Đêm trú bão số 9 của những em bé ở Cần Giờ
Đang quấn tã, nằm ngửa trong vòng tay mẹ nhưng nhiều em bé ở H.Cần Giờ (TP.HCM) đã phải sơ tán vào nơi trú bão. Những bé lớn hơn vô tư nô đùa cùng chúng bạn, mặc cho bão đang tiến sát TP.HCM.
Những đứa trẻ vài tháng tuổi đã phải theo cha mẹ đi trú bão ở các điểm tạm cư ẢNH: THANH HƯƠNG
Đêm trong nhà tạm cư trú bão của những trẻ em ở Cần Giờ
Trước tình hình phức tạp của bão số 9, ngày 24.11, UBND H.Cần Giờ (TP.HCM) đã di dời hơn 4.000 người dân từ những khu vực trũng thấp, ven biển đến cư ngụ tại các điểm trú bão kiên cố trên địa bàn.
Tại điểm trú bão trường THCS thị trấn Cần Thạnh, hàng trăm người được chia thành nhiều nhóm trải bạt nằm trên nền lớp học, nhiều người xếp bàn học sinh làm giường để ngả lưng khi mệt.
Từ người già, người trẻ đến trẻ em được bố trí chung vào các phòng học. Họ tận dụng tất cả những gì có thể mang theo để trải xuống nền nhà làm giường ngủ. Hàng chục người chen chúc trong phòng học mong qua cơn bão. Trong số hàng nghìn người phải sơ tán có những đứa trẻ mới hơn 3 tháng tuổi cũng phải theo mẹ vào nơi trú bão.
Các em nhỏ vẫn hồn nhiên vì gặp được bạn bè đồng lứa ở nơi trú bão ẢNH: THANH HƯƠNG
Ôm con mới hơn 3 tháng tuổi đi quanh 2 dãy nhà mới tìm được nơi cư ngụ, nhờ người cùng phòng trú bão mắc giùm chiếc võng để ru con ngủ, chị Khánh Ly – người dân TT.Cần Thạnh, H.Cần Giờ tâm sự: “Con em mới hơn 3 tháng à, hơi khó, ở nhà không ngủ trên giường, chỉ ngủ trên võng không à. Nên khi vào đây (nơi trú bão – PV) em rất cần võng cho con nó ngủ. Giờ này nó buồn ngủ rồi mà vẫn cứ ọ ọe vậy nè. Hồi bữa nghe nói bão là em rầu rồi, ai ngờ bão vào thiệt…”.
Chị Ly cho biết, chị cùng 2 con đã vào nơi tạm trú tránh bão từ sáng. Tuy nhiên, lại ở phía ngoài. Càng về tối, Cần Giờ xuất hiện gió và mưa to, lại có con nhỏ nên mấy mẹ con phải chuyển vào bên trong để tránh gió.
Vừa ru con ngủ, chị Ly vừa kể: “Thật ra thì đi trú bão đã 2 lần. Lần đầu khi mang thai con đầu lòng, chị cũng vác bụng mang dạ chửa đi tránh bão. Đến nay, con đã 6 tuổi, giờ lại đi trú bão tiếp đứa sau. Nghĩ chỉ thấy tội cho các con”.
Chị Ly bế con nhỏ 3 tháng tuổi đến nơi trú bão ẢNH: THANH HƯƠNG
Cùng cảnh ngộ, chị Nguyễn Thị Hân có 2 con trai, đứa đầu đã học tiểu học, đứa nhỏ mới 2 tuổi phải cùng mẹ vào trú bão. “Mình có 2 cháu vào đây trú bão. Có con nhỏ, vào đây đông quá thì cũng có khó khăn chút đỉnh. Ở đâu cũng không bằng ở nhà mà”, chị Hân nói.
Còn chị Nguyễn Thị Phượng lo lắng cho ba con nhỏ của mình vì sợ vào nơi trú bão không ăn, ngủ được: “Mỗi lần nghe bão là sợ lắm, sợ lốc, ở nhà cũng lo lắm. Do nhà có 3 đứa nhỏ nên mình cũng phải lo, phải dắt mấy đứa đi trú bão”, chị Phượng nói.
Hai em nhỏ ăn cháo tại hàng lang ẢNH: THANH HƯƠNG
Những người mẹ có con nhỏ vất vả lo lắng chỗ ăn, chỗ ngủ thì những đứa trẻ lớn hơn, hàng lang, hay chính phòng học – cũng là nơi trú bão trở thành điểm vui chơi, ăn uống. Những đứa trẻ theo cha mẹ vào trú bão còn quá nhỏ để hiểu tại sao mình lại vào đây. Không biết rằng cơn bão Usagi đang hướng vào đất liền.
Những đứa trẻ, như thói quen lúc đi học, nhanh nhảu lấy khăn lau bảng, cầm phấn viết chữ. Còn ngoài hành lang, hai bé trai ngồi trên 2 ghế gỗ, một tay cầm bịch cháo, một tay cầm muỗng liên tục múc cháo ăn một cách vô tư. “Cháo ngon lắm cô ạ, vào đây được chơi, được phát đồ ăn nữa”, cậu bé 8 tuổi hồn nhiên nói.
Trong đêm trú bão, tấm bảng, viên phấn trong lớp học cũng trở thành đồ chơi ẢNH: THANH HƯƠNG
Những em nhỏ lại vô tư vui chơi dù trên gương mặt cha mẹ hằn nỗi lo lắng nếu cơn bão Usagi đổ bộ vào đất liền. Đang tuổi ăn, tuổi chơi, những đứa trẻ chưa thể hình dung được sự tàn phá của những cơn bão, chưa thấu được nỗi lo của người lớn. Nỗi lo sợ mang tên “mẹ thiên nhiên”.
Theo TNO
CẬP NHẬT: Bão số 9 gây mưa to, gió giật ở Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM
Sáng nay (25.11), bão số 9 đã bắt đầu gây mưa to kèm gió giật ở Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM.
8h40:
10 tàu nhỏ bị chìm ở Phan Thiết
Theo VNE: Bình Thuận từ đêm qua và sáng 25.11 cũng có mưa lớn. Tại khu vực Nam Bình Thuận gồm thị xã La Gi, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam được dự báo nằm trong vùng ảnh hưởng của tâm bão Usagi sáng nay có gió mạnh cấp 6, 7. Đường phố thị xã La Gi vắng vẻ, ít người ra đường.
Theo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai tỉnh Bình Thuận, đến sáng nay toàn tỉnh có 10 chiếc tàu nhỏ đang neo đậu tại cảng Phan Thiết bị chìm do sóng lớn. Tại Phú Quý, một số thuyền neo đậu tại cảng bị đứt neo, lực lượng chức năng phải đưa lực lượng buộc lại.
8h20: Vũng Tàu mưa lớn, gió giật mạnh. Các tuyến phố thưa thớt người đi lại, mưu sinh. Nhiều cửa hàng đóng cửa, chỉ một vài quán mở đón khách. Chủ tiệm bán đồ ăn sáng trên đường Phạm Hồng Thái nói rằng trời sáng sớm êm dịu, gió chưa dữ dội nên ông mở cửa đón khách. "Tôi sẽ ngưng bán khi trời chuyển xấu", ông nói. Nguồn: Zing
8h15, tại Bình Thuận: Ông Mai Kiều - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh này cho biết, thành phố Phan Thiết đang có mưa to và gió khá mạnh, sóng biển gần bờ cao khoảng 3m. Hiện, đoàn công tác vẫn đang tiếp tục kiểm tra, chưa ghi nhận thiệt hại gì.
Clip hiện trường: Bão số 9 đang cách Vũng Tàu 30 km
7h50:
Bão số 9 cách Vũng Tàu 30km, gió bắt đầu mạnh lên
Ghi nhận của PV Dân Việt tại Bà Rịa - Vũng Tàu, mưa diễn ra theo từng cơn, những làn mây xám xịt trên bầu trời đang di chuyển rất nhanh theo hướng ra biển bởi gió và sức hút của xoáy bão. Trong khi đó, những ngọn cây cao vẫn đang rung lắc liên hồi.
Bãi trước biển Vũng Tàu, mưa gió ngày một lớn hơn. Ảnh: Pháp luật TP.HCM
7h, tại TP.HCM:
Tại thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ mưa đang mỗi lúc một lớn kèm theo gió rít liên hồi. Nhiều người dân cho biết rất lo sợ khi bão đang áp sát đất liền.
Biển Cần (TP.HCM) giờ sáng nay. Ảnh: Pháp Luật TPHCM
Chính quyền địa phương cho biết, công tác di dời dân ở những vị trí xung yếu,có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn đã hoàn thành trong ngày 24/11. Hiện tất cả các điêm dân trú đều có lực lượng ứng trực để chăm lo sức khỏe, thức ăn, nước uống cho người dân.
6h30 sáng nay, huyện đảo Cần Giờ (TP.HCM) có mưa nhẹ kèm gió. Một số tiểu thương vẫn tranh thủ bày hàng ra bán. Nguồn: Zing
Theo Người Lao Động: 0h45 sáng nay, TP.Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) bắt đầu hứng những cơn mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 9. Trước đó khoảng 1 giờ, các con phố, bãi biển vẫn còn nhiều người qua lại nhưng một không khí căng thẳng bao trùm.
Hiện mưa đang mỗi lúc mỗi nặng hạt, gió giật liên hồi. Theo đó, người dân Vũng Tàu như căng mình hơn chờ bão dù trước đó khoảng 1 giờ đường phố vẫn còn khá nhộn nhịp, du khách qua lại vui vẻ, các khu vui chơi giải trí vẫn hoạt động.
Bây giờ, nhiều người đang cầu mong bão sẽ suy yếu dần trước khi vào đất liền.
Đường phố lúc này đã rất vắng, chỉ còn những chiếc taxi chạy trên đường. Người mua bán đang hối hả dọn hàng. Khu vực Bãi Sau và Bãi Trước, gió quật mạnh, dọc bờ biển đã gầm lên tiếng sóng cuộn đập vào bờ.
Sáng sớm nay, đường phố Vũng Tàu bắt đầu vắng tanh và mưa đang dần nặng hạt. Nguồn: Người Lao Động
Do ảnh hưởng từ bão số 9 gây mưa lớn, các tỉnh ở Nam Trung Bộ như: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận,... có mưa to, nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng tại vùng trũng thấp.
Theo dự báo từ Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, trong 2-3 giờ qua, một số nơi tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên có mưa to như: Cát Tiến 53,8mm; Chí Thạnh 42,8 mm; Hồ Mỹ Thuận 40,4mm. Nhiều nơi ở Khánh Hoà, Ninh Thuận cũng có mưa rất to như: Cam Thịnh Đông 71,8mm; Phước Đại 57,4 mm; Ba Ngòi 57,2mm; Ma Nới 43,4mm.
Cơ quan khí tượng nhận định những khu vực trên khả năng tiếp tục có mưa to với vũ lượng 40-70mm trong sáng nay. Nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng tại vùng trũng thấp của tỉnh Bình Định, Phú Yên. Trong đó, đặc biệt là huyện Phú Cát, Phù Cát, An Nhơn thuộc tỉnh Bình Định; Tuy Hòa, Sơn Hòa, Sông Cầu thuộc tỉnh Phú Yên; các vùng trũng thấp khác như huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Hải của tỉnh Ninh Thuận; huyện Cam Ranh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, TP.Nha Trang của tỉnh Khánh Hòa.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h sáng nay (25.11), vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,1 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, cách Vũng Tàu khoảng 60km, cách Bến Tre 110km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 13. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 100km, bán kính gió mạnh cấp 10, giật cấp 12 khoảng 50km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc mỗi giờ đi được 5-10km, đi vào đất liền các tỉnh từ Nam Bình Thuận đến Bến Tre với cường độ mạnh cấp 8, giật cấp 11-12; sau đó đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 16h ngày 25.11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 10,8 độ Vĩ Bắc; 106,3 độ Kinh Đông, ngay trên đất liền các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km và sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực đất liền Campuchia. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
TP.HCM: Ngày và đêm nay (25.11) có mưa rất to (100-200mm) và có khả năng xảy ra lốc xoáy; nguy cơ rất cao mưa lớn kết hợp triều cường gây ngập lụt diện rộng.
Cảnh báo gió mạnh trên biển: Do ảnh hưởng của bão số 9, ở vùng biển từ Nam Bình Thuận đến Bến Tre có gió mạnh cấp 6-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12-13. Biển động rất mạnh. Sóng trên biển vùng gần tâm bão cao 5-7m, vùng gần bờ cao 2-4m.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, ở Vịnh Bắc Bộ gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 8; biển động.
Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: Trên đất liền các tỉnh từ Nam Bình Thuận đến Bến Tre có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9; riêng vùng ven biển Nam Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Vùng ven biển các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Sâu trong đất liền các tỉnh Đông Nam Bộ có gió giật mạnh, lốc xoáy trên toàn bộ khu vực Nam Bộ.
Cảnh báo mưa lớn: Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 9, ở các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Thuận, khu vực Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 250mm; khu vực Bắc Tây Nguyên và Tây Nam Bộ có mưa to 50-100mm.
Từ đêm nay (25.11) đến đêm 27.11, do ảnh hưởng hoàn lưu sau bão kết hợp với không khí lạnh từ phía Bắc tăng cường nên mưa to đến rất to mở rộng ra các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hòa, lượng mưa phổ biến: các tỉnh Quảng Trị, Khánh Hòa (50-80mm/ngày); ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Phú Yên (80-150mm/ngày); ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định (100-200mm/ngày).
Cảnh báo lũ: Từ nay đến 28.11, trên các sông từ Quảng Trị đến Bình Thuận, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên xuất hiện một đợt lũ. Đỉnh lũ trên các sông từ Quảng Trị đến Bình Thuận phổ biến ở mức báo động (BĐ) 2-BĐ3 và trên BĐ3; các sông ở khu vực Tây Nguyên ở mức BĐ1-BĐ2 và trên BĐ2. Nguy cơ cao xảy ra lũ lớn cục bộ, lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, đô thị tại các tỉnh trên. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 2-3.
Cần làm gì khi bão đổ bộ? Khi bão đổ bộ, bạn nên ở nhà, hoãn các chuyến du lịch và theo dõi thông tin trên đài phát thanh, báo chí. Nguồn: Zing
Theo Danviet
Bộ đội Biên phòng Bà Rịa-Vũng Tàu phòng chống bão số 9 Trước diễn biến phức tạp của bão số 9, Bộ Chỉ huy BĐBP tinh Ba Ria - Vung Tau đã chỉ đạo các Đồn Biên phòng, Ban chi huy Biên phong Cưa khâu Cang Ba Ria - Vung Tau va Hai đôi Biên phong 2 phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương chủ động, khẩn trương triển...