Đem thứ cây này xuống trồng xuống đất lúa, ai ngờ nông dân An Giang thành tỷ phú, bán ế vẫn có lời
Trồng mai vàng trên đất lúa là sáng tạo của nông dân TX Tân Châu ( tỉnh An Giang) trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Cây mai vàng cho hiệu quả kinh tế rất cao, sản phẩm có đầu ra rộng mở trên thị trường. Đời sống của hộ trồng mai ngày càng khấm khá.
Khởi nghiệp từ cây mai vàng
Gia đình ông Cao Tấn Ân (ngụ xã Phú Vĩnh, TX Tân Châu, tỉnh An Giang) là điển hình trong việc chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây mai vàng.
Cách đây 10 năm, hưởng ứng chủ trương của ngành nông nghiệp, chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, ông Ân và bạn bè mạnh dạn phá bờ đê ruộng lúa, lên liếp, đánh rãnh, tạo mương thoát nước để trồng cây mai vàng.
Nghề trồng mai giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương của TX Tân Châu, tỉnh An Giang.
Ông Ân đã chuyển đổi 2 công đất trồng lúa, đầu tư cải tạo hạ tầng gần 100 triệu đồng. Ban đầu, khi chuyển từ ruộng lúa sang ruộng trồng mai, do chưa hiểu hết tập tính cây trồng, ông phải mất rất nhiều chi phí, công sức.
Cây mai vàng không chịu được ngập úng, buộc đánh mương để tiêu úng. Có như vậy, khi mưa già, ruộng mai không bị ngập nước. Trời nắng, việc tưới, tiêu cũng thuận lợi.
Video đang HOT
Khó khăn trong giai đoạn đầu, có lúc tưởng chừng phải bỏ cuộc. Song, nhờ sự động viên của chính quyền địa phương, cùng với khả năng nắm bắt tiến bộ khoa học – kỹ thuật, ông Ân điều chỉnh lại hạ tầng của ruộng trồng mai, như: Lên liếp trồng phải cao hơn, mương nước đào sâu hơn, áp dụng biện pháp tưới nhỏ giọt của Israel để việc tưới nước, phân bón, thuốc trị bệnh được tập trung.
Vậy là sau 2 năm rút kinh nghiệm, làm quen với tập tính cây trồng, bước sang năm thứ 3, ông biến đất lúa thành ruộng trồng mai xanh tốt, cây mai vàng phát triển đồng đều. Lúc này, ông bắt đầu tạo dáng cho cây, chờ đến ngày thu hoạch.
Giá trị kinh tế cao từ trồng mai vàng
“Mỗi công đất trồng được 500 cây mai vàng. Khi mai trồng được 3-4 năm, bắt đầu xuất bán. cây mai vàng trồng trên nền đất lúa xuất bán thành 3 đợt. Đợt 1, tôi bán cây lớn, có giá từ 1,8 – 2 triệu đồng/cây; đợt 2 từ 1,2 – 1,5 triệu đồng/cây, đợt 3 từ 500.000 – 800.000 đồng/cây.
Sau khi trừ chi phí, tôi thu lợi nhuận từ 300 – 500 triệu đồng/công đất. Ở vùng đất Phú Vĩnh này, chưa có loại cây trồng nào cho hiệu quả kinh tế cao như cây mai vàng.
Nông dân ở đây nói vui, cây mai bán ế cũng có lời, vì cây càng để lâu càng có giá trị. Gia đình tôi hiện có đến 15 công đất trồng mai” – ông Ân chia sẻ.
Sự kiện cây mai vàng của anh Cao Văn Trọng (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) trưng bày tại chợ hoa xuân Long Xuyên tháng 1-2022 được người chơi mai chốt giá 6 tỷ đồng một lần nữa cho thấy, mai vàng là loại cây trồng cho giá trị kinh tế rất cao.
“Kể từ khi báo chí đưa tin cây mai vàng của ông Trọng giá lên tới 6 tỷ đồng, người chơi mai từ các tỉnh Tiền Giang, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh về đây “săn” tìm mai vườn, mai nguyên thủy để mua. Ngoài mai vườn, thương lái từ tỉnh Long An, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh cũng tìm mua cây mai có dáng đẹp. Cá biệt, có cây được ngã giá đến 500 triệu đồng” – ông Ân xuýt xoa.
Mai vàng cho giá trị kinh tế cao, nông dân ở các địa phương, như: Phú Vĩnh, Long An, Châu Phong, Lê Chánh (TX Tân Châu, tỉnh An Giang) nhanh chóng nắm bắt kỹ thuật trồng, chăm sóc, mạnh dạn chuyển đổi tư duy sản xuất, chuyển sang trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao (trong đó có cây mai vàng).
Đến nay, toàn TX Tân Châu có trên 50ha đất lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng mai vàng. Nhờ vậy, đời sống của hộ trồng mai ngày càng khấm khá hơn.
“Trước đây, Tân Châu nổi tiếng với cây mai gião. Nay, từ việc lai tạo, người trồng mai đã tạo ra rất nhiều giống mai “độc, lạ” cho giá trị kinh tế cao” – ông Nguyễn Thành Phong (ngụ xã Lê Chánh) chia sẻ.
“Cây mai vàng trồng trên nền đất lúa ngày càng khẳng định được giá trị kinh tế. Chính vì vậy, UBND TX. Tân Châu đã cây mai vàng trở thành cây trồng khuyến khích phát triển trên địa bàn.
Thời gian qua, ngoài việc hỗ trợ thủ tục về đất đai cho bà con chuyển đổi, hỗ trợ kỹ thuật, vốn, Phòng Kinh tế tham mưu UBND thị xã, đưa cây mai vàng vào chương trình, kế hoạch để xây dựng nhãn hiệu tập thể. Việc này giúp cho cây mai vàng ngày càng khẳng định giá trị kinh tế” – Trưởng phòng Kinh tế TX Tân Châu Võ Thị Loan thông tin.
Cả làng trồng mai vàng ở Long An, nhiều nhà là nông dân tỷ phú nhưng khổ vì đường lầy, điện yếu
Những năm qua, nhiều nông dân xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An xây dựng được nhà cửa khang trang, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng lên,...là nhờ cây mai vàng.
Tuy nhiên, hiện nay, làng nghề trồng mai vàng Tân Tây còn gặp nhiều khó khăn, cần sự hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời của các cấp, các ngành.
Làm giàu từ cây mai vàng
Chúng tôi men theo Quốc lộ 62 về thăm Làng nghề trồng mai vàng xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa (tỉnh Long An) vào những ngày cuối năm.
Ông Nguyễn Văn Hoàng (Trưởng ban Đại diện Làng nghề Trồng mai vàng xã Tân Tây) khẳng định: "Ngày trước, đi hết xã, kiếm được căn nhà khang trang mỏi cả mắt, còn bây giờ ai cũng khấm khá, việc xây nhà dễ dàng hơn, có khi chỉ cần bán một cây mai là xây được!".
Người dân xã Tân Tây (huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An) làm giàu nhờ cây mai vàng
Đời sống người dân làng nghề trồng mai ngày càng được nâng lên, nhiều ngôi nhà khang trang mọc lên san sát.
Làm sao không khá được khi chỉ cần trồng 1ha mai vàng thì thu về lợi nhuận gấp 10 lần so với trồng lúa.
Ông Huỳnh Văn Thủy (ấp 4) cho biết: "Bình quân 1ha trồng được 1.800 gốc mai, sau 3-4 năm, bán với giá trung bình 2,5 triệu đồng/gốc, thu về hơn 4,5 tỉ đồng. Trồng mai không lo về khâu tiêu thụ hay rớt giá bởi mai trồng càng lâu thì giá trị kinh tế càng cao...".
Theo ông Thủy, lúc trước, làm lúa thì kinh tế gia đình chỉ ở mức trung bình, từ ngày chuyển sang trồng mai, kinh tế tốt hơn nhiều. Nhờ trồng 3ha mai vàng, gia đình ông xây được ngôi nhà mới trị giá hơn 1 tỉ đồng, lo cho con đi học, mua sắm đầy đủ tiện nghi trong nhà, cuộc sống gia đình thoải mái hơn nhiều...
Dân trồng mai vàng có tiền tỷ nhưng xóm còn nhiều khó khăn
Được biết, năm 2018, toàn xã chỉ có 180ha đất tràm, đất lúa được người dân chuyển sang trồng mai vàng thì đến cuối năm 2021 tăng lên gần 340ha.
Đặc biệt, năm 2020, Tân Tây được công nhận Làng nghề trồng mai vàng. Qua đó, tạo điều kiện cho làng nghề phát triển, thúc đẩy phát triển du lịch, KT - XH địa phương.
Tuy nhiên, Làng nghề trồng mai vàng Tân Tây vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Văn Hoàng cho biết thêm: "Diện tích trồng mai vàng chủ yếu tập trung ở ấp 3, 4 nhưng đường vào các ấp này rất khó đi, đường nhỏ, chỉ vừa đủ một chiếc xe máy chạy. Mùa mưa, đường sình lầy. Mùa lũ, đường ngập nước không thể nào đi được.
Ngoài ra, do người dân sống rải rác nên việc kéo điện cũng chưa thực hiện được, người dân chủ yếu sử dụng điện tổ với giá 7.000 đồng/kWh nhưng điện rất yếu nên khó khăn khi áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất.
"Trong các cuộc tiếp xúc cử tri, chúng tôi kiến nghị các cấp, các ngành bố trí kinh phí đầu tư đường và điện, góp phần cho làng nghề ngày càng phát triển", ông Hoàng bày tỏ.
Từ khi chuyển sang trồng mai vàng, anh Phạm Văn Đựng (ấp 4) mạnh dạn đầu tư 2 mô tơ điện để bơm nước tưới. Tuy nhiên, do sử dụng điện tổ nên không sử dụng mô tơ được. Thay vào đó, anh phải đầu tư thêm máy dầu và ống bơm nước với chi phí gần 30 triệu đồng.
Anh Đựng nhẩm tính: "Giá 1 kWh điện hạ thế là 3.000 đồng, bơm được 1 giờ, còn sử dụng máy dầu, 1 giờ bơm nước tốn gần 20.000 đồng. Do đó, nông dân muốn sử dụng bơm điện để tiết kiệm chi chí nhưng điện tổ không đáp ứng được. Giờ đây, người dân rất mong sớm có điện để sản xuất và đường đi được đầu tư để thuận lợi hơn. Chỉ cần địa phương phát động, chúng tôi hưởng ứng ngay".
Không tưởng ở Thái Bình: Trồng loài cây có tên "cay đắng" nhưng lại cho thành quả ngọt ngào Từ lâu, cây thuốc lào đã ăn sâu vào vùng đất Thái Thụy (Thái Bình) và là cây trồng chính ở đây. Cây thuốc lào có thời gian sinh trưởng và thu hái dài ngày, chăm sóc vất vả và rất độc hại, nhưng đến nay vẫn chưa có cây trồng nào có thể thay thế cây thuốc lào bởi nó mang lại...