Đền Bà Chúa Kho vắng vẻ lạ thường những ngày cuối năm
Mặc dù đang trong những ngày cận Tết, là thời điểm hàng vạn “con nợ” tới hẹn trả nợ Bà Chúa Kho, nhưng đền Bà Chúa Kho tại Bắc Ninh lại vắng vẻ, thông thoáng lạ thường.
Trước đây, theo quan niệm truyền thống “đầu năm đi vay, cuối năm trả nợ”, cứ vào thời điểm này hàng năm, hàng vạn người dân cả nước bắt đầu đổ xô về đền Bà Chúa Kho để “trả nợ”, tạ lễ, xin lộc. Do lượng du khách kéo về quá đông gây nên tình trạng mất an ninh trật tự trên địa bàn, lộn xộn, chen chúc…
Những ngày cuối năm nay, có mặt tại đền Bà Chúa Kho, PV Dân trí rất bất ngờ trước cảnh đìu hiu, vắng vẻ hiếm có tại đây. Những hàng quán ế ẩm, lác đác người mua, thi thoảng mới có một nhóm khách đến hành lễ và ghé thăm, những điểm trông giữ xe thưa thớt người ra vào.
Khách đến “trả nợ” không còn được xôm tụ như mọi năm, những đồ cúng trên mâm khách cũng giản đơn, không còn những mâm lễ xa xỉ bạc triệu như thường thấy. Những sạp, quán viết sớ, sắm lễ thuê bên đường dọc đường từ Suối Hoa vào đến cổng đền Bà Chúa vẫn đều khá vắng khách. Mặc sức những chủ hàng tha thiết mời chào nhưng khách thập phương vẫn không mấy mặn mà ghé thăm.
Theo những người dân chuyên làm dịch vụ sắm lễ quanh khu vực đền, hiện tượng vắng khách như thời điểm này là điều rất hiếm khi xảy ra. Du khách đến đây không còn sợ cảnh chen chúc, mất an ninh trật tự, trộm cắp nữa mà có thể thoải mái đi lại, làm lễ trong khuôn viên của đền. Dù vắng khách nhưng lò đốt vàng mã tại đền vẫn luôn đỏ lửa.
Tổ an ninh của Ban quản lý di tích tại đền Bà Chúa Kho vẫn thường xuyên đi tuần, túc trực khu vực xung quanh đền để đảm bảo an ninh trật tự. Do làm tốt công tác tuyên truyền trên loa truyền thanh nên hiện tượng khấn thuê, chèo kéo khách đã hạn chế rất nhiều.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Ảnh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh cho biết: Hàng năm, việc đốt vàng mã tại đền Bà Chúa Kho đã gây ra tình trạng lãng phí rất lớn cho xã hội. Gần đây, nhà đền đã cử người vận động tuyên truyền du khách không mang vàng mã ra lò đốt mà cung tiến vào kho để phân tán lộc cho du khách.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Ảnh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh.
“Trước mùa lễ hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với chính quyền địa phương đã tổ chức họp, gặp gỡ các chủ kinh doanh để tuyên truyền vận động, đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực trước cửa đền. Mặc dù vậy, hiện tượng đốt vàng mã của người dân vẫn còn tồn tại, các điểm đổi tiền lẻ vẫn hoạt động công khai dù Nhà nước đã có Nghị định về việc xử phạt hành vi đổi tiền lẻ”, ông Ảnh cho biết.
Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh cũng cho biết, địa phương cũng đã có công văn chỉ đạo tới các huyện thị, thành phố về việc cấm đổi tiền lẻ ở các lễ hội, đền, khi phát hiện cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Những hình ảnh PV Dân trí vừa ghi nhận tại đền Bà Chúa Kho, Bắc Ninh.
Cảnh vắng vẻ hiếm thấy tại đền Bà Chúa Kho những ngày cận Tết.
Theo những người dân địa phương, vắng khách đi lễ như vậy là điều hiếm thấy.
Lò hóa vàng tại đền Bà Chúa luôn đỏ lửa.
Mặc dù có quy định cấm và xử phạt nhưng các điểm đổi tiền lẻ vẫn hoạt động công khai.
Đoàn Cường
Theo Dantri
Cụ ông 101 tuổi hết hạn tìm kiếm "kho báu" ở núi Tàu
Đến nay dù đã cho phép sử dụng phương pháp nổ mìn phá đá, nhưng việc tìm kiếm vẫn chưa có kết quả. Ngày 31/12/2014 là thời hạn cuối cùng UBND tỉnh Bình Thuận cho phép ông Trần Văn Tiệp tìm kiếm "kho báu" tại núi Tàu.
Chiều 30/12, ông Nguyễn Ngọc Hạnh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận cho biết, đơn vị đã báo cáo UBND tỉnh Bình Thuận về việc thăm dò "kho báu" ở núi Tàu của ông Trần Văn Tiệp.
Khoan thăm dò "kho báu" ở núi Tàu (Ảnh: Người lao động)
Núi Tàu ở huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, được ông Trần Văn Tiệp (101 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng đây là nơi chứa 4.000 tấn vàng do quân đội nước Nhật chôn giấu trong chiến tranh thế giới thứ hai. Ông Tiệp đã tiến hành hàng chục đợt thăm dò tìm tài sản nghi bị chôn giấu ở núi Tàu suốt nhiều năm qua. Tuy nhiên, dù đã sử dụng rất nhiều thiết bị hiện đại để đo đạc địa chất, tìm kiếm hang ngầm chứa tài sản và khoan sâu gần 50m, nhưng đến nay "kho báu" vẫn chưa được tìm thấy, trong khi những đợt đào bới đã gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường xung quanh.
Từ tháng 10/2011 đến tháng 12/2013, ông Tiệp đã được UBND tỉnh Bình Thuận cấp phép khai thác thăm dò kho báu và nhiều lần gia hạn, nhưng việc tìm kiếm vẫn không mang lại kết quả. Sau đó, UBND tỉnh Bình Thuận đã gia hạn cho ông Tiệp thêm 1 năm từ ngày 1/1/2014 đến ngày 31/12/2014. Lần này, UBND tỉnh cho phép khoan thăm dò và tiến hành nổ mìn để tìm tài sản nghi bị chôn giấu ở núi Tàu. UBND tỉnh Bình Thuận cũng buộc ông Tiệp phải ký quỹ hoàn thổ môi trường 500 triệu đồng tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Bình Thuận trước khi tiến hành. Tính đến ngày 23/12/2014, bên thực hiện phương án thăm dò tài sản nghi bị chôn giấu tại núi Tàu đã tiến hành 7 đợt nổ mìn với 372 mũi khoan.
Ông Nguyễn Ngọc Hạnh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận cũng cho biết: Lực lượng chức năng nhận thấy trong suốt quá trình nổ mìn 7 đợt trong năm 2014, không có một dấu hiệu nào cho thấy có tài sản nghi bị chôn giấu ở núi Tàu, mặc dù các đơn vị được ông Trần Văn Tiệp thuê đào đất đã khoan và nổ mìn theo phương pháp hiện đại.
Hiện việc thăm dò tìm kiếm tài sản nghi bị chôn giấu tại núi Tàu đã tạm dừng. UBND tỉnh Bình Thuận cũng đang xem xét sẽ chấm dứt hay tiếp tục cho phép thăm dò tìm kiếm tại núi Tàu.
Nguyễn Thanh
Theo TTXVN
Đổi tiền lẻ dịp giáp Tết: Chợ đen giá "cắt cổ" Bất chấp quy định về việc xử phạt hành vi đổi tiền lẻ nhưng tại một số địa điểm trên địa bàn Hà Nội, dịch vụ kinh doanh đổi tiền lẻ vẫn lén lút hoạt động. Điều đáng nói, tỷ lệ tiền chênh lệch tăng chóng mặt từng ngày. Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, tại cổng Phủ Tây Hồ, nơi...