Đêm tân hôn, cô dâu khóc cạn nước mắt vì vì hành động của nhà chồng
Nhưng khi tiệc vừa tàn, nhà gái ra về, tôi còn chưa kịp thay áo cưới thì cả nhà chồng kéo lên phòng tân hôn đòi mang thùng tiền mừng về kiểm. Chồng tôi nhất quyết không cho nhưng cả nhà không chịu về, cứ ngồi lì đó đến tận khuya.
Tôi và Hùng là bạn học chung lớp từ năm cấp hai, tính ra cho đến lúc đám cưới, chúng tôi đã có 16 năm ở bên nhau. Tuy vậy, tôi không biết nhiều về gia đình anh do Hùng được gửi vào ở với cô ruột gần nhà tôi. Thỉnh thoảng, Hùng mới về nhà cách khoảng 500km để thăm ba mẹ.
Trong thời gian quen nhau, Hùng rất ít khi kể về gia đình mình nên tôi cũng không tiện hỏi. Về sau, khi chuẩn bị cưới nhau, tôi về ra mắt mới biết. Trước đây, ba mẹ Hùng có nhà cửa đàng hoàng nhưng do làm ăn thua lỗ nên giờ vẫn ở nhà thuê. Mấy anh chị em của Hùng ở gần đó đều làm công việc tạm bợ, không có chỗ nào ổn định.
Dù biết hoàn cảnh Hùng gian nan nhưng vì yêu tôi vẫn đồng ý cưới. Ảnh minh họa
Biết gia đình Hùng như thế nhưng tôi không để tâm vì nghĩ cưới nhau xong, chúng tôi cũng lập nghiệp ở trong này, không phải sống chung. Thế nhưng, trong quá trình tổ chức đám cưới, tôi không ít lần hụt hẫng vì cách cư xử của nhà chồng.
Đầu tiên là lễ ăn hỏi, lúc hai gia đình gặp mặt, nhà tôi không yêu cầu lễ vật nhiều chỉ cần có lễ rượu, cau trầu theo đúng phong tục là được. Nhưng đến ngày đính hôn, nhà trai đi tay không đến và đưa một phong bì tiền. Ba tôi tức giận vì nghĩ nhà trai coi thường nhà mình nhưng bố chồng tôi bảo: “Phong tục ngoài tôi thế, đường sá xa xôi, đi gấp gáp không sắm kịp, cứ quy ra tiền cho xong. Chỗ này tầm 10 triệu chẳng bằng cái lễ rồi đó sao”.
Dù buồn trong lòng nhưng nhà tôi vẫn chấp nhận cho qua để chuyện cưới hỏi để tốt đẹp. Về sau, tôi hỏi Hùng, anh bảo muốn sắm lễ đầy đủ trong này nhưng bố một mực bắt đưa tiền để ông lo. Con trai đưa 20 triệu để lo lễ thì ông lấy 10 triệu, đưa nhà gái 10 triệu, không sắm sửa gì cả coi như xong việc.
Trước ngày cưới, Hùng có nói với tôi: “Nhà anh khó khăn nên đám cưới nhà trai chắc tụi mình phải bỏ tiền ra lo, sau lấy tiền mừng thanh toán cũng được”. Tôi không băn khoăn nhiều, cũng thông cảm cho anh.
Lễ cưới được tổ chức ở nhà gái trước hai ngày mới đưa dâu. Bố mẹ tôi bỏ tiền ra toàn bộ lễ cưới còn tiền mừng cho vợ chồng tôi làm vốn. Đến khi đưa dâu về nhà chồng, chúng tôi phải lo hết, bố mẹ chồng chỉ lo bánh kẹo, hạt dưa tiếp khách tại nhà.
Vợ chồng tôi phải lo đặt bàn tiệc tại nhà hàng khá tốn kém. Do bố chồng muốn tổ chức thật hoành tráng với hơn một 300 khách nhưng chủ yếu là khách của bố mẹ chồng, anh chị em chồng còn chồng tôi chỉ có vài người bạn thưở nhỏ còn bạn bè đồng nghiệp thì đã mời chung tiệc với nhà gái cho đỡ vất vả đi lại.
Đêm tân hôn bắt đầu với sự kinh hãi. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Chồng biết bố mẹ không chuẩn bị phòng cưới cho chúng tôi nên đã thuê ngay một phòng tại khách sạn tổ chức đám cưới làm phòng tân hôn để vợ chồng nghỉ sau đám cưới. Rất may, lễ cưới diễn ra suôn sẻ, khách khứa đi đông đủ chứ không bị dư mâm nào.
Nhưng khi tiệc vừa tàn, nhà gái ra về, tôi còn chưa kịp thay áo cưới thì cả nhà chồng kéo lên phòng tân hôn đòi mang thùng tiền mừng về kiểm. Chồng tôi nhất quyết không cho nhưng cả nhà không chịu về, cứ ngồi lì đó đến tận khuya.
Cuối cùng, mọi người thống nhất sẽ cùng bóc phong bì, ghi tên họ và số tiền đi bao nhiêu vào sổ. Tôi còn rất mệt, thấy cảnh lộn xộn đó càng nản lòng chỉ muốn được nghỉ ngơi.
Nhưng vừa mở được vài phong bì, bố chồng lục thùng cầm lên vài cái rồi nói rõ to: “Cái này của bạn tao, cái này của anh tao, cái này của họ hàng nhà tao, tao lấy” rồi ung dung nhét vào túi. Ông còn bảo: “Tao lấy lại tiền tao mừng người ta trước kia”.
Mẹ chồng và mấy anh chị nhà chồng thấy vậy liền nhào vô, xáo tung thùng tiền để tìm khách của mình, phong bì ghi tên khách ai thì người nấy lấy. Lúc đó, chồng tôi mới lên tiếng bảo: “Mọi người lấy hết tiền mừng nhà trai đi thì tụi con lấy tiền đâu mà trả tiền đặt tiệc”.
Ai nấy đều ngó lơ rồi lặng lẽ rút lui với một nắm phong bì trong tay. Nhìn lại trong thùng chỉ còn hơn chục cái phong bì, tôi thấy uất ức trong người nhưng chẳng biết phải làm gì. Họ mời khách đến ăn cưới, lấy hết tiền mừng vậy chi phí tiền tiệc thì ai trả. Đêm tân hôn đó, tôi khóc cạn nước mắt dù chồng động viên an ủi rất nhiều. Chúng tôi đâu có dư giả gì mà giờ phải gánh thêm một đống nợ.
Giờ tiền mừng cưới, mọi người chia nhau lấy hết, vợ chồng tôi lấy gì mà thanh toán tiền nhà hàng. Kể cả lấy số tiền mừng nhà gái cho cũng vẫn thiếu mấy chục triệu. Sáng sớm hôm sau, chúng tôi về lại nhà chồng, chồng tôi đề nghị cả nhà hỗ trợ tiền thanh toán tiệc thì bố chồng đập bàn đập ghế bảo: “Tao coi như không có đám cưới này, bọn mày đi cho rảnh nợ”.
Biết không thể xoay chuyển được tình thế, vợ chồng lục đục đi bán vàng cưới, gọi điện mượn bạn bè tiền thanh toán cho xong rồi lên xe về lại nhà ngoại. Từ đó đến giờ, tôi vẫn chưa về lại nhà chồng một lần nào nữa.
Theo Dân Việt
Chồng sắp cưới kì kèo chuyện sính lễ, vợ trẻ chốt 1 câu chắc nịch khiến anh tẽn tò
Dù biết Thanh không giàu có gì, nhưng việc anh cứ kì kèo mặc cả chuyện sính lễ khiến Như cảm thấy tổn thương. Hơn hết, cô cho rằng người đàn ông tính toán như thế khó lòng chung sống được.
Như là người con gái có gia cảnh khá giả, nhan sắc cũng thuộc dạng ưa nhìn nhưng duyên phận khá hẩm hiu. 24 tuổi đầu, cô vẫn chưa có mảnh tình vắt vai mặc dù Như khéo ăn, khéo nói và đặc biệt sống rất biết điều. Tuy có nhiều người khác giới quý mến, nhưng họ luôn nói chỉ coi Như như 1 người bạn hoặc 1 người em gái...
Mãi cho tới khi gặp Thanh, Như mới nếm mùi vị của tình đầu. Được gần 1 năm mặn nồng thì Thanh đưa Như về ra mắt, tiện ngỏ lời muốn cưới. Ngẫm đi nghĩ lại, Như thấy Thanh cũng là 1 chàng trai tốt. Trong 1 năm yêu đương, anh dù không có nhiều tiền nhưng vẫn cố gắng chiều chuộng Như. Không chỉ thế, anh lại cùng quê, lấy chồng ở gần nhà bố mẹ đẻ là điều tuyệt nhất rồi.
Cuối cùng, Như cũng gật đầu đồng ý. Thanh giục bố mẹ sang thăm nhà gái, rồi chọn ngày lành tháng tốt để dạm ngõ, làm lễ ăn hỏi và cưới. Mọi chuyện khá là suôn sẻ, bố mẹ 2 bên nói chuyện rất vui vẻ và hợp nhau.
Nhưng một tối nọ, Thanh và Như hẹn gặp nhau ngoài quán cà phê để bàn chuyện cưới xin. Lúc này, Thanh thỏ thẻ hỏi Như:
- Này em, bình thường ở quê mình là 5 lễ nhỉ.
- Ngày xưa thường là 5, nhưng 1 - 2 năm gần đây bạn em cưới đều 7 hoặc 9 lễ cả rồi đó. Nhưng cá nhân em thì không thích 7, em thích 9 lễ số đẹp hơn.
- Anh lại thấy xung quanh xóm anh đều 5 lễ. Hay vợ chồng mình làm 5 lễ nhé! Dù sao thì lương của anh cũng không cao, tiết kiệm được chút nào thì mai này về chung sống càng bớt nợ chút ấy. Chứ 9 lễ hơi nặng với anh.
Hơi thất vọng nhưng Như cũng không nói gì. Dẫu sao lương lậu và gia cảnh của Thanh, không phải cô không biết. Sau cùng, Như lén hơi thở dài và bảo:
- Được, 5 lễ cũng được.
(Ảnh minh họa)
Nhưng mọi chuyện chưa dừng lại tại đó. Trong một lần Như tới nhà Thanh chơi, bố mẹ anh lại gọi cô ra rồi gặng hỏi:
- Bố mẹ cháu có nói gì về chuyện thách cưới không?
- Dạ, không đâu bác ạ. Cái đó tùy tâm nhà trai thôi.
- Ừ, thế để bác còn biết chuẩn bị.
Tưởng sự chuẩn bị của họ như thế nào, 2 hôm sau Thanh lại nhắn tin cho Như đưa ra đề nghị:
- Này em, mẹ anh định đưa tiền thách cưới là 20 triệu. Nhưng hiện giờ chuẩn bị cho đám cưới khá bí, mẹ hỏi đưa 15 triệu được không?
- Không vấn đề gì đâu anh. Dù sao tiền đó rồi mẹ em cũng cho 2 đứa mình mua sắm đồ đạc thôi.
- Thật hả? Vậy anh đưa 10 triệu nhé!
Như nín thinh không đáp nữa. Cô không hiểu tại sao cô yêu anh gần 1 năm mà không nhận ra anh lại là người tính toán tới như vậy? Rõ là muốn cưới con nhà người ta nhưng tiền sính lễ cho tới tiền thách cưới, cứ đi mặc cả từng đồng. Mà số tiền thách cưới thì từng vùng đều có một mức chung cả rồi, vậy mà Thanh cứ nài nỉ, kì kèo.
Như cũng buồn, nhưng không nói gì vì cô sợ, chỉ cần đối thoại là sẽ tức giận và cãi vã mất. Cô chỉ hỏi khéo mẹ rằng, nếu như tiền thách cưới nhà trai đưa ít, bà sẽ phản ứng thế nào. Mẹ cô cười và an ủi:
- Họ đưa bao nhiêu thì mẹ cho các con bấy nhiêu. Lấy tiền đó mà sắm sửa đồ dùng trong phòng ngủ.
- Nhưng nếu họ đưa ít quá thì sao ạ?
- Chắc không tới mức vậy chứ? Mà cũng không sao con ạ, đang chuẩn bị đám cưới nên túng thiếu là chuyện thường, đưa ít 1 chút cũng được. Quan trọng là mai này họ sống với con như thế nào!
Rồi ngày dạm ngõ cũng cận kề, Thanh lại tới tìm Như lần nữa và đưa ra đề nghị:
- Này em, anh nghĩ nếu như tiền thách cưới mẹ cũng cho mình, chi bằng anh giữ luôn nhé.
- Anh nói gì cơ? Ý là sao?
- Ý là hôm tới nhà anh không đưa tiền nữa, dạo này bố mẹ anh túng thiếu thật sự, không xoay đủ tiền mất. Còn mai này vợ chồng mình làm, có tiền thì mình sắm sửa đồ đạc trong phòng ngủ sau.
- Anh ạ, lấy vợ là chuyện cả đời mà anh cứ làm như đi mua mớ rau, mớ cá ngoài chợ vậy. Cứ dăm ba hôm lại qua xin giảm, xin bớt, anh thấy em giống gái ế đại hạ giá vậy à? Thôi, anh để dành 5 lễ và tiền thách cưới đó mà hỏi người khác nhé. Em hủy hôn.
Nói rồi, Như quay người bước đi, cố gắng giữ cho mình không khóc. Còn Thanh, anh tẽn tò khi bị vợ sắp cưới nói thẳng mặt như vậy. Anh cố gắng chạy theo và níu kéo Như lại nhưng vô ích. Bởi Như nghĩ kĩ rồi, một người đàn ông nghèo tiền tài có thể chấp nhận, nhưng nghèo về ý chí, lúc nào cũng tính toán thiệt hơn từng đồng với vợ thì cô không bao giờ hạnh phúc được.
Theo Trí thức trẻ
Tân hôn cả tiếng vợ vẫn còn trinh, chồng đòi kiểm tra thì sốc khi biết được bí mật tày đình của em Không hiểu trinh tiết của vợ khác người thế nào mà lại thế, Tuấn bực tức mà dậy lôi đồ nghề bác sĩ ra kiểm tra "chỗ ấy" của vợ thì ôi thôi... Được bạn bè mai mối cho Yến, Tuấn thích lắm. Yến - 1 cô gái ngây thơ, hiền lành và rất xinh. Như trúng tiếng sét ái tình, Tuấn yêu...