Đêm tân hôn cuống cuồng nhập viện của vợ chồng tôi
Cho tới bây giờ, dù vợ chồng đã cưới được 8 tháng và tôi cũng đã may mắn mang bầu 2 tháng, song mỗi khi nhớ tới chuyện xảy ra đêm tân hôn, vợ chồng tôi vẫn phải phì cười chảy cả nước mắt.
ảnh minh họa
Nhất là chồng tôi, anh vừa cười vừa ngượng vì anh là nhân vật chính của sự cố hôm ấy.Sau tiệc cưới, vợ chồng tôi và người nhà chồng bắt đầu trở về nhà chồng ở Hà Đông. Vì phải chạy đi chạy lại, đứng tiếp khách suốt mấy tiếng đồng hồ, lại thêm mấy hôm trước lo đám cưới không ngủ được nên khi về đến nhà, tôi và chồng không giấu nổi vẻ mệt mỏi và đói. Nhìn bộ dạng chồng và tôi ai cũng rũ ra. Thấy vậy, bố mẹ chồng sai em chồng dọn hết đồ dự trữ trong tủ lạnh ra cho 2 vợ chồng tôi ăn.
Vì mệt, tôi chỉ ăn được chút bún rồi lên phòng uống một hộp sữa tươi. Còn chồng tôi chắc anh dễ tính hơn, lại sức đàn ông nên anh cứ ăn hết món này món khác. Cuối bữa anh còn cố ăn thêm một đĩa nộm bò khô (đứa em chồng lúc sáng mua ngoài chợ về ăn mà chưa kip ăn). Anh bảo ăn như vậy mới chắc bụng để có thể yên tâm đi ngủ được. Sau đó chồng tôi còn ăn thêm rất nhiều trái cây tráng miệng. Sau khi ăn đã no, anh còn ngồi dưới nói chuyện phiếm rôm rả với cả nhà.
Còn tôi, sau khi ăn qua loa xong, tôi lên phòng nằm nghỉ một chút rồi tắm rửa. Trong lúc ngồi đợi chồng vào phòng tắm, tôi leo lên giường và ngủ quên mất luôn. Thật sự vì ngủ quá nhanh, lại quá say giấc nên tôi cũng chẳng còn biết nhà chồng có lạ lẫm với một cô dâu mới cưới như mình không.
Tôi cứ ngủ say sưa như vậy khoảng 2 tiếng sau thì chợt tỉnh giấc. Tôi mắt nhắm mắt mở quay sang chồng thì anh xã đang nằm sấp trên một chiếc gối và rên hừ hừ. Chốc chốc anh lại trở mình ôm bụng nhăn nhó. Thấy bộ dạng chồng như vậy, tôi tỉnh cả ngủ hỏi chồng sao thế. Chồng tôi yếu ớt trả lời rằng “Anh bị đau bụng quá. Suốt từ lúc lên phòng, anh cứ đi ra đi vào toilet đến 8-9 lần rồi”.
Video đang HOT
Thấy chồng như vậy, tôi bật hẳn dậy, bật đèn lên nhìn. Anh xã tôi lúc này mặt tái nhợt, mồ hôi thì vã ra như tắm. Tôi cuống lên lật hết đồ đạc của mình tìm gói thuốc trị đi ngoài cho chồng uống. Anh xã tôi uống rồi nhưng tần suất chạy vào nhà vệ sinh của anh đêm đó vẫn không thuyên giảm.
Quá lo lắng cho chồng, tôi lao xuống gõ cửa phòng mẹ chồng kêu bà lên phòng tôi nhờ chút việc. Thấy vẻ mặt tôi hốt hoảng, mẹ chồng và em chồng chạy lên phòng tôi luôn. Em chồng tôi vừa chạy lên vừa trêu chọc: “Chắc chị làm quá nên anh em mới làm sao đó phải không?”. Vì bối rối và lo lắng cho chồng nên tôi cũng bơ luôn lời em chồng nói.
Khi mọi người nhà chồng có mặt ở phòng tôi, chồng tôi vẫn nằm im rên hừ hừ trên giường. Nhìn cảnh tượng đó, ai cũng thấy thương. Chồng tôi lúc này nhìn bộ dạng rất thê thảm khác hẳn với hình ảnh chú rể hào hoa đầy sức sống trong lễ cưới trước đó ở nhà hàng.
Mẹ chồng tôi vội lao lên giường và sờ trán con trai. Bà hỏi tôi liên tiếp mấy câu. Tôi cũng không nhớ mình trả lời bà những gì, chỉ có sao nói thế. Thấy chồng tôi lúc này lại sốt cao nên mẹ chồng lắp bắp bắt em chồng xuống nhà gọi taxi đưa anh vào viện gấp.
Khi xe đến, các chị em chồng dìu chồng tôi vào xe và nhập viện dưới sự hộ tống của cả nhà. Cả nhà chồng đã theo vợ chồng tôi vào viện ngay đêm tân hôn của 2 đứa. Vừa nhập viện, anh đã được bác sĩ chạy ra thăm khám và kết luận, anh bị ngộ độc thức ăn, tiêu chảy cấp phải truyền nước khẩn cấp.
Sau hơn 2 tiếng chồng nhập viện, thấy sức khỏe của anh đã ổn định hơn nên cả nhà chồng lục đục kéo nhau về nhà nghỉ ngơi. Lúc đó cũng đã 5 giờ sáng. Chỉ còn mình tôi ở bệnh viện với chồng, lúc này tôi cũng quên mất mình vừa làm đám cưới hồi chiều. Thỉnh thoảng, tôi lại sờ trán xem cơn sốt của chồng đã hạ chưa. Thỉnh thoảng, tôi lại dắt chồng đi toilet. Thỉnh thoảng tôi lại lau mặt, lau người cho anh. Có thể nói ngay đêm tân hôn đầu tiên của hôn nhân, tôi đã làm xuất sắc nhiệm vụ chăm chồng đau ốm. Nhìn chồng nằm đó mà tôi cứ thấy vừa thương vừa buồn cười.
Sau một đêm truyền nước và uống thuốc men đủ đầy, trưa hôm sau, chồng tôi cũng được ra viện. Cả nhà chồng lại chạy vào đón chồng tôi về. Lúc này, anh đã tươi tắn và tỉnh táo hơn trước. Ngồi trên xe, ai cũng trêu đùa bảo vợ chồng tôi có đêm tân hôn nhớ đời. Mà không riêng gì chồng tôi, với tôi đêm tân hôn ấy cũng là cái đêm nhớ đời thật.
Thực sự, cho tới bây giờ, tôi và cả anh xã đều nghĩ, đêm tân hôn của chúng tôi là một đêm động phòng theo đúng nghĩa đen luôn. Chẳng biết tại sao, chúng tôi đã có một đêm đầy bão tố khi tôi mới chỉ chợp mắt được 2 tiếng. Để rồi sau đó, vợ chồng lại phải cuống cuồng kéo nhau nhập viện khẩn cấp vào lúc 3 giờ sáng.
Theo Afamily
Có cần giấy chứng nhận kết hôn?
Nhiều người quan niệm tình cảm mới quan trọng, giấy đăng ký kết hôn chẳng có ý nghĩa gì. Suy nghĩ đơn giản ấy kéo theo những rắc rối khó ngờ.
Về quê đám giỗ ở Tiền Giang tuần trước, gặp người em họ, tôi hỏi: "Vợ chồng em có tin vui chưa?". Em trả lời gọn lỏn: "Tụi em bỏ nhau rồi". Tôi ngạc nhiên vì vợ chồng em cưới nhau chưa đầy 3 tháng mà lại chia tay. Nhưng không chút buồn phiền, em nói: "May mà chưa đăng ký kết hôn nên mọi thứ đều đơn giản".
Tiện cho đường ai nấy đi
Cưới nhau mà không cần đăng ký kết hôn đang là xu hướng được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Họ cho rằng không muốn ràng buộc nhau hoặc có bỏ nhau cũng dễ. Em họ của tôi vô tư thổ lộ: "Do không đăng ký kết hôn nên tụi em chẳng phải làm đơn từ, ra tòa, hòa giải gì cho mệt. Vợ chồng mới cưới cũng chẳng có tài sản gì để chia. Em cho vợ cái xe tay ga mua sau cưới như một phần đền bù. Thế là xong!".
Tờ giấy chứng nhận kết hôn không chỉ thừa nhận hôn nhân đúng pháp luật mà còn là sợi dây kết nối tình cảm giữa vợ và chồng. (Ảnh chỉ có tính minh họa)
Khi 2 người tự nguyện sống chung, sẵn sàng đăng ký kết hôn, đó chính là nền tảng của một cuộc hôn nhân bền vững. Giấy đăng ký kết hôn sẽ là cơ sở để luật pháp bảo vệ quyền lợi và sự ràng buộc về nghĩa vụ của mỗi người. Đó cũng là động lực để người vợ, người chồng vượt qua mọi thử thách, khó khăn để giữ cuộc hôn nhân cho mình.
Không đăng ký kết hôn để "tiện đường" bỏ nhau là trường hợp anh Nguyễn Văn Hưng (quê ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang). Khó khăn lắm anh mới thuyết phục được hai bên gia đình bỏ qua định kiến người Nam, người Trung cho làm đám cưới với Trần Thị Bông (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định). Lấy nhau xong, vợ chồng đi thuê nhà trọ ở quận 8, TP HCM. Thương con, mẹ Hưng cho tiền mua miếng đất cất nhà. Nhưng chỉ sống được với nhau 1 năm thì Bông bỏ Hưng, công khai chung chạ với một người đàn ông khác. Nền đất dự định cất nhà được Hưng đem bán rồi chia cho Bông một nửa, đường ai nấy đi. "Trước khi cưới, tụi mình thỏa thuận nếu sau một thời gian sống hạnh phúc với nhau thì mới đăng ký kết hôn nhưng mọi thứ không như mong muốn. Giờ thì "lý lịch" của mình và vợ đều... sạch sẽ" - Hưng bộc bạch.
Trăm sự rắc rối
Giấy đăng ký kết hôn không chỉ là tờ giấy tác hợp hôn nhân hợp pháp, ràng buộc trách nhiệm vợ chồng với nhau mà còn rất quan trọng khi hữu sự. Do không được gia đình hai bên đồng ý nên chị Trần Thị Hoa tự nguyện sống chung với bạn trai như vợ chồng, không làm đám cưới cũng chẳng đăng ký kết hôn. Chăm chỉ, chịu khó nên gần 10 năm chắt chiu vợ chồng chị mua được căn nhà ở ngoại thành TP HCM. Vì không rành thủ tục giấy tờ và bận con nhỏ nên chị để anh đứng tên nhà. Năm ngoái, anh bị tai nạn giao thông, qua đời. Nỗi đau mất chồng chưa kịp nguôi ngoai, chị lại bị nhà chồng bồi thêm nỗi đau khác. Cô em chồng dọn đến ở, đuổi mẹ con chị ra khỏi nhà với lý do: "Đây là nhà anh tôi, anh tôi mất rồi thì chị đi đi". Phải mất rất nhiều thời gian đi kiện, chị Hoa mới đòi lại được căn nhà của mình. "Tôi cứ nghĩ sống với nhau quan trọng ở tình cảm vợ chồng chứ đâu ngờ những rắc rối nảy sinh khi chọn cuộc sống hôn nhân không hợp pháp" - chị Hoa nói.
Cũng vì không đăng ký kết hôn mà rất nhiều người phải khó khăn đáo tụng đình mới đòi lại được tài sản. Như trường hợp bà Lý Thị Minh, nhà ở quận 12, TP HCM. Thấy hoàn cảnh ông Nguyễn Tuấn Khải, người hàng xóm, lâm vào cảnh gà trống nuôi con, vợ bỏ theo người tình, bà tình nguyện đến chăm lo cho hai cha con. Nhờ giỏi giang buôn bán nên bà dần dà mua thêm được nhiều đất đai, tài sản. Gia đình bà rất êm ấm, hạnh phúc cho đến khi người vợ trước của chồng bà trở về đưa đơn ly hôn và đòi chia tài sản. Bà chưng hửng khi biết bà và ông Khải không được luật pháp công nhận là vợ chồng. Bà phải ròng rã mấy năm trời nhờ hết luật sư này đến luật sư kia hỗ trợ pháp lý mới đòi lại được một phần tài sản mà bà đã gầy dựng.
Theo VNE
Sao chỉ là mẹ? Ngày mới cưới, chúng mình ở chung với mẹ. Vì thương con trai ruột nên mẹ giành phần cơm nước. Mẹ nói anh đã quen với cách nấu nướng, nêm nếm của mẹ nên không muốn thay đổi. Từ đó, dẫu em có muốn chăm chút cho anh cũng không có cơ hội. Những ngày cuối tuần rảnh rỗi, em muốn trổ tài...