“Đêm trắng” cùng bác sĩ khoa cấp cứu
Cánh cửa sau xe cứu thương bật mở, một bệnh nhân mình mẩy bê bết máu, khuôn mặt biến dạng nằm bất động. Người bệnh lập tức nhận được sự chăm sóc của bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy. Ngoài sảnh, những chuyến xe vẫn nối đuôi nhau đi về.
Nằm trên chiếc băng ca ngay ngoài cửa phòng mổ là một thanh niên bị tai nạn giao thông do say xỉn. Kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy bệnh nhân bị chấn thương sọ não. Vẫn chưa tỉnh rượu, bệnh nhân liên tục kêu gào, chửi thề làm kinh động cả khoa cấp cứu. Bên cạnh anh này, một bệnh nhân khác bị chém trong một vụ ẩu đả, nằm bất động do mất nhiều máu.
Bệnh nhân nặng từ các tỉnh liên tục được chuyển tới trong đêm
Ngoài sảnh khoa cấp cứu, một bệnh nhân từ tỉnh Bến Tre được chuyển tới, vụ tai nạn giao thông đã khiến khuôn mặt chị gần như biến dạng hoàn toàn, người mẹ già chân tay run rẩy nhìn theo chiếc băng ca đang lướt nhanh. Chưa hết hoảng loạn, bà cho biết: “Đó là con gái tôi, lúc 8 giờ tối nó đi làm về thì bị một thanh niên say rượu chạy xe gắn máy tông phải, giờ nó còn hôn mê”. Chưa nói dứt lời bà ôm mặt nức nở: “Con ơi là con… mày mà có mệnh hệ gì thì lấy ai lo cho hai đứa nhỏ”.
Trong khu tiếp nhận bệnh nhân, các giường bệnh đã không còn chỗ trống, một hộ lý đang chăm sóc một bệnh nhân nam bị chấn thương sọ não, mê sảng, do tai nạn lao động. Để cố định bệnh nhân trên băng ca, chị hộ lý đã cột tay anh vào thành giường. Bệnh nhân rướn cổ, mắt trợn trừng như muốn kêu gào nhưng không ra hơi nên cái đầu chỉ lúc lắc.
Những chiếc băng ca nhanh chóng được đưa đến khu tiếp nhận bệnh
Tại phòng Hồi sức cấp cứu, các bác sĩ đang khẩn trương cứu chữa cho một bệnh nhân đã ở độ tuổi “xưa nay hiếm”, cụ bị nhồi máu cơ tim. Tất cả bác sĩ và điều dưỡng của khoa liên tục kiểm tra sức khỏe và phân loại bệnh nhân, những ca nặng cần can thiệp bằng phẫu thuật nhanh chóng được chuyển đến phòng mổ cấp cứu.
Video đang HOT
BS Phạm Văn Tính, trưởng ca trực từ 21 giờ ngày 25/2 đến 5 giờ ngày 26/2, cho biết: “Trung bình mỗi ngày Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận hơn 300 bệnh nhân nhập viện cấp cứu, Vào dịp lễ tết hoặc những ngày cuối tuần, số bệnh nhân có thể tăng cao hơn. Ngoài TPHCM, những ca bệnh nặng từ các tỉnh phía Nam, miền Trung và Tây Nguyên đều chuyển về Chợ Rẫy”.
Các giường bệnh đã không còn chỗ trống
Khác với những khoa điều trị thông thường, khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy làm việc không có giờ bắt đầu và cũng không có giờ kết thúc. Bệnh nhân với số lượng động liên tục được đưa đến không kể giờ giấc. Vì vậy khoa hoạt động liên tục theo chế độ 3 ca, 4 kíp các bác sĩ, điều dưỡng của khoa cứ đến ca là có mặt bất chấp đó là ngày nghỉ, ngày lễ hay ngày tết.
Hơn 300 bệnh nhân – 300 sinh mạng mỗi ngày phó thác cho sứ mệnh cao cả của những “người thầy” mặc áo blouse trắng. Chính vì thế khoa Cấp cứu của BV Chợ Rẫy đã trang bị những máy móc hiện đại nhất, từ máy chụp cắt lớp điện toán, máy siêu âm, X-Quang, máy trợ thở, máy đo điện tim, cho đến máy xét nghiệm…
Một trường hợp bị TNGT đang được hồi sức tích cực
Để không lãng phí “thời gian vàng” của người bệnh, khoa còn xây dựng một phòng mổ “cấp cứu sinh mạng” ngay tại chỗ. “Các phẫu thuật viên chuyên khoa luôn trong tư thế trực chiến. Với phòng mổ này chúng tôi đã cứu sống không biết bao nhiêu con người, kể cả những trường hợp bị đâm vỡ tim” – BS Tính cho biết.
Cuộc trò chuyện mới bắt đầu đã bị gián đoạn bởi một bệnh nhân gặp tai nạn vừa nhập viện, cần được can thiệp bằng phẫu thuật gấp. Những bác sĩ lại thoăn thoắt rảo bước chuẩn bị đương đâu với “tử thần” để giữ lại mạng sống cho một con người.
Phía sau khoa cấp cứu, người nhà bệnh nhân nằm la liệt
Bốn giờ sáng, phía sau khoa cấp cứu, người nhà bệnh nhân ngồi, nằm la liệt. Nhiều người vẫn mỏi mắt nhìn theo bóng bác sĩ ẩn hiện sau cánh cửa phòng mổ, đâu đó văng vẳng tiếng khóc hờ của thân nhân người gặp nạn, xa xa tiếng còi hú của xe cấp cứu còn vọng lại…
Theo Dân trí
Ôi trời... ngôn ngữ 9X!
Những tiếng lóng, chửi thề, văng tục... dường như đã trở thành phổ biến của riêng của một số bạn 9X.
Những "thuật ngữ" khó hiểu
Nếu ai đã vô tình được nghe một cuộc nói chuyện của một số teen hay của bất kỳ một bạn sinh viên nào bây giờ thì chắc hẳn đều không khó để bắt gặp những "thuật ngữ" được teen thường xuyên sử dụng. Những tiếng lóng, những câu chửi thề, những câu văng tục, hay những "thuật ngữ" mà chỉ có teen mới hiểu dường như bây giờ đã trở thành ngôn ngữ của riêng thế hệ 9X. Thứ ngôn ngữ này được sử dụng thường xuyên và dường như không thể thiếu trong "vốn" ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày của teen.
Trong bất kỳ một cuộc nói chuyện nào giữa các teen bây giờ, ta dễ dàng bắt gặp những thuật ngữ như DKM, DKMM, DM, CLGT, VL, VKL...và còn rất nhiều nữa. Đây là những ngôn ngữ giao tiếp mà chỉ teen mới hiểu vì chính các teen là người sáng tạo ra nó. Nếu ai mới lần đầu nghe qua chắc chắn sẽ không thể hiểu được những từ ngữ "bí hiểm" đó. Ngay cả khi có bị chửi bằng ngôn ngữ đó bạn cũng không thể biết được.
Không chỉ có những "thuật ngữ bí hiểm" mà những ngôn ngữ văng tục đời thường cũng được teen sử dụng rất nhiều như: thằng chóa (chó), mẹ mày, con khỉ...Và mới gần đây, đủ các loại "vãi" đã được teen sử dụng nhiệt tình. Lúc đầu là vãi chưởng rồi đến vãi lều, vãi lúa, vãi linh hồn,.... Cô bạn tôi là một điển hình về các loại "vãi" này. Lúc đầu cùng chỉ là những tiếng đệm thi thoảng mới dùng đến. Còn bây giờ thì lúc nào cũng thường trực trên miệng là các từ "vãi" ...như mệt vãi chưởng, buồn ngủ vãi...Lúc đầu mọi người cũng ngạc nhiên, nhưng rồi ngày nào cũng nghe nên thành quen.
Điều đáng chú ý là mốt văng tục bây giờ không chỉ của các teen nam mà còn của nhiều teen nữ - những người xưa nay vẫn được cho là ăn nói dịu dàng, dễ nghe hơn các teen nam. Một hôm, đi học trên xe buýt, tình cờ tôi bắt gặp câu chuyện mà đến tận bây giờ vẫn ám ảnh tôi. Khi chiếc xe chạy đến Đại học Quốc gia, vì các bạn sinh viên ở đó xuống rất đông nên không thể tránh khỏi cảnh chen lấn. Giữa lúc mọi người đang hối hả xuống cho kịp giờ học thì ai nấy đều sững sờ vì một cô bạn gái: "Người ta đang xuống, chen cái...". Thật không thể chập nhận được. Không chỉ tôi mà dường như tất cả mọi người trên xe đều hướng ánh mắt khó hiểu về phía cô bạn. Tôi không thể tưởng tượng được một cô bạn gái mà lại có thể phát ngôn ra những từ ngữ thô tục giữa chốn đông người như vậy? Phải chăng mốt văng tục bây giờ đã trở thành điều quá bình thường trong ngôn ngữ hằng ngày của teen ở mọi nơi, mọi lúc? Một thực tế mà không chỉ những người làm văn hóa, những bậc phụ huynh mà ngay cả những bạn học sinh, sinh viên hay bạn trẻ nào có tinh thần trách nhiệm cũng không thể chấp nhận được.
"Bít chít lìn"
Không phải ai cũng có thể "giải mã" được những thứ ngôn ngữ, cùng những thuật ngữ bây giờ của teen. Nhưng nếu đã hiểu thì như ngôn ngữ của teen vẫn thường nói là: "Bít chít lìn". Năm thứ nhất, khi mới lên Hà Nội học, chưa quen với thứ ngôn ngữ này nên khi đi cùng cậu bạn, nghe cậu ta nói VKL thì tôi ngơ ngác, không hiểu gì. Hỏi ra thì được biết nghĩa của nó thô tục đến không ngờ. Còn câu chuyện của cô bạn học cùng lớp tôi thì dở khóc, dở cười cũng chỉ vì thứ ngôn ngữ khó hiểu kia.
Trong giờ đánh bóng chuyền, nghe được mấy cậu bạn nam nói chuyện với nhau luôn sử dụng từ DKM làm cô bạn không hiểu. Hỏi thì các bạn chỉ cười mà không trả lời. Vì không hiểu nghĩa của nó nên cô bạn này lại dùng luôn từ đó để nói chuyện với bạn cùng phòng. Không ngờ bị bạn giận tím mặt. Hôm sau ra lớp hỏi thì mới được biết nghĩa của từ đó rất thô tục, không thể chấp nhận được.
Để "giải mã" được ngôn ngữ của teen bây giờ đã khó, nhưng khi đã hiểu được nghĩa của những từ đó thì càng khó lòng có thể chấp nhận được.
Văn hóa của teen ở đâu?
Ngôn ngữ giao tiếp cũng là một khía cạnh thể hiện văn hóa của teen. Hiện nay, "mốt" văng tục kia lại chủ yếu là của những học sinh, sinh viên, những người có trình độ, kiến thức. Một câu hỏi đặt ra là văn hóa giao tiếp của teen hiện nay ở đâu khi mà những thuật ngữ, những tiếng lóng, những tiếng đệm thô tục vẫn được sử dụng thường ngày? Để lý giải cho sự văng tục của mình, không ít bạn cho rằng đó là chuyện bình thường khi của teen, khi nói chuyện với người lớn sẽ không dùng là được. Có bạn còn cho rằng bây giờ ai cũng dùng ngôn ngữ này cả, mình không dùng sẽ lạc hậu!... Có nhiều bạn biết nói tục là tật xấu, nhưng "quen miệng rồi, không bỏ được". Có rất nhiều lý do rất chính đáng mà các bạn trẻ hiện nay có thể đưa ra để lý giải cho mốt văng tục của mình. Nhưng theo quan điểm cá nhân của người viết thì nghĩa của những ngôn ngữ đó đã thô tục không thể chấp nhận được thì chẳng một lí do nào đưa ra để giải thích cho nó có thể chấp nhận được cả.
Biết rằng nói bậy là xấu, là bẩn nhưng không thể có biện pháp nào hay luật lệ nào có thể ngăn cấm chuyện này được. Vì thế, mỗi bạn nên có ý thức giữ gìn sự trong sáng trong ngôn ngữ giao tiếp của chính mình, để không bị nhiễm "mốt" văng tục đang lây lan nhanh chóng trong thế giới của teen bây giờ, các bạn nhé!
Theo Mực Tím
Bạo lực học đường càng ngày càng... nghiêm trọng Cứ đôi ba hôm là khắp các tờ báo online lại "lùm xùm" vụ nữ sinh lột áo, túm tóc, rạch mặt... rồi "phỉ báng", lăng mạ nhau bằng những ngôn từ thiếu văn hóa ngay tại trường học. Suốt hơn ba tháng qua, vấn nạn bạo lực học đường đã trở thành nỗi lo chung của các bậc phụ huynh, thầy cô...