Đêm “xoã bạc” bên kia biên giới
Các “con mồi” nông dân trong vòng vây bạch tuộc.
Sau đêm “ xoã bạc” mới thấy những con bạc có “chết” cũng đáng kiếp. Chúng tôi đã đến những nơi mà các sòng bạc, trường gà thực sự là con bạch tuộc vươn chiếc vòi qua biên giới hút máu dân nghèo.
Tiền mình đốt mình
Từ casino 333 (cửa khẩu Bình Hiệp, huyện Mộc Hóa, Long An) chúng tôi đi thêm 20km về “Lộ Mới” (đường Xuyên Á hướng về TP. SrayVieng) mới đến quán Sầu Riêng 2, nơi có đêm “xoã bạc”.
Sau này chúng tôi mới biết, hệ thống quán Sầu Riêng phục vụ thượng đế từ A tới Z cũng do người Việt quản lý, chủ yếu phục vụ cho dân cờ bạc Việt Nam dọc biên giới.
Vào quán, Cường oang oang: “Hưng này là “ní” (bạn thân – PV) của anh đó. Chết hai quả trước, đến lần này, tiền ăn “nổ diều” luôn. Gần 300 chai (triệu đồng) lận”.
Tôi hỏi vội: “Như em được vay hết cỡ là bao nhiêu?” – Cường cười: “Không biết! Em cứ cho địa chỉ nhà bọn anh mới định giá được chớ”. Tôi nói lảng: “Cho vay mà cứ như xác minh lý lịch ấy nhỉ?”. Nghe xong câu đùa, Cường bật cười hô hố.
Chỗ chúng tôi ngồi mới chỉ là chỗ nhậu chơi. Mấy em phục vụ ngồi kề bên, thấy đứa nào bắt mắt thì dắt ngay vào mấy phòng gần đấy để “vui vẻ”. Có cả mấy phòng đóng kín rung bần bật nhạc sàn dành cho dân “bay”. “Xong” việc, rã thuốc lại mò ra ăn nhậu…
Nghe chuyện, mới biết Hưng là dạng “có tâm với nghề”. Hai lần trước, một lần nợ 50 triệu đồng, một lần 80 triệu đồng, gia đình phải sang chuộc về, sang lần này, không ngờ ăn đậm. Mấy thằng cô hồn ăn theo kia là bạn mới quen bên này của Hưng, sang đây đánh bạc hết tiền, không đủ gan vay tiền vì sợ bị cắt tai, Hưng thương tình rủ đi ăn chơi cho biết mùi đời, bõ công vác tiền qua biên giới đánh bạc.
Nhìn 3 thằng đang hô hố cười, Cường bảo: “Mấy thằng này không kiếm tiền quay qua đây, tao cùi liền”. Vào đại một phòng cho biết, hai phút sau tôi phải quay ra, nhạc chối tai, sặc sụa mùi phấn son lộng óc. Ra nhậu một hồi, Hưng cứ đờ ra vì phê thuốc: “Anh Hai ở lại đây chơi, thoải mái đi, tiền nong nhằm nhò gì, hết lại có mà anh Hai. Khi nào hết cờ bạc mới hết tiền xài anh ơi”.
Mấy lon bia ABC màu nâu như nước tương làm đầu tôi hơi choáng váng, tôi giục Cường về. Trên đường đi Cường cười bảo: “Đánh bài ăn hoài đi nữa nhưng ăn chơi kiểu ấy khác gì tiền mình đốt mình, rồi cũng te tua như xơ mướp!”. Quay lại sòng 333 giữa khuya, tôi chơi thêm vài ván tài – xỉu rồi về nhà nghỉ ở thị trấn Mộc Hóa.
Sáng hôm sau ngồi cà phê ở một quán gần chân cầu Cá Rô, Cường cười ruồi: “Thoạt đầu anh tưởng mày là dân “điếm” bạc. Mà không phải dân cờ bạc thì qua đây làm gì?”.
Chẳng ngại ngần, tôi cũng nói rõ mục đích chuyến đi của mấy anh em chúng tôi kèm theo câu khách sáo: “Cũng như anh, như bọn cho vay lãi…, bọn em sang đây làm việc cũng vì đồng tiền thôi. Còn làm gì thì ông trời có mắt cả”.
Lòng tin được xác nhận, Cường hồ hởi: “Vậy cậu em thẳng thắn heng! Anh cũng nói cho nhanh là mấy thằng qua đây đánh bạc, có “chết” cũng không oan. Tại đây cờ bạc họ đánh cũng sòng phẳng lắm. Họ chỉ đứng ăn tiền “phế” thôi. Rồi anh sẽ chỉ cho chú chỗ mà bọn bạc “mục” (dân cờ bạc chơi bẩn, lấy lừa bịp làm chính) kiếm tiền của dân nghèo mình. Bọn nó bịp quá trời luôn!”.
Video đang HOT
Sáng hôm sau, chúng tôi chia tay “trung tâm cờ bạc”, nơi sự sòng phẳng được Nhà nước Campuchia bảo đảm để đến với một loạt các con bạch tuộc đang bám dọc biên giới Tây Nam để hút máu các làng quê xơ xác.
Riêng tôi, sự háo hức còn được hứa hẹn khi anh Cường trả lời về chuyện các con nợ bị chặt tay, cắt tai, lấy thận: “Trời đất! Sao đi tin mấy thằng cờ bạc được. Em cứ làm như vầy… như vầy… sẽ biết được hết chân tướng mấy vụ chặt tay, cắt chân đó”.
Khi trường gà biến tướng
Sau đêm “xoã bạc” dở hơi đó, anh em tôi đã thực sự “xoã bạc”, cởi mở hết lòng mình với nhau.
Dọc biên giới Tây Nam, bên đất Campuchia có tới hơn 40 trường đá gà hoạt động gần chục năm nay, phục vụ cho nông dân vùng sát biên. Tuy nhiên, thời gian gần đây các trường gà đều biến tướng, có thêm các loại hình cờ bạc khác: Tài – xỉu, quay bông vụ, thậm chí tổ chức đấu bóng chuyền ăn tiền.
Đá gà mất thời gian, nào thì chọn cặp, cân gà, bọc cựa, chạy “biển”… mất đến 30 phút. Tài – xỉu thì chỉ hơn phút là mở bát một lần. Đang vận “đỏ” thì nhanh phát tài. Thế nên bây giờ, nói sang trường đá gà, thực chất là đi đánh tài – xỉu.
Đi qua một số trường gà, riêng món tài – xỉu có thể nhận ra các chủ bạc đã bịp, thậm chí bịp trắng trợn, bịp “đập vào mặt”…
Còn đá gà thì vẫn quanh quẩn mấy bài bịp “cũ mà hiệu quả” dùng từ Nam chí Bắc. Với người hồi bé đã từng ôm gà đi theo các ông, các bác “đập sới” ở hầu khắp các hội làng vùng Kinh Bắc như tôi, điều ấy không khó nhận ra lắm.
Vẫn biết là bịp nhưng các “tay chơi” nông dân vẫn buộc phải chơi vì đó là cơ hội “đốt tiền” duy nhất của họ. Độc quyền luôn gây tác hại cho người tiêu dùng, dù bất cứ ngành nghề gì.
Theo Dân Việt
Máy bay mô hình - thú chơi 'tiền rơi vẫn sướng'
Hàng chục chiếc máy bay lơ lửng trên không trung, xoay lượn những vòng điệu nghệ. Tiếng động cơ nổ chói tai, lẫn vào đó là tiếng hò hét cổ vũ đầy phấn khích...
Đang biểu diễn "sung" trong tiếng hò reo phấn khích của mấy chục "người hâm mộ", bỗng chiếc máy bay mô hình của Dũng mất lái, chúi đầu, cắm thẳng xuống đất... hạ cánh. Một tiếng "xoảng" vang lên khô khốc, đám đông ồ lên tiếc nuối còn khổ chủ vội chạy lại kiểm tra "vết thương" của con cưng.
"Vứt đi rồi!", Dũng thở dài nhấc máy bay lên ngắm nghía, phần máy nứt toác, đầu máy bay bị dập nát còn hai hai cánh gãy làm đôi.
Muốn biết chơi là phải... đập
Mặc dù vẫn còn vẻ tiếc nuối nhưng khi được hỏi Dũng vẫn cười xòa, vẩy tay: "Mọi người vẫn nói vui muốn chơi trò này là phải... đập. Từ lúc học chơi, tập điều kiện, thậm chí chơi thạo, chuyện "đập" máy bay là thường. Mình chơi trò này hơn một năm thì... "vứt đi" cả chục cái rồi".
Cảnh khổ chủ đi nhặt "xác" máy bay như thế này không hiếm. Chính vì thế, thông thường người chơi thạo, sở hữu 4-5 mô hình khác nhau.
Dũng lý giải, sở dĩ như vậy bởi học chơi máy bay mô hình không hề dễ. Phải thường xuyên luyện tập từng bước một. Từ những kỹ thuật bay cơ bản nhất là lượn sau đó nâng lên từng cấp độ khó dần như xoay, bay nghiêng, bay vòng, bay ngửa, đứng yên hay kết hợp vừa nghiêng, vừa ngửa vừa xoay trên một đường thẳng...
"Tuy nhiên, để tập xong kỹ thuật bay cơ bản người "lập kỷ lục" học nhanh nhất cũng mất tháng rưỡi, còn thông thường là 2-3 tháng. Hơn nữa, đây cũng là thú chơi mang tính rủi ro cao. Nếu gió quá mạnh, hoặc bộ điều khiển bị nhiễu sóng là máy bay "rụng" như chơi. Mà cái "giống" này cứ đập xuống đất là mất tiền. Nhẹ thì chỉ phải thay vỏ, nặng thì đi đứt cả bộ máy luôn", Long nói.
Theo lời Long, với những máy bay tự chế, bộ vỏ "nhẹ tiền" nhất mất 200-300.000 nghìn đồng, máy 2-3 triệu đồng. Với những chiếc máy dạng lớn, nhập ngoại thì nặng tiền hơn, dao động từ 10-30 triệu đồng. Như vậy, nếu quy ra tiền, mỗi người từ lúc học cho đến khi có thể bay thạo đi tong khoảng 40 triệu đồng".
Máy bay mô hình có 2 dòng: xăng và điện...
... Tùy sở thích và trình độ, mỗi người chơi "sắm" cho mình mô hình có giá khác nhau.
Dòng ngoại nhập thường có giá "khoai" hơn dòng tự chế.
Long kể, chủ nhật tuần nào cũng vậy, anh cùng khoảng 50 thành viên của CLB Hàng Không miền Bắc, hàng tuần đều có mặt tại Sân bay Xuân Đỉnh để chơi. "CLB của chúng tôi có đủ các lứa tuổi. Bác già nhất đã sang tuổi 70, cháu nhỏ nhất mới lên 6. Mỗi người mỗi nghề, có người làm giám đốc, có người làm kinh doanh, có người làm giảng viên ĐH, có SV... Vì thế, nếu đánh giá đây là thú chơi "đốt tiền", hay thú chơi dành cho các đại gia thì không hẳn chính xác. Người chơi máy bay tự chế thì không tốn nhiều, người chơi "sang" thì sắm máy bay "khủng" nhập từ Mỹ, Hong Kong...".
Tuy nhiên, Long cũng khẳng định đây là thú chơi khá kén người bởi để tham gia người chơi cần rất nhiều yếu tố: có kinh tế, đam mê, kiên nhẫn, có kiến thức sơ lược về khí động học, điện kỹ thuật...
Kết cấu khá đơn giản nên người chơi không mất nhiều thời gian để lắp đặt.
Chiếc máy bay mô hình này có giá khoảng 2000 USD, có thể biểu diễn kỹ thuật bay 3D (bay ngược, xuôi, vòng trên một đường thẳng cũng như nhau).
Các mô hình trước khi cất cánh đều phải thử động cơ kỹ càng để tránh rủi ro.
Điều kiện bay lý tưởng là trời đứng gió.
"Vợ cho mượn được, nhưng máy bay thì... không"
Đó chỉ là câu nói đùa vui của anh Trần Công Tùng, thành viên CLB Hàng không phía Bắc nhưng nó cũng phần nào diễn tả "một cách tượng hình" niềm đam mê của anh với thú chơi máy bay mô hình này. Bởi theo anh, có một lần cầm điều khiển cho "con cưng" của mình bay vút lên trời, nghe tiếng phành phạch của động cơ mới thấm được hết cái thú, cái vui sướng của những dân "nghiện" máy bay mô hình như anh.
Còn Nguyễn Hải Nam, sinh viên năm 2, ĐH Bách Khoa, cũng là dân nghiện máy bay mô hình thì vui vẻ chia sẻ : "Cái cảm giác cả đêm thức hí hoáy cắt rồi lắp ráp máy bay, sáng ra cầm điều khiển nhìn máy bay mình cất cánh vui sướng lắm. Bao nhiêu mệt mỏi tan biến, chỉ thiếu mỗi nước nhảy cẫng lên mà hò reo. Cứ như mấy tháng "cưa cẩm" một cô gái, một ngày đẹp trời cô ấy gật đầu "cái rụp" ấy".
Anh Trần Công Tùng: "Phải cầm điều khiển, thử trải nghiệm mới thấm được hết cái thú chơi này".
Cậu sinh viên Nguyễn Hải Nam với chiếc máy bay mô hình tự chế. "Em chơi máy bay mô hình bằng tiền làm thêm".
Lê Trang
Theo BĐVN
Giới trẻ "phát cuồng" vì... thần tượng "Nạn" cuồng si thần tượng thái quá diễn ra trong một bộ phận giới trẻ (Ảnh minh họa) Ngày nay "nạn" cuồng si thần tượng thái quá của một bộ phận giới trẻ để rồi không chỉ đánh mất chính mình, các bạn còn đánh mất niềm tin và sự kỳ vọng của gia đình... Khi một bộ phim Hàn gây sốt được...