Đêm tân hôn kinh hoàng vì bị mẹ chồng phanh phui quá khứ đen tối
Hôn nhân là một trong những sự kiện trọng đại, hạnh phúc nhất trong cuộc đời. Với tôi cũng như vậy. Tôi đã phải chờ đợi rất lâu mới có thể gặp được người thương yêu tôi thật lòng và đồng ý cưới một người như tôi làm vợ.
Tôi năm nay 25 tuổi, tôi làm quản lý một cửa hàng bán đồ chơi trẻ em với mức lương khá. Trước Huy- chồng tôi bây giờ, tôi đã có một vài người bạn trai nhưng chuyện tình cảm của chúng tôi chẳng đến đâu. Bố tôi vốn là một con bạc khát nước. Mẹ tôi vì không chịu nổi những trận đòn và cảnh nợ nần, túng thiếu đã bỏ đi theo người khác từ khi tôi được 3 tuổi. Tôi lớn lên bên bố và ông bà nội. Khi tôi đưa bạn trai về nhà ra mắt, bố tôi nói rằng nếu muốn kết hôn với tôi, anh ấy phải trả cho ông khoản nợ 200 triệu- ông đang bị siết nợ. Hai người bạn trai đã bỏ tôi ra đi sau khi biết được hoàn cảnh gia đình của tôi.
Hình minh họa
Sau đó, tôi đã gặp chồng tôi. Huy hơn tôi 4 tuổi, mặc dù anh cũng nghèo nhưng anh yêu tôi thật lòng, nguyện che chở cho tôi cả đời. Biết được hoàn cảnh của tôi, anh không chê bai mà động viên tôi rất nhiều. Lần đầu tiên tôi đưa Huy về nhà, giống như với mấy người bạn trai trước, bố tôi lại đòi tiền để trả nợ. Anh ấy nói rằng anh ấy không có tiền nhưng sẽ đưa bố tôi 50 triệu trước. Bố tôi mừng lắm nên đã đồng ý gả tôi cho anh.
Khi tôi về nhà anh ra mắt, mẹ anh tất nhiên không chấp nhận một đứa con dâu như tôi. Mẹ anh nói rằng mẹ tôi hai đời chồng, bố tôi lại là một con bạc khát nước. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình như thế, tôi không thể là một đứa con gái ngoan ngoãn. Tôi thừa nhận và không có gì bao biện về hoàn cảnh gia đình nhà mình. Trải qua nhiều khó khăn, sóng gió, Huy vẫn nắm tay tôi và nói rằng tôi là người duy nhất anh muốn lấy làm vợ.
Cho đến khi chúng tôi cưới nhau, tôi vẫn chưa nhận được lời chúc phúc từ mẹ chồng. Bà vẫn giữ mối ác cảm với tôi, khi gặp tôi, bà thường chỉ ừ, gật chứ không nói với tôi lời nào.
Trong đêm tân hôn, khi tôi và chồng đang nằm trên giường và chuẩn bị cho màn động phòng ngọt ngào thì mẹ chồng tôi đột nhiên đòi mở cửa.
Video đang HOT
“Huy, mẹ mới nhận được xấp ảnh này, mẹ phải cho con xem, con mở cửa ngay cho mẹ”, mẹ chồng tôi nói.
Vừa vào đến phòng, mẹ chồng tôi vừa chửi bới, vừa quăng xấp ảnh chụp cảnh tôi ăn mặc mát mẻ, bưng bê, phục vụ ở quán bar cho tôi và Huy xem khiến tôi điếng người. Tôi không biết những bức ảnh đó bị chụp từ bao giờ.
Đó là những bức ảnh ghi lại thời kỳ đen tối nhất của tôi. Vì bố tôi cờ bạc, nợ nần, tôi buộc phải vay nặng lãi của bọn xã hội đen để trả nợ cho bố. Cuối cùng, tôi bị các chủ nợ ép đến các quán bar làm việc để trả nợ. Tôi không có lựa chọn nào khác ngoài đồng ý.
Thấy Huy bất ngờ, tôi òa khóc níu lấy tay anh như chỗ bám víu cuối cùng. “Anh Huy, anh phải tin em. Em phải làm phục vụ ở quán bar để trả nợ cho bố em. Nhưng em không làm gái đâu anh. Anh phải tin em”, tôi khóc.
Thấy tôi khóc, Huy chỉ mỉm cười và ôm tôi vào lòng. “Anh biết chuyện này từ lâu rồi. Em đừng lo, anh tin em.”
Rồi Huy ôn tồn bảo với mẹ: “Mẹ à, con đã hẹn hò, tìm hiểu Ngân đến 2 năm cơ mà, những bức ảnh này con được xem rồi. Mẹ hãy tin Ngân và đừng làm khó dễ cho cô ấy nữa.”
Đêm tân hôn đó, tôi đã khóc rất nhiều vì quá xúc động. Tôi thật có phúc khi có được người chồng tốt như thế. Cho đến giờ, mẹ chồng vẫn giữ mối ác cảm với tôi nhưng tôi mong một ngày kia bà sẽ hiểu.
Theo kenhsao.net
Mẹ chồng "làm khó" vì chê con dâu nghèo: Có thể chịu khổ nhưng đừng chịu nhục
Đối với một cuộc hôn nhân, đám cưới dĩ nhiên vô cùng quan trọng.
Đối với đời người con gái, được mặc váy cưới, được người đàn ông đón mình lên xe hoa về nhà chồng càng là sự kiện trọng đại có ý nghĩa. Nhưng hơn tất cả, đó là sau ngày trọng đại ấy, cuộc sống của mình sẽ thế nào.
Chị nghĩ gia đình bạn trai em ở thành phố, lại có quyền, có tiền, chăc chắn có học thức, hiểu biết. Mẹ bạn trai em chắc cũng chưa quá già để cổ hủ đến mức coi chuyện có bầu trước là điều xui xẻo. Chỉ là bà ấy vì trong lòng vốn không ưng, lại nghĩ nhà em thua kém nhà họ nên mới bày chuyện làm khó em như vậy.
Thực ra đúng như em nói, chuyện đón dâu vào cửa trước hay cửa sau không phải là vấn đề. Vấn đề là ở chỗ thái độ và cách cư xử của mẹ bạn trai em đúng là quá đáng. Bà ấy quá coi trọng gia cảnh, coi trọng đồng tiền cho nên đối với em mới có chút thiếu tôn trọng. Với những gia đình như vậy, nếu sau cưới em cùng về sống chung, chị e rằng đây mới chỉ là điểm khởi đầu cho những tháng ngày khổ nhục.
Từ đầu đến cuối, mẹ bạn trai em cũng chỉ vì chê em nghèo, chê bố mẹ em bệnh tật già yếu, sợ con trai mình sau này phải vất vả cưu mang nhà ngoại. Em đã rất nhẫn nhịn, có thể vì em yêu cậu ấy, em là vì con, lại cũng cảm thấy mình so với bạn trai đúng là không môn đăng hộ đối. Nhưng thói đời, em càng tự ti, em càng nhún nhường thì người ta lại càng đắc ý. Chị nghĩ, với một cô gái có học thức như em, cái gì cần nói vẫn nên nói, nhất là trước việc mẹ bạn trai có những câu thiếu tôn trọng về gia đình em.
Bạn trai em dám phản ứng trước sự vô lý của mẹ, chứng tỏ anh ấy rất yêu em. Nhưng phản ứng như vậy cũng là chưa được khéo. Thậm chí nó chỉ càng làm mẹ cậu ấy thêm chán ghét em hơn. Việc cậu ấy dò ý em về sống chung mà không đám cưới, suy cho cùng cũng vì giận mẹ và thương em. Việc này cũng cần suy xét cẩn trọng, bất đắc dĩ mới tính đến phương án đó.
Chị nghĩ em và bạn trai cần trao đổi bàn bạc kĩ với nhau. Em nên khuyên bạn trai hòa giải với mẹ, làm thế nào để đám cưới diễn ra trọn vẹn vẫn là tốt nhất. Sau khi cưới, tùy tình hình, nếu sống chung mà khó sống quá thì hai vợ chồng tách ra ở riêng. Các em đều có công việc đàng hoàng, lo gì không ổn định cuộc sống.
Còn nếu mẹ bạn trai em cứ hạch sách đủ kiểu, chỉ vì muốn thể hiện "mình giàu mình có quyền", coi đám cưới như kiểu bố thí cho em, thì có lẽ em cũng nên thể hiện lòng tự tôn tự trọng của mình, nói thẳng với họ rằng nếu mọi người không cảm thấy vui thì không cần tổ chức đám cưới nữa.
Hai em có thể đăng kí kết hôn, thuê nhà sống chung như bạn trai em nói. Đám cưới đúng là quan trọng. Nhưng đám cưới chỉ có một ngày, còn sau đó là cả cuộc đời sống chung. Chỉ cần em tin chàng trai ấy đủ tốt, đủ vững chãi để em tin tưởng dựa vào là được.
Làm cha mẹ, ai cũng muốn con gái mình có được tấm chồng tốt, được gia đình chồng yêu thương. Ai cũng muốn con mình được cưới hỏi đàng hoàng, được mọi người chúc phúc. Bố mẹ em chắc cũng thế thôi, họ sẽ rất đau lòng khi em thua thiệt. Nhưng nếu họ biết em để được bước vào nhà người ta mà phải chịu dè bỉu khổ nhục, họ còn khổ sở hơn em gấp vạn lần. Chỉ cần em hạnh phúc, bố mẹ em cũng không cần thể diện của mình đâu. Quan trọng là em nói cho bố mẹ mình hiểu.
Sĩ diện con gái của em quan trọng, nhưng nó không quan trọng bằng việc em sống có hạnh phúc hay không. Có rất nhiều người, vì hoàn cảnh hay lý do này kia mà về sống chung không có đám cưới, rồi họ cũng sống hạnh phúc với nhau đến già. Cũng có rất nhiều cô gái, hôm nay đám cưới hoành tráng rình rang, xe sang đưa rước, rồi chẳng bao lâu chồng đi ngoại tình, rồi dắt tay nhau ra tòa li dị. Tính ra, ai uổng phí đời con gái hơn ai?
Vậy nên đừng coi đám cưới là việc phải có, là chuyện nhất định phải làm, là sĩ diện không thể bỏ qua. Chỉ cần các em có đủ tình yêu, có ý chí cùng nhau xây dựng tương lai, về lâu về dài rồi gia đình cậu ấy cũng không thể không nhìn mặt con, cháu.
Em có thể chịu khổ, nhưng tuyệt đối đừng vì mình nghèo mà chịu nhục. Em càng chịu nhục, người ta càng nghĩ em muốn vào nhà họ bằng mọi cách, để rồi họ có cớ khinh miệt em. Cuộc sống này, đôi khi đừng quan trọng hình thức quá em ạ, đám cưới suy cho cùng cũng chỉ là hình thức mà thôi, nó không phải là tem bảo hành hạnh phúc suốt đời để em phải "cố đấm ăn xôi" cho bằng được.
Phản hồi của độc giả Thùy Linh
Theo Dân Trí
Chẳng lẽ đẻ con gái thì không phải con anh sinh ra? Không biết tới khi nào những người đàn ông mới chịu hiểu con cái là lộc trời cho dù sinh con trai hay con gái thì người chịu nhiều đau đớn nhất đâu phải là họ mà đòi hỏi. Anh và cô lấy nhau được hai năm cũng sinh được một đứa con gái rất đáng yêu. Nhưng nhiều lúc cô phát phiền...