Đến bản làng độc nhất vô nhị, du khách lạc vào chốn bình yên
Dạo bước trong không gian tràn ngập cây xanh, ngắm những ngôi nhà sàn cổ, cảm nhận cuộc sống ‘ăn chung nồi, tiền chung túi’ ở làng Thái Hải, nơi được mệnh danh là bản làng cổ tích của người Tày, du khách không chỉ được đắm chìm trong khung cảnh thơ mộng mà còn được trở về chốn bình yên, kiếm tìm hạnh phúc.
Trên con đường rợp bóng cây xanh dẫn vào làng Thái Hải, chị Ma Thị Hoa, hướng dẫn viên dẫn khách tới giếng nước đầu làng, tự tay múc từng gáo nước trong lành để khách rửa tay, gột rửa bụi đường xa.
Giếng làng có mạch nước trong vắt, xung quanh xếp đá cuội, là nơi hội tụ sinh khí của trời đất. Người dân trong làng tâm niệm rằng, được gột rửa bằng nước giếng làng tâm hồn sẽ thanh tịnh, bình yên.
Tiếp đến chị Hoa lại dẫn khách tới chiếc mõ làng có tuổi đời bằng chính tuổi làng để gõ những tiếng chuông báo hiệu “khách quý” đến chơi nhà. Vừa đi chị Hoa vừa giới thiệu cho du khách về ngôi làng đặc biệt này.
Ngôi làng cổ tích của người Tày bình yên trong nắng sớm.
Tiếng chuông báo hiệu khách quý đến chơi nhà.
Làng có tên gọi đầy đủ là Khu bảo tồn Làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải, hay còn được gọi với những cái tên thân thương như bản làng Thái Hải, bản làng cổ tích, bản làng độc nhất vô nhị.
Làng nằm tại xóm Cường, xã Thịnh Đức, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, thành lập năm 2003 rộng gần 70ha. Điểm đặc biệt của ngôi làng không chỉ là không gian xanh mát, ngập tràn cây xanh mà đây còn là nơi lưu giữ lưu giữ 30 ngôi nhà sàn cổ của dân tộc Tày, cũng như là nơi bảo tồn văn hóa của người dân tộc Tày.
Không gian ngập tràn cây xanh ở làng Thái Hải
Theo giới thiệu của hướng dẫn viên Ma Thị Hoa, 30 ngôi nhà sàn truyền thống của dân tộc Tày đều được chuyển về từ vùng đất cách mạng ATK Định Hóa, có tuổi đời từ vài chục đến gần 100 năm. Mỗi nhà sàn cổ ở đây lại có một chức năng, nhiệm vụ riêng. Nhà thuốc là nơi gìn giữ thuốc nam gia truyền có trách nhiệm bảo tồn, thu hái, bảo quản, cung cấp những bài thuốc để chữa bệnh cho người làng, cả du khách muốn mua thuốc gia truyền của bản. Nhà rượu nấu rượu, bảo tồn rượu dân tộc. Nhà đan lát làm ra những đồ gia dụng bằng tre, nứa để làng dùng và bán cho du khách. Nhà làm bánh là nơi làm các loại bánh truyền thống như bánh chưng, bánh gai, chè lam của bà con dân tộc Tày…
Thăm nhà rượu truyền thống và xem bà mế nấu rượu trên bếp lửa sàn.
Thăm nhà làm bánh và tìm hiểu công thức làm bánh truyền thống.
Trải nghiệm ở nhà thuốc cùng bà mế và hướng dẫn viên Ma Thị Hoa.
Du khách đến tham quan, bà con dân bản đón tiếp giống như là đón người thân về nhà. Đến mỗi nhà, khách được thưởng thức đặc sản vừa được nghe giới thiệu về tập tục sinh hoạt của bà con dân tộc Tày.
Khách đến tham quan vừa thưởng thứ đặc sản vừa tìm hiểu phong tục tập quán và nét văn hóa của bà con dân tộc Tày.
Không chỉ ấn tượng về không gian văn hóa độc đáo, du khách đến làng Thái Hải còn vô cùng ngạc nhiên bởi khung cảnh bình yên toát lên từ chính bà con sinh sống tại làng.
Video đang HOT
Anh Nguyễn Quang Tuấn, phó làng Thái Hải cho biết, hiện làng có 151 người với 3 thế hệ và là ngôi làng khác biệt, độc nhất vô nhị bởi mọi người ở đây sống gắn bó với nhau cùng ăn cơm chung, cùng tiêu chung túi tiền. Anh Quang Tuấn giải thích, ở làng từ việc to như làm lễ, dựng nhà, trồng cây, đến các việc hàng ngày như nấu riệu, đồ xôi, làm đồ ăn tiếp khách phương xa,… người dân làng Thái Hải đều phân công và cùng nhau thực hiện. Mọi khoản thu đều được chuyển về quỹ chung của làng, từ đó trang trải cho trẻ con đi học, lo cho trai gái đến tuổi dựng vợ gả chồng, lo cho cuộc sống của dân làng. Hàng ngày người dân chia nhau đi làm, khỏe thì đi, mệt thì nghỉ, ngày ba bữa, cả làng lại quay về nhà ăn tập thể cùng ăn chung, trò chuyện…
Bà con nơi đây, cùng làm, cùng ăn chung, tiêu chung túi tiền.
“Một ngày mới bắt đầu nơi bản làng với tiếng mõ báo hiệu bình minh, bên trong nếp nhà sàn, bà các mế lục đục cời bếp, thổi lửa, đàn ông mài dao chuẩn bị cho một ngày lao động; chị em ra giếng làng gánh nước chuẩn bị nấu cơm. Từ lâu lắm rồi, cuộc sống cứ thế yên bình trôi qua nơi mảnh đất này” phó làng Thái Hải chia sẻ.
Trẻ con sau khi đi học về vui vẻ đến nhà ăn tập thể.
Món ăn đẹp mắt gợi nhắc ẩm thực truyền thống.
Chị Nguyễn Phương Trang, phố Huế, Hà Nội cho biết, chị và gia đình vừa có chuyến đến làng Thái Hải vào những ngày đầu tháng 10. Không gian xanh mát và thơ mộng là cảm nhận đầu tiên của chị Phương Trang khi đặt chân đến làng Thái Hải.
Nụ cười bình yên nơi đây khiến du khách như được trở về chốn bình yên.
Đặc biệt, chị Phương Trang cho biết, chị ngạc nhiên khi biết được còn có 1 nơi mà người dân cùng nhau kiếm tiền, cùng tiêu chung. Gương mặt ai cũng ánh nên sự hạnh phúc và mãn nguyện với cuộc sống. Chị Trang chia sẻ: “Đến đây, tôi được hòa mình vào không gian thiên nhiên xanh đậm chất bản xứ, được tìm hiểu những phong tục tập quán của người dân tộc Tày, được thưởng thức những món ăn ẩm thực truyền thống và cảm nhận sự hạnh phúc của người dân nơi đây. Cảm giác thú vị và bình yên”.
Dừng chân 'chữa lành' bên bản làng nhỏ xinh
Trong bản làng nhỏ xinh, các nhà dân xung quanh trồng khóm hoa đủ sắc màu tỏa ra hương thơm, mang đến nguồn năng lượng dồi dào cho du khách.
Người dân thân thiện cùng những món ăn ngon và dịch vụ chất lượng càng khiến cho chuyến đi 'chữa lành' của du khách trở nên nhẹ nhàng, bình yên.
Sì Thầu Chải mang trong mình nét đẹp yên bình
Là một bản làng nhỏ thuộc xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, Sì Thâu Chải được nhiều du khách biết đến và yêu thích với vẻ đẹp hoang sơ, yên bình của chốn núi rừng Tây Bắc.
Khung cảnh yên bình.
Đặt chân đến Sì Thâu Chải, du khách thập phương có dịp được khám phá cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, được trải nghiệm những nét văn hóa đặc sắc của người Dao thông qua các lễ hội, phong tục và hoạt động thường ngày.
Nơi đây còn là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích du lịch sinh thái, "chữa lành" tâm hồn cũng như muốn tìm hiểu đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao.
Có sở thích tìm về với những nơi nguyên sơ, mộc mạc, giản dị và không bị thương mại hóa, cô bạn Hà Anh đã đến với bản làng nhỏ xinh mang tên Sì Thâu Chải để thư giãn, nghỉ ngơi và "chữa lành" tâm hồn.
"Ở Sì Thâu Chải mang trong mình nét đẹp yên bình. Mình muốn tìm đến một địa điểm vui chơi và healing dân dã, không quá thương mại hóa và quan trọng là vẫn giữ được nét mộc mạc. Sì Thâu Chải là nơi thú vị để mang đến cho mình những phút giây an nhiên", cô bạn người Hải Phòng bày tỏ.
View ngắm cảnh tuyệt đẹp.
Theo nữ du khách này, mặc dù thời tiết không thuận lợi vì đang trong mùa mưa, nhưng Sì Thâu Chải có nhiều cảnh đẹp, nguyên sơ và thời tiết dễ chịu. Đồ ăn có giá thành rẻ. Các bạn chủ yếu được thưởng thức đồ ăn tại Homestay A Giàng khi được anh chị chủ nhà nấu ăn ngon và nhiệt tình. Người dân vô cùng dễ thương và thân thiện.
"Mình ăn ở homestay A Giàng, tưởng không ngon mà ngon không tưởng. Mình được ăn sáng với món mì tôm rau trứng ngon lành nóng hổi chỉ 20 nghìn đồng/bát. Bữa cơm tối ngày đầu cho 5 người là 600 nghìn đồng với đủ mỹ vị cơm, canh, cá, thịt đầy đủ no căng cho 5 người mà ăn còn không hết. Bữa lẩu ngày hai với nồi lẩu gà ta tươi rói giá cũng chỉ 650 nghìn đồng cho 5 người, cùng topping rau rất đa dạng...", Hà Anh nhớ lại.
Cả chuyến đi này, ở địa điểm nào cô nàng cũng thấy xứng đáng để dành thời gian tham quan, trải nghiệm. Cô nàng ấn tượng nhất vẫn là thềm cỏ trước homestay A Giàng và các địa điểm quanh bản Sì Thâu Chải. Thác Tác Tình từ xa nhìn rất hùng vĩ, đồi chè Than Uyên bao quanh chụp ảnh rất giống "Thụy Sĩ thu nhỏ" cũng thực sự đáng để dừng chân nghỉ ngơi, thư giãn.
Khám phá bản làng nhỏ xinh ở Lai Châu
Nhớ lại thời điểm trước chuyến tham quan 2 ngày 2 đêm ở Sì Thâu Chải, cô bạn gen Z này thấy trên nền tảng mạng xã hội video rần rần những hình ảnh về bản làng này. Do đó, cô nàng quyết tâm dành thời gian để "đu trend" được trải nghiệm cảm giác "chữa lành" ở bản làng nhỏ xinh của Lai Châu.
Thiên nhiên yên bình.
Đang làm việc ở Thủ đô Hà Nội, Hà Anh cùng bạn bè đi xe giường nằm đến với bản làng và lưu trú ở A Giàng Homestay.
"Homestay này đang viral vì có mặt tiền view triệu đô, có thể ngắm cảnh trọn vẹn được vẻ đẹp thiên nhiên. Lần đầu được ở đây, chúng mình hết sức hài lòng. Chúng mình đi 5 người ở phòng cộng đồng giá chỉ 110 nghìn đồng/người/đêm. Đặc biệt, dù chúng mình check-in và check-out đều quá giờ quy định nhưng lúc tính tiền, giá vẫn chỉ 110 nghìn đồng/người càng khiến chúng mình bất ngờ", Hà Anh chia sẻ.
Homestay A Giàng cũng là nơi khiến chuyến đi của các bạn được "chữa lành" hơn nhiều vì dịch vụ quá tốt, lại còn được ăn ngon, ngủ ấm. Trong bản nhỏ xinh, các nhà dân xung quanh còn trồng khóm hoa đủ sắc màu tỏa ra hương thơm, mang đến nguồn năng lượng dồi dào cho du khách. Sì Thâu Chải ở trên cao vào mùa mây cũng sẽ săn mây được xịn sò như ở "thiên đường mây" Tà Xùa.
Vì thời tiết nắng mưa nên các bạn này chỉ có 1 ngày để đi chơi ở các điểm đến, còn lại dành thời gian ở homestay nghỉ ngơi trong điều kiện mưa to, sương mù... "Dù không được đi nhiều nhưng vui chơi ở homestay cùng các bạn để ngắm mây cũng khiến mình vui vẻ rồi", Hà Anh nói.
Cuộc sống bình dị.
Hà Anh cùng các bạn đã đến các địa điểm hấp dẫn quanh Sì Thâu Chải với bán kính 30km. Cô nàng đã có khoảng thời gian ý nghĩa ở đồi chè Tân Uyên. Đợt này chè thu hoạch hết nhưng view rộng, chụp ảnh xung quanh nhìn rất thích mắt.
Các du khách còn tìm đến Guồng nước Nà Khương - Bản Bo. Cùng tuyến với đồi chè, quanh bản trồng nhiều lúa kiểu ruộng bậc thang mini trông rất dễ thương. Tuy nhiên, khi Hà Anh đến nơi, người dân bảo guồng nước bị nước cuốn đi rồi. Ở khu vực này có nhà ở đầu cầu cho để xe có view hướng ra suối rất xinh xắn.
Mọi người còn thấy thác Tác Tình nằm ngay giữa lưng bản. Trong khi đi về trong điều kiện trời mưa, cô nàng cùng các bạn đã bỏ qua và tính để dành tới hôm sau đi thác. Thế nhưng, hôm sau có mây mù, mưa kín lối nên họ chưa đi được. May mắn là trước đó, các bạn đã dừng lại để chụp cảnh thác từ xa cùng nguồn chảy của thác trông chill chill.
Du khách lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ.
Tổng kết chuyến đi này, Hà Anh cho hay, chỉ với 1,5 triệu đồng/người cho chuyến đi 2 ngày 2 đêm đầy mãn nhãn về mặt tinh thần lẫn cảm xúc. Vào mùa này, thời tiết ở Sì Thâu Chải sẽ nắng mưa thất thường, đường đến bản có nhiều đoạn cua dốc nhưng đường lát xi măng đẹp nên du khách đỡ lo hẳn...
Khép lại hành trình ở Sì Thâu Chải, các du khách đã nạp cho mình nguồn năng lượng tích cực, tiếp thêm động lực lớn lao để tiếp tục bước ra ngoài kia với bộn bề mưu sinh. Những phút giây nhớ lại những ngày ở bản làng nhỏ xinh này, các bạn như được "tưới tắm" nguồn sống dồi dào để có sức mạnh tinh thần vươn mình mạnh mẽ trên con đường phía trước.
Những góc ảnh mộc mạc, nên thơ.
Du khách được hòa mình vào bầu không khí trong trẻo.
Những phút giây đời thường.
Ghi lại những vẻ đẹp bình dị.
Mây bồng bềnh trôi...
Bản làng nhỏ xinh.
Các du khách đến bản làng ở Lai Châu.
Cô bạn có những phút giây thư thái tâm hồn.
Đồi chè rộng lớn.
Du khách bắt gặp những nét đẹp đời thường.
Khoảng thời gian thú vị ở bản làng.
Cảnh vật nguyên sơ, bình yên.
Chuyến du lịch "chữa lành" trọn vẹn...
7 bản làng bình yên níu chân du khách ở Sa Pa Trong hành trình du lịch Sa Pa, du khách hãy dành thời gian ghé thăm bản làng trong thung lũng Mường Hoa xinh đẹp. Một số bản làng xa xôi hơn để du khách khám phá ở Sa Pa phải kể đến bản Nậm Cang, Nậm Than, Nậm Nhìu... Ảnh: Thùy Dương Bản Cát Cát Bản Cát Cát nép mình dưới chân núi...