Đêm trước ngày cưới, bố chồng gọi điện mắng tôi té tát
Đêm trước đám cưới, bố chồng gọi điện, mắng tôi té tát. Ông nói tôi độc ác, mẹ chồng nằm viện chưa biết sống chết ra sao mà mở tiệc ăn mừng.
Đêm trước lễ cưới, bố chồng gọi điện, mắng tôi té tát. (Ảnh minh họa)
Tôi cũng từng yêu cuồng dại. Nhưng mối tình của chúng tôi kéo dài từ năm đầu tiên cấp 3, đến tận khi ra trường đại học và đi làm hai năm sau chúng tôi mới vượt giới hạn. Chính vì yêu lâu thế nên hầu như bố mẹ hai bên đều biết và xem chúng tôi như dâu rể trong nhà. Bố mẹ chồng tôi còn hối thúc chồng tôi cưới liền tay vì sợ mất tôi. Nhưng tôi không chịu vì muốn có tiền mua nhà thành phố trước rồi mới nghĩ đến chuyện cưới xin.
Thêm ba năm bên nhau nữa chúng tôi mới đủ tiền mua một căn nhà cấp 4 nhỏ nhắn ở vùng ngoại ô, bên rìa thành phố. Như vậy cũng đủ để nó trở thành mái ấm rồi. Ngày nhận nhà cũng là ngày anh ngỏ lời cầu hôn tôi.
Chính vì yêu lâu thế nên hầu như bố mẹ hai bên đều biết và xem chúng tôi như dâu rể trong nhà. (Ảnh minh họa)
Hôm sau, chúng tôi thu xếp công việc để về nhà anh bàn chuyện cưới xin. Bên nhà anh cũng đồng ý vui vẻ lắm và hẹn ngày tới nhà tôi bàn chuyện. Mọi chuyện diễn ra rất suôn sẻ, đám cưới đã định. Thiệp tôi cũng đã phát, cỗ bàn cũng đã đặt xong. Thế mà lại xảy ra chuyện lớn khi chỉ còn vài ngày nữa là đến lễ cưới.
Mẹ chồng tương lai tôi bị tai nạn xe khi đón cháu ngoại về. Bà bị chấn thương não nên phải chuyển viện vào Sài Gòn gấp trong đêm. Vợ chồng tôi cũng đi theo bà vào đó nhưng cũng không làm gì được vì bà ở khu cấp cứu đặc biệt không cho ai vào thăm. Người nóng ruột nhất có lẽ chính là tôi khi mà mọi thứ đã chuẩn bị xong xuôi.
Video đang HOT
Ngày hôm sau, bố chồng bảo vợ chồng tôi về. Ông cũng nói luôn đã gọi cho bố mẹ tôi hủy cưới vì không thể tổ chức trong tình trạng rối rắm thế này. Mẹ tôi không đồng ý. Nói gì thì nói, tôi đã lớn tuổi rồi, bây giờ hủy cưới là mất duyên, sau này sẽ khó có chồng. Bố chồng tôi một mực không chịu và nói thẳng nếu cưới thì nhà gái làm gì làm, nhà trai sẽ không một người nào đi đón dâu. Khi nói lại với tôi, ông vẫn tỏ thái độ khó chịu nói rằng nhà tôi không biết phải trái, nhà trai đang gặp chuyện không may mà còn đòi làm lễ cưới hỏi này nọ.
Vợ chồng chúng tôi quay về lại nhà. Chồng tôi ngỏ ý dời đám cưới vài ngày, đợi khi nào mẹ tỉnh sẽ làm lại sau. Nhưng bố mẹ tôi vẫn không chịu. Tôi là con gái duy nhất, bố mẹ tôi đã chuẩn bị rất kĩ cho đám cưới lần này nên không thể vì bất cứ lý do gì mà hủy. Mẹ tôi còn nói nhiều người trong nhà có tang vẫn tổ chức, mẹ chồng tôi sau phẫu thuật cũng đang có tiến triển tốt thì càng không có lý do gì để hủy hôn cả.
Tôi cũng phân vân và thấy chồng mình rất buồn. Dù anh nói sẽ có mặt trong lễ cưới nhưng không biết anh có thuyết phục được bố mình không? Tôi luôn hi vọng chồng mình sẽ làm được điều đó, chỉ cần nhà trai có một mình bố chồng và mấy cô dì chú bác họ hàng là được rồi.
Vậy nhưng hi vọng của tôi không thành sự thật. Đêm trước lễ cưới, bố chồng gọi điện, mắng tôi té tát. Ông nói tôi độc ác, mẹ chồng nằm viện chưa biết sống chết ra sao mà mở tiệc ăn mừng. Ông không công nhận tôi là dâu con nên dù có cưới cũng đừng gọi ông là bố. Đêm đó, tôi đã thức trắng nguyên đêm và khóc sưng hai mắt.
Chiều hôm sau, lễ cưới vẫn diễn ra. Suốt cả buổi tiệc, nhà trai không có một bóng người. Chồng tôi thì ngồi lầm lì một chỗ. Hình cưới nào cũng u ám, chú rể như muốn khóc. Ngày quan trọng nhất đời tôi lại chẳng có được lời chúc phúc từ đông đảo mọi người vì ai cũng chăm chăm hỏi tình hình sức khỏe của mẹ chồng. Có người còn trách sao không đợi bà hồi phục rồi mới tổ chức?
Hiện giờ, tôi chẳng dám về nhà chồng dù mẹ chồng đã xuất viện. Bố chồng chỉ cần thấy tôi đứng trước cổng đã đòi vác chổi ra đánh đuổi đi. Chồng tôi đứng giữa ranh giới bố mẹ và vợ cũng chán nản nên bỏ nhà đi suốt. Thế đó, cuối cùng tôi chẳng hạnh phúc gì. Giờ tôi lại hối hận, nếu như ngày trước tôi thuyết phục bố mẹ mình hoãn cưới thì mọi chuyện đã không ra nông nỗi này rồi.
Theo Afamily
Chuyến taxi hãi hùng khi chứng kiến bà osin độc ác dạy trẻ thù ghét bố mẹ đẻ
Ngay cả khi kể lại câu chuyện, người lái xe taxi cũng không khỏi rùng mình khi nhớ lại những lời bà osin già "dạy dỗ" đứa trẻ...
Anh Hoàng làm nghề lái xe taxi đã 10 năm, mỗi chuyến xe anh chạy lại có những câu chuyện vui buồn kèm theo nó. Anh thích nghe khách trò chuyện vì từ họ, anh có thể nhìn cuộc sống bên ngoài nhiều thứ thú vị hơn dù cả ngày chỉ ngồi sau cái vô-lăng.
Tuy nhiên, khi kể lại câu chuyện hôm nay, giọng anh có nhiều khác lạ. Anh nói, anh sẽ miêu tả kĩ hình dáng của người phụ nữ đáng sợ đó và đứa trẻ với hy vọng mong manh, có thể bố mẹ của bé sẽ đọc được và đuổi người osin đó trước khi mọi việc quá muộn.
Câu chuyện của anh Hoàng diễn ra vào một buổi trưa nắng nóng từ con phố Lý Thường Kiệt về đến ngã tư sở (Hà Nội). Hôm đó, anh đón một cặp bà cháu lên chiếc xe của mình. Đứa nhỏ có khuôn mặt tròn trịa, đáng yêu nhưng lại có vẻ rụt rè và sợ người lạ. Vừa lên xe cứ ôm cứng bà giúp việc, mắt cũng không dám ngó nghiêng xung quanh. Nhìn cách ăn mặc sạch sẽ, anh Hoàng đoán có vẻ cha mẹ nó thuộc dạng có tiền.
Ảnh minh hoạ
Người phụ nữ bế đứa trẻ lên xe có đôi mắt láo liên, mặt quắt nhọn và ấn tượng nhất đối với anh Hoàng là đôi môi mỏng dính cứ cong lên mỗi khi nói chuyện với thằng bé. Mới vừa lên xe, nói địa chỉ đi với anh Hoàng, bà ta đã quay sang đứa nhỏ và "làm một tràng":
"Mẹ mày thật không biết điều. Trưa nắng thế này lại bắt tao phải lê cái thân già đưa mày sang nhà hàng. Tao làm osin, đâu có rảnh."
Đứa trẻ chắc khoảng 2 tuổi nhưng đôi mắt nhìn bà giúp việc tỏ vẻ hiểu chuyện, nó gật đầu nói theo: "mẹ xấu!"
"Mẹ mày xấu thật đấy con ạ. Mẹ mày chỉ suốt ngày chưng diện, nuôi trai. Bố mày cũng ngu, chẳng biết gì, lại còn nai lưng làm việc."
"Rồi mày chỉ có ở với bà thôi. Mẹ mày nuôi trai như thế thì sớm muộn nó cũng bỏ mày, giờ nó cứ âu yếm như thế chỉ để vỗ về bố con mày thôi. Mấy bữa là nó bỏ cả bố lẫn con mày theo trai hết. Tiền của nó cũng mang đi hết."
Thấy thằng bé không hiểu những lời sâu sắc đến thế, bà giúp việc còn bổ sung thêm: "Lấy cả em gấu, em cún con, cả em robot của mày nữa đấy con ạ!". Thằng bé nghe thấy những đồ vât thân yêu bị lấy mất thì ngay lập tức mếu máo, giãy nảy ra.
Ảnh minh họa
"Mẹ mày mỗi lần mắng mày không phải vì yêu thương như nó nói đâu. Nó ghét mày nên nó mới mắng đấy. Bà mà là mày, bị nó ghét như thế, tao chả việc gì phải gọi mẹ. Cứ gọi mày, xưng tao như thế này này. Ở cái nhà này chỉ có bà thương mày thôi. Bà cho mày ăn, tắm cho mày, cho mày ăn kẹo mỗi buổi tối. Mẹ mày có cho đâu, suốt ngày thấy mày ăn là mắng ngay. Cái loại theo trai nên mới ghét mày thế đấy!"
Thằng bé nghe cứ gật gù như thể hiểu chuyện. Anh Hoàng vừa nghe vừa cảm thấy bủn rủn cả người. Những lời lẽ dạy dỗ đó thấm vào một đứa trẻ 2 tuổi, rồi nó sẽ đi đến đâu. Đến lúc cả hai xuống xe thì anh Hoàng nhác thấy một người phụ nữ dáng vẻ trẻ trung chạy đến ôm đứa bé. Ấy vậy mà không biết làm sao đứa nhỏ cứ khóc suốt rồi bám lấy bà giúp việc.
Bà giúp việc khi nãy còn cong mông chê bai giờ lại mở điệu cười hì h: "Đấy cô xem, nó yêu bà quá đấy... bám bà thế này chẳng chịu buông..."
Bỏ lại những người khách sau lưng, anh Hoàng tiếp tục chuyến xe của mình với nhiều nỗi lo lắng và băn khoăn. Gia đình anh cũng thuê một bà giúp việc để trông đứa con nhỏ ở nhà. Liệu trong lúc vợ chồng anh đi vắng, bà ý có thủ thỉ với con anh những điều đáng sợ như thế này hay không. Một đứa trẻ 2 tuổi rồi sẽ được bà ý giáo dục đi đến đâu. Và nếu bố mẹ nó không được ai "mách" thì sự thật này đến bao giờ mới bị phát hiện...
Theo Khampha
Tôi chấp nhận làm kẻ thứ 3 độc ác, bắt anh trả giá cho những gì anh gây ra Tôi không phải là một cô gái quá xinh đẹp, nhưng cá tính. Tôi được ăn học đàng hoàng, đủ để hiểu rằng những thứ đã thuộc về người khác thì không nên tranh cướp. Nói vậy để mọi người hiểu rằng tôi không hề cố ý làm người thứ ba trong mối quan hệ hiện tại, mà tôi đã bị lừa để...