cho du khách.
Với không gian thơ mộng, thiên nhiên trong lành, cỏ cây hoa lá cùng với nhiều nét văn hóa độc đáo của người Lự, dịch vụ nghỉ dưỡng chu đáo, hấp dẫn… chắc chắn sẽ làm hài lòng du khách mỗi khi đến với bản Thẳm.
Non nước Cao Bằng qua những bộ phim truyền hình
Non nước Cao Bằng không chỉ được thiên nhiên ưu ái với cảnh quan hùng vĩ mà còn lưu giữ một kho tàng văn hóa, tín ngưỡng phong phú đầy màu sắc.
Với những lợi thế đó, nhiều bộ phim truyền hình đã lựa chọn Cao Bằng làm bối cảnh chính, mang vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa của nơi đây đến với khán giả cả nước. Từ đó hình ảnh vùng đất, con người Cao Bằng được quảng bá rộng rãi, thúc đẩy du lịch, dịch vụ phát triển.
Non nước Cao Bằng trong chương trình truyền hình trải nghiệm thực tế "2 ngày 1 đêm" do Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và công ty Đông Tây Promotion phối hợp thực hiện.
Một trong những bộ phim nổi bật thời gian gần đây "Đi giữa trời rực rỡ" của đạo diễn Đỗ Thanh Sơn. Bộ phim kể về Pu - cô gái trẻ người Dao mang trong mình ước mơ, hoài bão được đi học đại học và sau này trở về bản làng để góp sức xây dựng quê hương. Bối cảnh thiên nhiên tại vùng núi rừng Nguyên Bình chiếm phần lớn trong các tập đầu bộ phim, đưa người xem đến với những cảnh quay đầy cảm hứng, nơi những dãy núi trùng điệp, trải dài bất tận như vẽ lên bầu trời. Những con đèo uốn lượn vắt qua các thung lũng sâu thẳm, nơi mây trời quyện với nước non hoặc những đồng lúa chín, từng thửa ruộng bậc thang như bước lên đến trời xanh. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên hoàn mỹ, khiến không ít người xem muốn đến để khám phá, trải nghiệm non nước Cao Bằng.
Non nước Cao Bằng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ trong bộ phim Đi giữa trời rực rỡ.
Bộ phim "Đèn âm hồn" của đạo diễn Hoàng Nam khởi quay tại huyện Trùng Khánh trong tháng 8/2024 và dự kiến công chiếu trên toàn quốc vào đầu năm 2025. Bộ phim tôn vinh nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc trong thế kỷ XIX, phát triển từ tích sử truyện "Người con gái Nam Xương", lấy bối cảnh tại các địa danh nổi tiếng như thác Cò Là, Mắt Thần núi, rừng dẻ cổ thụ, rừng trúc và nhiều địa danh khác. Những thước phim miêu tả cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ với câu chuyện về văn hóa tín ngưỡng của các dân tộc vùng cao đã tạo nên một không gian huyền bí, cổ kính, trở thành nền tảng hoàn hảo cho những câu chuyện cổ trang đầy màu sắc, đồng thời tôn vinh nét đẹp truyền thống của dân tộc trong thế kỷ XIX.
Thác Cò Là (Trùng Khánh) tuyệt đẹp là bối cảnh trong phim "Đèn âm hồn".
Phim "Kiều" của đạo diễn Mai Thu Huyền lựa chọn Cao Bằng làm điểm khởi quay. Bối cảnh hùng vĩ và hoang sơ của những vùng đất chưa từng xuất hiện trên màn ảnh được đoàn phim tận dụng để tạo nên những thước phim cổ trang đầy chất thẩm mỹ. Không chỉ mang tính chất hoài niệm về văn hóa mà còn thể hiện vẻ đẹp tự nhiên nguyên bản của vùng đất này. Nói về những cảnh quay tại Cao Bằng, đạo diễn Mai Thu Huyền tiết lộ, cô rất tâm đắc với bối cảnh hoang sơ, hùng vĩ của Cao Bằng, đảm bảo cho các cảnh phim cổ trang đầy tính thẩm mỹ.
Những bản làng yên bình ẩn mình giữa miền núi non hùng vĩ của Cao Bằng không chỉ mang đến cảm giác bình yên mà còn là nơi mà tâm hồn được chữa lành. Những làn gió dịu nhẹ khẽ lướt qua mang theo hơi thở của đất trời. Trước mắt là những cánh đồng bát ngát trải dài, mênh mông như hòa quyện với trời xanh, cùng những dãy núi trùng điệp in bóng trên mặt hồ yên ả. Đó không chỉ là những cảnh quay đẹp trong thước phim truyền hình mà thực tế đang tồn tại ở Cao Bằng, nơi con người và thiên nhiên cùng giao thoa trong sự thanh bình, gợi lên cảm giác thư thái, an nhiên khó nơi nào có được.
Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên, non nước Cao Bằng qua các bộ phim truyền hình còn mang đến cho khán giả cái nhìn sâu sắc về văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc với những phong tục, tín ngưỡng được thể hiện rõ nét trong từng khung hình. Bộ phim "Đi giữa trời rực rỡ" đã tái hiện cuộc sống chân thực của người Dao Đỏ với những lễ hội, nghi lễ tâm linh truyền thống như lễ cưới, lễ cúng, lễ hội mùa màng, đời sống sinh hoạt của đồng bào vùng cao với bản tính chân chất, thật thà... Những cảnh quay tuyệt đẹp cùng các câu chuyện văn hóa kích thích sự tò mò và khám phá của du khách trong và ngoài nước.
Du lịch Cao Bằng không chỉ khám phá thiên nhiên mà còn là hành trình trải nghiệm văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Với sự hỗ trợ của ngành công nghiệp điện ảnh, Cao Bằng ngày càng nổi tiếng hơn trên bản đồ du lịch Việt Nam, đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế địa phương.
Trải nghiệm vịnh 'chữa lành' ẩn giấu giữa núi rừng Tây Bắc Vịnh Pá Khôm nằm ở xã Pha Mu, cách trung tâm huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu) khoảng 30km. Nơi đây có cảnh sắc thiên nhiên kỳ vĩ, nguyên sơ phù hợp đi du lịch 'chữa lành'. Vịnh Pá Khôm được hình thành sau khi hồ thủy điện Bản Chát tích nước và đi vào hoạt động từ năm 2015. Sự kết hợp...