Đêm trắng ở casino vùng biên
Sáu giờ chiều, các con bạc lục tục rời khỏi casino để qua cửa khẩu, về nhà. Đó cũng là lúc những con bạc “ăn đêm” bắt đầu “lên sòng”. Mười giờ đêm, casino náo nhiệt như ban ngày.
Bốn giờ sáng, casino trở nên trầm lắng lạ lùng, các con bạc chỉ biết tập trung vào những lá bài, như quên cả hít thở. Sáu giờ sáng, các con bạc rời khỏi casino một cách vô hồn, cũng là lúc hàng trăm con bạc khác đến casino.
Cảnh đánh bạc trong casino.
Đêm ở casino
Tôi đã nhiều lần đi casino bên kia biên giới, nhưng chỉ ban ngày. Lần này tôi quyết định ở lại đêm. Qua cửa khẩu Bình Hiệp (huyện Mộc Hóa, Long An) lúc hơn 6 giờ chiều, tôi bắt gặp từng tốp những con bạc vừa rời khỏi các casino để trở về VN. Lúc này, trên đường đến cửa khẩu, tôi nhìn thấy hàng chục chiếc xe con đậu 2 bên lề QL62, còn tại bãi xe sát cửa khẩu, hàng chục chiếc xe khác nằm im lìm chờ khách. Phần lớn xe mang biển số TPHCM, Tiền Giang, Đồng Tháp, Long An… Cũng lúc này, cách cửa khẩu Bình Hiệp khoảng 1 cây số, bên lề QL62, trong một căn nhà tồi tàn trống trước trống sau, tôi thấy vợ con của Đỗ Thành Công làm đám “giáp năm” cho chồng, cha.
Cách đây đúng 1 năm, vào ngày 9.8.2011, con bạc Đỗ Thành Công đã bị đánh đập đến chết vì thua bạc cầm mạng bên casino mà vợ con không có tiền mang qua chuộc mạng.
Tôi bước vào casino gần cửa khẩu nhất có tên Rubi Diamon, sau khi buộc phải gửi túi xách mang theo người. Trong căn phòng mát lạnh rộng khoảng 1.000m2 được đặt khoảng 30 bàn đánh bài và “tài xỉu”. Đây là thời điểm “đổi ca”, những con bạc “ngày” ra về, còn những con bạc “ăn đêm” bắt đầu “lên sòng”.
Cũng có những con bạc ngồi “xuyên ca”, tức chơi cả ngày lẫn đêm, họ không quan tâm gì đến cảnh “đổi ca” nhộn nhịp xung quanh. Về đêm, casino chỉ hoạt động khoảng một nửa số bàn đánh bạc, mỗi bàn 10 – 15 người. Họ, tất cả là người VN, ngồi bu quanh 2 cô gái “nhà cái” người Campuchia xinh đẹp, nhưng không ai quan tâm đến khuôn mặt đẹp hay đôi chân dài, mà chỉ chăm chú vào đôi tay của các cô gái – mỗi lần đôi tay ấy vung lên là một ván bài kết thúc, nhiều con bạc rú lên vì thắng, những con bạc khác thở dài, chửi đổng.
Chợt nhớ chưa ăn chiều, tôi lân la đến căng tin. “Có mì xào và cháo gà” – cô gái người Campuchia nói lơ lớ tiếng Việt. Trong nháy mắt, một đĩa mì Spaghetti được bưng ra kèm lon nước ngọt. Tôi hỏi thuốc hút, tức thì 1 gói “ba số chữ Thái” được mang đến, tất cả đều miễn phí.
Để có cái nhìn “toàn cảnh”, tôi lê la đến các casino còn lại, cái này cách cái kia chỉ khoảng 100 mét. Vào casino Darling, không khí không khác gì bên Rubi Diamon. Qua casino Lucky, chỉ thấy lèo tèo mấy bàn đánh bạc. Casino cuối cùng nằm xa nhất có tên 333 không sáng đèn, người ta cho biết vì ít người chơi nên casino này không hoạt động về đêm.
Ngủ khách sạn 2 sao
Video đang HOT
Trở về casino Rubi Diamon lúc hơn 20 giờ, tôi đến quầy tiếp tân lấy phòng nghỉ. Thủ tục đơn giản, chỉ cần trình giấy CMND, phòng ngủ cũng miễn phí. Tòa nhà casino Rubi Diamon có 4 tầng, tầng trệt dành làm nơi đánh bạc, các tầng trên dùng làm chỗ nghỉ đêm cho các con bạc. Phòng nghỉ không “gắn sao”, nhưng ngang với khách sạn cỡ “2 sao” bên VN với các tiện nghi cao cấp như: Thang máy, chìa khóa thẻ từ, phòng tắm vòi phun, tivi màn ảnh phẳng 40 inches, wifi…
Nhấn nút tivi, tôi choáng ngộp với hàng trăm kênh, trong đó có phần lớn các kênh truyền hình của VN. Nhiều chương trình TV của Campuchia có phụ đề hoặc dịch tiếng Việt. Từ trên tầng 3, tôi có thể quan sát cả vùng xung quanh. Đêm vùng biên thật tĩnh lặng, ngoài khu vực các casino sáng đèn, khắp xung quanh tối đen vì là đồng trống. Bên phía VN “sáng sủa” hơn với dãy đèn đường trên QL62. Ma lực bài bạc đã hút hàng trăm con người bỏ nhà, bỏ cửa đến vùng biên heo hút này, ở lại cả đêm để đánh bạc.
Hơn 10 giờ đêm, tôi rời phòng ngủ xuống casino. Vừa mở cửa phòng, không khí tĩnh lặng vùng biên không còn, tiếng ồn ào ở sòng bạc dưới đất vọng lên tới tầng 3. Cùng đứng đợi thang máy với tôi là cô gái trẻ cỡ 25 tuổi. Tôi gợi chuyện: “Sao cô xuống đánh trễ quá vậy?”. “Em đi coi mấy ổng đánh cho vui, nằm trên này chán quá!” – cô gái trả lời. “Cô ở đâu đi đánh bạc?” – tôi tranh thủ khai thác. Cô gái nhìn tôi với cặp mắt dò xét, miễn cưỡng trả lời: “Sài Gòn”.
Tôi biết mình không được hỏi thêm, mà khỏi hỏi thì tôi cũng biết câu chuyện chung: Một “đại gia” nào đó muốn tìm cảm giác mạnh đã đưa “ghệ nhí” đi chơi qua đêm ở casino. Không khí sòng bạc bây giờ càng náo nhiệt hơn lúc đầu hôm với hàng trăm con bạc đang hồi “say máu”. Tôi kín đáo quan sát cô gái đi cùng thang máy. Cô đi thẳng đến bàn “bài cào” số 5 và ngồi sà vào lòng của người đàn ông chừng gấp đôi tuổi cô.
Không quan tâm đến cô “ghệ nhí”, người đàn ông dán mắt vào các lá bài, bên cạnh là xấp tiền dày cộm toàn giấy 500 ngàn đồng VN. Bài giở, nhà cái thắng, hàng đống tiền được những bàn tay xinh xắn nhanh nhẩu thu vào. Người đàn ông càu nhàu: “Đang thua, em lên phòng nghỉ đi, để anh gỡ…”. Cô gái nũng nịu không chịu đi, đưa tay chụp mấy lá bài, rồi “nặn” rất điệu nghệ, xong quẳng mạnh xuống bàn kèm theo tiếng la “Thắng rồi”. Những con bạc ngồi quanh và người đàn ông đều thở phào, ai đó nói: “Để cổ bắt bài nữa đi!”. Những xấp tiền giấy 100, 200, 500 ngàn đồng được đem ra khỏi hộc tiền nhà cái để chung cho khách chơi.
Tại 1 bàn “tài xỉu” ở góc casino, ngồi quanh toàn những phụ nữ trẻ có, đứng tuổi có. Họ đặt dè dặt từng tờ giấy 50 ngàn đồng. Khi thua họ cũng đau khổ, khi thắng họ cũng sung sướng như ăn thua tiền triệu. Trong giới casino gọi họ là “cái bang sòng bạc”. Họ đã lén gia đình lấy tiền bạc qua casino chơi và thua sạch, không dám quay về nhà, họ ở lại sống bám vào casino bằng đủ thứ nghề: Dắt mối đánh bạc, bán vé số, bán hàng rong, kể cả làm “vợ hờ” cho 1 con bạc nào đó… Ban ngày họ làm lụng, đến tối mới gom số tiền ít ỏi kiếm được xuống “ngồi sòng”. Các casino đều biết chẳng “kiếm chác” gì được từ họ, nhưng vẫn cưu mang, cho ăn ở miễn phí, vì ít nhất họ cũng góp phần làm cho casino thêm sôi động về đêm.
Thao thức những canh bạc
Toàn cảnh khu vực casino chụp từ phòng nghỉ của casino Rubi Diamond. Ảnh: K.Q
Trở về phòng ngủ khi đã quá nửa đêm, nhưng tôi không thể chợp mắt, những hình ảnh, những câu hỏi chưa có lời đáp cứ đeo đuổi tôi. Vì sao luôn có hàng ngàn người như con thiêu thân hàng ngày lao vào ánh đèn casino? Bao người tan nhà nát cửa, bị chặt ngón tay, thậm chí bỏ mạng vì casino sao vẫn chưa đủ sức cảnh tỉnh họ? Họ “bán mạng” ở casino, còn gia đình họ bên nhà ra sao? Bằng cách nào lôi họ ra khỏi “cõi u mê” chết người này?…
Tình cờ mở TV, tôi thấy chiếu bộ phim “Lời đề nghị khiếm nhã” của Mỹ (có phụ đề tiếng Việt) cũng có bối cảnh casino, nhưng khá lãng mạn chứ không khốc liệt. Một đôi vợ chồng trẻ đem ít tiền dành dụm được đi casino với hi vọng thắng bài để có tiền mua nhà. Nhưng họ đã thua sạch. Một tỉ phú “kết” người vợ, đã nhờ cô chơi ván bài 1 triệu USD. Người tỉ phú thắng bài và “đề nghị khiếm nhã” được ngủ với người vợ với giá 1 triệu USD…
Gần 4 giờ sáng, tôi lại lò mò xuống casino. Số bàn đánh bạc đã giảm gần một nửa so với đầu hôm. Có thể họ đã thua hết tiền, mà cũng có thể họ quá mệt, cần ngủ nghỉ. Trên bàn đánh bạc số 5 giờ chỉ có người “đại gia”, còn cô “ghệ nhí” đã đi ngủ. Người đàn ông thừa sinh lực này bỏ mặc cô bồ non trẻ trên phòng ngủ để vùi đầu vào những lá bài.
Không sôi động như đầu hôm, những con bạc bắt bài, đặt tiền một cách vô hồn, theo quán tính, thắng họ không thèm vui cười, thua không than thở, tôi có cảm giác họ không buồn cả hít thở. Nhiều người tranh thủ thời gian giữa 2 ván bài để “chợp mắt” một chút. Bàn “tài xỉu” dành cho “cái bang sòng bạc” đã thu dọn, những con bạc “nhà nghèo” dù ăn hay thua cũng về nghỉ một lúc để sáng mai còn “mần việc”.
Tôi ra đường, đi bộ thể dục theo con đường đá đỏ nối cửa khẩu Bình Hiệp với thị xã SVayRieng. Kinh tế biên mậu tại cửa khẩu này còn rất khiêm tốn, một phần vì đường đi còn quá xấu. Cửa khẩu quốc tế này chưa đóng góp được gì xứng đáng cho kinh tế tỉnh Long An, trong khi hàng trăm, hàng ngàn gia đình đã điêu đứng vì các casino.
Trở lại chỗ nghỉ lúc hơn 6 giờ sáng, tôi thấy chỉ còn 3 bàn đánh bạc hoạt động, họ là những con bạc “chơi tới cùng”. Có mấy con bạc bước đi vô hồn ra khỏi casino, họ đi mà “chẳng biết về đâu, nghĩ ngợi gì”, nhưng chắc chắn không phải đi thể dục như tôi. Cùng lúc, cửa khẩu bắt đầu đón những con bạc đầu tiên dậy đi casino từ sớm. Chỉ ít phút nữa thôi casino lại đón thêm người, để rồi lại sôi động từ 9 giờ sáng, kéo dài cho tới chiều, tới tối.
Theo VNE
Cự phú và ký ức đêm săn rắn hổ chúa
Trị giá mỗi bình rượu có thể là vài trăm triệu đồng, thậm chí những bình rượu độc đáo có thể lên tới tiền tỷ.
Rượu ngâm tự truyện
Ông cầm tinh con rồng, họ Nguyễn thuộc dòng danh gia vọng tộc. Thời trẻ ông vốn là tay kinh doanh bất động sản có hạng. Nay buông việc kinh doanh thu bộn tiền một thời ấy, chỉ vui thú với nghề kinh doanh dụng cụ thể thao. Tôi biết ông trong một chuyến tình cờ, từ rất lâu rồi, tôi đi xem người ta săn rắn hổ mang chúa, mà không ngờ người bỏ tiền thuê cả đội săn lại là ông Nguyễn (cánh thợ săn gọi ông như vậy và tôi quen rồi cũng chỉ gọi ông là Nguyễn).
Ngay giữa Hà Nội ông sở hữu riêng cho mình 50 bình rượu cũng là kỷ lục lắm rồi. Rượu ngâm bày ra gian hàng kinh doanh đồ thể thao, trên bậc cầu thang lên tầng. Cũng phải nói ông thuộc hàng "đại gia" của Hà Nội, ngôi nhà xây cho con trai tại phố Ông Ích Khiêm bàn ghế, giường nằm được làm hoàn toàn từ gỗ sưa, tranh đá quý treo ra ngoài hành lang. Trong căn nhà thiết kế theo kiểu cổ ấy, ông cũng có vài bình rượu quý "ký gửi". Nhìn những bình rượu ấy, tôi liên tưởng đến những phòng thí nghiệm bảo tồn động vật thì đúng hơn. Bởi lẽ, cỡ bình quá lớn và hầu như đầy đủ các loại "cốt" động vật có thể ngâm rượu mà nghe nói khoẻ cho nam giới đều có trong bộ sưu tập của ông Nguyễn.
Mê rượu ngâm từ thời trẻ, vì thế trong mỗi chuyến đi ông Nguyễn đều cố tìm cho mình một thứ gì đó để ngâm rượu. Không phải như người ta thích là tự ngâm, chẳng biết có lợi cho sức khoẻ hay không. Ông Nguyễn vốn là người cẩn thận nên mỗi loại "cốt" ông kiếm được đều nhờ chuyên gia đông y và thợ có thay nghề cao đến ngâm rượu. Công phu lắm, ngâm rắn phải sử dụng rượu quê mà phải đúng nếp cái hoa vàng, ngâm tắc kè ông lại tìm thợ vùng biển, rượu ngâm cũng phải sử dụng loại đặc biệt.
Bộ sưu tập rượu ngâm của cự phú trong bài viết
Chuyến đi xa nào, khi trở về, ôm được bình rượu ngâm về là thành công lớn trái lại, về tay không mặc dù chuyến đi thu bộn tiền với ông chưa như ý. Ông coi những bình rượu của mình là vô giá, bởi vì tính ra chi phí thì không thể tính toán được. Câu chuyện kể của ông gợi tôi nhớ về thời còn nhỏ theo đoàn đi săn rắn hổ mang chúa mà bình rượu ấy đến nay vẫn còn giữ nguyên xi gắn trong bộ rượu ngâm của ông.
Hồi ức những cuộc "săn" rượu ngâm
Ngày ấy, ông đi qua vùng quê Phú Thọ, một vùng trung du với đồ rừng lúp xúp. Nghe người dân kháo nhau ở đấy có cặp hổ mang chúa, vậy là ông Nguyễn tung tiền thuê thợ săn rắn chúa. Tay săn cự phách là có tên là Nguyễn Hữu Phương tập hợp thêm vài người nữa thành đội săn do ông Nguyễn chi tiền. Nhà Phương ở cuối thôn, nương vào lưng một quả đồi lại gần với bãi tha ma. Những năm đó, môi trường còn lành lắm nên rắn cứ bò vào nhà như cơm bữa. Phương quá quen với rắn vào nhà, bởi nếu không gây sự với rắn thì nó cũng hiền khô. Vợ Phương, mỗi sáng sớm thức dậy thổi cơm vẫn phải làm động tác gõ vào cánh cửa để đuổi những con rắn nước, rắn hổ mang chì, thậm chí hung dữ hơn là hổ mang bành vào khoanh tròn nơi bếp tro.
Nhưng cũng có phen cả 4 người nhà Phương hoảng sợ khi cặp rắn hổ mang chúa mò vào nhà. Cả nhà Phương đi ăn giỗ, tối về nhà, vừa mở hé cửa thấy tiếng rắn thở phì phì, phun nọc phè phè. Biết có rắn dữ, vợ vào bếp đốt bùi nhùi rơm (ngày ấy quê Phương còn chưa có điện) lấy gậy gõ mãi đôi rắn mới kéo đi.
Nghe tin ông Nguyễn bỏ tiền thuê săn đôi rắn ấy, Phương nhận lời ngay. Lần theo dấu vết, Phương và cánh thợ săn biết được hang rắn nằm ở một gò đất gần bãi tha ma. Những đêm trăng suông, hầu như các loài rắn đều ra khỏi hang, có lẽ chúng thích thứ ánh sáng bàng bạc, hơi lạnh hơi rờn rợn ấy. Cứ những đêm trăng như vậy, Phương mang đèn pin, cùng cái kẹp ra nghĩa trang kiểu gì cũng bắt được trên chục con rắn các loại. Nhưng lần này, mục tiêu lại là cặp rắn hổ mang chúa, hung dữ và rất khôn ngoan.
Đêm sáng trăng, Phương cùng đám thợ săn mang đồ nghề ra nghĩa trang phục. Rắn hổ mang chúa xuất hiện, một tay trong đội săn nóng lòng rọi đèn vào cặp rắn. Một phản xạ cực nhanh, đôi rắn ngỏng cao đầu, rướn mình lên lao thẳng vào nơi có ánh đèn tấn công. Con chó săn của Phương bị nọc rắn phun mù mắt lăn lộn sủa ăng ẳng. Một người trong đoàn, bị rắn đớp hụt ngón chân, vết răng rất nhẹ, nhưng cũng phải tự cầm dao chặt đi ngón chân của mình. Loại rắn ăn sương, sống nơi bãi tha ma nọc đọc lắm, nếu không xử lý nhanh khi bị nó cắn chỉ còn nước vài phút sau chỗ rắn cắn tím bầm, sưng to, nọc rắn chạy vào tim là "đi đứt". Chuyến săn thất bại, nhưng ông Nguyễn cũng chi cho đội săn rất hậu. Tính ra tiền bây giờ cũng mất hơn hai trăm triệu đồng.
Vẫn theo đuổi cặp rắn ấy, tháng sau lại một đêm trăng suông, đội săn lại vào cuộc mới. Lần này, cặp rắn khôn hơn, nó không chịu bò ra. Khua khoắng thế nào nó cũng không xuất hiện. Ngày hôm sau, cả đoàn săn quyết định tấn công vào tận hang. Họ đào lật gần hết quả đồi, thì đôi rắn xông ra. Cuộc chiến giữa người và rắn diễn ra rất quyết liệt, cuối cùng cặp rắn cũng bị bắt sống.
Ông Nguyễn mừng ra mặt, ông thuê thợ làm rắn, ngâm rượu ngay tại chỗ. Ông dự tính mang bình thửa từ Bát Tràng rất to, nhưng một bình không thể ngâm được cả đôi rắn. Thôi đành, mỗi con ngâm vào một bình. Ông Nguyễn bảo: "Ngày ấy, một con cân được 5,6 kg, còn một con to hơn được 7 kg. Đây là hai bình rượu mà tôi đã bỏ nhiều công sức nên quý lắm".
Đặt ở vị trí khá dễ nhìn là bình rượu ngâm nhân sâm ngàn năm tuổi. Không biết nó thật sự có bao nhiêu tuổi, nhưng củ sâm to gần bằng đứa trẻ. Ông Nguyễn nói, tôi sang Hàn Quốc, mua được nó mang về. Người dân bản địa bảo đó là sâm ngàn năm tuổi. Giá mua ngày ấy khoảng 10 ngàn "đô". Chi phí cho ngâm cũng kha khá. Nhưng thứ rượu ấy đàn ông, đàn bà đều uống rất tốt.
Rồi lại chuyện, bình rượu tắc kè hoa được kết thành hàng như người ta đan nan vậy. Bình rượu này có 47 con. Một ông thầy nói rằng, đến tuổi ấy ông Nguyễn gặp nạn nên phải làm đồ thế mạng. Vợ thì lo cúng chùa giải hạn, nhưng với ông Nguyễn lại có cách làm riêng của người mê rượu ngâm. Ông đi tìm mua đủ 47 con tắc kè hoa, thuê người ngâm coi đó là vật tế, giải đi những tai ương của bản thân. Bình rượu ấy là đoạn kết của cuộc săn lùng "cốt" động vật ngâm rượu của ông Nguyễn.
" Ngại mang tội, nhưng chỉ vì... mê"
Thấy tôi lấy máy, chụp ảnh, ông nói: "Chụp thoải mái, nhưng đừng có chụp hình tôi. Viết báo đừng có nêu tên tôi... kẻo lại bị mang tội". Tôi đùa, "biết tội mà sao ông vẫn ôm khư khư những bình rượu độc nhất vô nhị ấy". Ông cười: "Mê quá rồi. Hơn nữa, những bình rượu với "cốt" quý ấy, tôi ngâm cách đây 20-30 năm rồi. Ngày ấy, nhiều động vật chưa được liệt vào "sách đỏ", người ta vẫn đi săn, bày bán động vật hoang dã công khai. Còn bây giờ, vẫn mê rượu ngâm nhưng tôi có dám đầu tư làm bình rượu động vật mới nào đâu. Mình cũng có ý thức bảo vệ thiên nhiên hoang dã chứ".
Phút... ăn năn(?!)
Trút được bầu tâm sự với cố nhân, ông Nguyễn trong men rượu lâng lâng, nói như tự sự: "Thời trẻ tôi mê rượu ngâm là thế. Giờ thì đầy đủ thứ mình thích rồi. Nhiều lúc tôi cũng suy tư về việc truy lùng động vật quý ấy". Nhìn sâu vào trong tâm tưởng của ông Nguyễn, tôi thấy có sự hối cải, dẫu biết thời kỳ ấy, những động vật hoang dã còn nhiều và chưa bị cấm ráo riết như hiện nay. Nhưng tôi vẫn buồn, không biết những loại động vật nào vẫn ngày đêm bị thợ săn truy lùng để thành món nhậu, rượu ngâm cho những "đại gia" thích chơi khác người.
Theo GDVN
Ngọa Long ra mắt tính năng Võ Hồn Ra mắt vào 16/3, tính năng này cho game thủ khiêu chiến với Tứ Đại Thần Thú nổi tiếng dân gian. Giao diện Võ Hồn. Tứ Đại Thần Thú chính là Thanh Long đại diện cho Phong, Chu Tước đại diện cho Hỏa, Bạch Hổ đại diện cho Lôi và Huyền Vũ đại diện cho Thủy. Sau khi chiến thắng thần thú, người...