Đếm từng ngày ở cữ vì được mẹ chồng hầu hạ
Một lúc sau, mẹ chồng bước vào đằng đằng sát khí. Bà chửi con dâu: “Chị đi vu oan khắp xóm khiến tôi xấu mặt. Đợi hết tháng ở cữ, mẹ con chị dọn xuống gian bếp mà ở”.
Ảnh minh họa
Dù con dâu mới sinh nhưng mẹ chồng chẳng bao giờ ưu ái cho tôi có chế độ ăn riêng. Trong suốt thời gian ở cữ, tôi chẳng bao giờ có khái niệm ăn những bữa phụ như các bà đẻ khác. Thậm chí có nhiều hôm tôi phải ăn cơm với lạc rang hoặc canh xu hào ninh không có xương, thịt gì nấu kèm.
Đồ ăn thức uống đã có mùi vẫn được mẹ chồng đun lại, cho thêm tỏi, muối, gừng cho con dâu mới đẻ ăn. Mẹ chồng bảo: “Thế là đủ tiêu chuẩn để ăn rồi. Tao mà canh bếp thì Tào Tháo chẳng dám gõ cửa đâu. Ăn cho đỡ phí”.
Vì làm dâu nhà chồng gần một năm nay nên việc ăn tằn uống tiện của mẹ chồng, tôi cũng thành quen. Nhưng tôi thương con gái nhỏ của mình quá. Cháu thường xuyên bị đi ngoài vì mẹ ăn đồ ăn không đảm bảo chất lượng. Sữa cũng tôi dù mới sinh cũng về khá ít.
Video đang HOT
Mặc dù tủi thân, nhưng tôi chưa dám ho he trách cứ mẹ chồng nửa lời. Mẹ đẻ thương con gái, hàng ngày, toàn phải lén lút mang đồ ăn qua cho con gái.
Đầu tuần này nhà chồng tôi có giỗ cụ nội. Tôi còn yếu, chợ lại xa nhà. Tôi nhờ mẹ chồng mua con gà trống về làm mâm thắp hương cúng cụ. Mẹ chồng tôi xách con gà mái chưa đầy cân gầy nhom. Lúc sau bà bảo gà bé quá ăn tanh nên giữ lại nuôi. Thế là bà lại quay ra chợ một lần nữa mua ít thịt chân giò về luộc.
Có bát canh cua nhà tôi ăn thừa từ trưa qua, mẹ tôi đem đun lại rồi rắc ít hành lá vào thắp hương các cụ. Không dám ý kiến với mẹ chồng, tôi phải lẩm bẩm khấn: “Xin các cụ xá tội”.
Tôi vỗ cho con ngủ rồi tranh thủ xuống bếp gói nem làm mâm cúng. Mẹ chồng đưa cho tôi túm bánh đa nem đã lấm tấm mốc meo. Bánh đa nem này tôi đã vứt vào thùng rác cách đây mấy ngày. Mẹ chồng trách tôi: “Không biết tiết kiệm, chỉ biết ăn không biết nghĩ. Bánh mốc thì rửa đi cho sạch rồi sấy khô là gói được.”
Có lần, hàng xóm đưa cho mẹ tôi bã cùi dừa cho đàn gà ăn. Bã cùi dừa để lâu đã ngả vàng và hơi chua. Mẹ chồng tôi tiếc của nên đã đem nấu chè cho con dâu ăn. Đợi mẹ chồng bước chân ra khỏi phòng, tôi liền đổ ngay bát chè vào túi ni lông rồi lén đi vứt.
Không những con dâu phải chịu sự ki kiệt của mẹ chồng mà ngay cả cháu nội mới sinh của bà cũng lĩnh hậu quả. Con tôi dưới một tháng tuổi nên thường xuyên xì xoẹt tè ướt tã.
Những tã bẩn của cháu chất thành hai chậu lớn. Đợi 3 ngày mới được bà giặt một lần. Phần vì bà phải đi chợ ban ngày, phần vì bà để giặt một thể vì muốn tiết kiệm xà phòng và nước giặt. Những ngày mưa, khổ thân con tôi, nhiều lúc cháu phải cởi chuồng hay ấp tạm tã bông vì hết tã khô để thay.
Quá bức xúc, tôi tâm sự với chồng. Anh gắt lên với vợ: “Mẹ quen tiết kiệm từ xưa rồi. Bao năm nay anh vẫn sống được với mẹ. Em thật ích kỷ, được mẹ hầu hạ đến thế, chẳng phải mó tay vào việc gì mà vẫn chê…”. Dù tôi có phân tích thế nào, anh cũng luôn tìm cách biện minh cho mẹ đẻ. Tôi chán nản quá.
Tôi thật cô đơn và lạc lõng trong nhà chồng. Mẹ đẻ gọi điện thăm tôi. Tôi buồn quá chia sẻ với mẹ về cuộc sống nhà chồng. Tôi vốn sống sung sướng từ bé. Nay phải sống khổ sở và bức bí quá. Đúng là tôi được chọn chồng nhưng chẳng thể chọn mẹ chồng.
Một lúc sau, mẹ chồng tôi bước vào đằng đằng sát khí. Bà chửi con dâu: “Chị đi vu oan khắp xóm khiến tôi xấu mặt. Đợi hết tháng ở cữ, mẹ con chị dọn xuống gian bếp mà ở.”
Từ hôm ấy, mẹ chồng luôn lườm nguýt và chẳng nói với con dâu nửa lời. Trong mắt mẹ, tôi đang là kẻ “gắp lửa bỏ tay người”. Sang tuần sau là hết thời gian tôi ở cữ. Tôi nên làm gì bây giờ đây?
Theo Afamily
Mẹ chồng lên chăm cháu, bố chồng đòi tiền "đền bù"
Bà cứ lên chăm cháu được 1 tuần thì ông lại bắt về chăm ông, cho dù ở nhà đã có con dâu cả hầu hạ rồi. Ông bảo nếu để bà ở nhà tôi thì phải đóng cho ông mỗi tháng 4 triệu.
ảnh minh họa
Vợ chồng tôi làm việc ở Hà Nội, trong một căn hộ cho thuê. Tôi sinh con và khi phải đi làm trở lại, có mấy phương án được đưa ra: thuê giúp việc, nhờ mẹ chồng lên giúp (mẹ đẻ tôi đã mất) hoặc gửi cháu về quê. Phương án 3 bị loại đầu tiên vì chúng tôi không thể xa con, và bố chồng không đồng ý, sợ nhỡ bé có vấn đề gì thì vợ chồng tôi lại oán ông bà. Cuối cùng mẹ chồng tôi quyết định sẽ lên Hà Nội trông cháu, vì biết rằng nếu phải trả lương osin, chúng tôi sẽ không đủ tiền nuôi con.
Nhưng bà nội cứ ở với chúng tôi 1 tuần là ông nội lại gọi điện giục về mấy ngày, lý do là ông ốm, ông mệt, cần người chăm sóc. Những ngày đó, tôi lại phải xin nghỉ làm để trông con. Mẹ chồng tôi mỗi lần quay lại đều bực mình bảo, ông có ốm đau gì đâu, chẳng qua con dâu hầu hạ không được như bà hầu, nên mới gọi bà về.
Mấy lần như vậy, tôi có nguy cơ bị đuổi việc vì nghỉ làm quá nhiều, nên bàn với chồng để bà nội về quê với ông, còn chúng tôi thuê osin. Nhưng mẹ chồng không chịu. Bà bảo muốn tự tay chăm cháu, rằng bà còn đó mà thuê osin thì người ở quê họ cười vào mặt bà. Thấy chúng tôi vẫn muốn thuê osin, bà giận, bà bảo nếu gạt bà ra rìa thì từ giờ không còn mẹ con gì nữa. "Nhưng bố thì sao? Mẹ cứ ở mấy ngày lại về thế này thì còn làm khổ chúng con hơn", chồng tôi nói. Mẹ chồng bảo cứ để ông ấy cho mẹ xử lý.
Chẳng biết bà xử lý thế nào mà hôm trước, bố chồng gọi điện cho chúng tôi, bảo rằng con cái đã chẳng báo hiếu được gì cho bố mẹ, lại còn cướp mẹ đi nốt, để bố không ai chăm sóc. Ông bảo nếu muốn bà ở trên đó chăm con cho thì phải đền bù cho ông mỗi tháng 4 triệu đồng. "Cũng chỉ bằng lương tháng của ôsin thôi, mà mẹ mày thì bằng mấy osin", bố chồng nói.
Tôi kể với chồng, anh ấy bảo thôi cứ đưa tiền cho ông, mình thuê giúp việc cũng mất hơn 3 triệu rồi, tiền này đưa bố còn hơn, còn mẹ thì được thỏa nguyện giúp con trông cháu. Tôi chả có cách nào phản đối, nhưng ấm ức không chịu nổi. Thế là tiền thì mất còn hơn thuê osin mà vẫn mang tiếng nhờ vả mẹ chồng, chịu sự giám sát của bà, một câu cũng không được cãi. Chắc chẳng ai lâm vào hoàn cảnh oái oăm như tôi.
Theo VNE