Đêm tân hôn, chồng kinh ngạc khi thấy tôi còn “con gái”
Tôi vừa mới kết hôn hơn một tháng, vậy mà trong đầu luôn manh nha ý định li hôn, chỉ vì chồng tôi luôn tỏ ý nghi ngờ vệt máu trên ga giường trong đêm tân hôn là giả. Lý do thì như một câu chuyện cười nhưng lại cười ra nước mắt.
Ảnh minh hoạ
Từ ngày chớm dậy thì, tôi đã được mẹ tôi nhắc nhiều về việc là con gái nhất định phải chú ý giữ gìn và coi trọng trinh tiết. Bởi vì theo mẹ, nó là giá trị quan trọng của người con gái, nó quyết định cách nhìn của người khác đối với mình. Rằng đàn ông dù có trăng hoa bay bướm bao nhiêu thì khi lấy vợ vẫn mong mình là người đầu tiên của cô ấy. Phụ nữ lấy chồng, được yêu thương hay bị hắt hủi, được tôn trọng hay bị coi thường cũng từ đó mà ra.
Tôi cũng đã từng chứng kiến có chị về làm dâu bên cạnh nhà tôi rất ít những ngày vui, chỉ vì những lúc say chồng chị lại lôi quá khứ của chị ra chì chiết, rằng chị là người đàn bà hư hỏng không biết giữ mình, rằng anh ta bị lừa nên dùng lại đồ thừa của người khác. Những câu chửi rủa đó đã ám ảnh trong tâm trí tôi biến thành một nỗi sợ hãi thường trực. Vậy nên dù đã trải qua vài ba mối tình, nhưng tôi chưa bao giờ dám vượt qua giới hạn. Những người đàn ông tôi từng yêu cũng có đòi hỏi và viện đủ lý do để tôi đồng ý, nào là “em không tin tưởng anh”, nào là “trước sau gì chúng mình cũng thuộc vì nhau”…Nhưng nỗi sợ của tôi lúc nào cũng lớn hơn sự ham muốn. Những người yêu tôi lần lượt đến rồi đi vì tôi “yêu mà không tin tưởng”.
Bạn bè tôi đã con bồng con bế, tôi vẫn chưa lấy chồng. Chúng nó bảo tôi thời đại bây giờ không giống thời mẹ mình ngày xưa. Nhiều người có bầu rồi mới chịu cưới, xã hội giờ như thế cả, mình nghiêm túc quá thành ra khác người. Chúng nó bảo tôi nên nghĩ thoáng ra một chút, nếu gặp người tốt thì nên tìm cách níu giữ, mình ngoan nhưng gái thiên hạ nó hư, mình không biết giữ thì người ta “chài” mất. Đôi lúc tôi cũng băn khoăn tự hỏi, liệu có phải mình cổ hủ quá không?
Hai mươi tám tuổi tôi mới lên xe hoa, thấy nhẹ nhõm vì cuối cùng mình vẫn là “con gái” cho đến khi về nhà chồng. Ngày còn yêu nhau, chồng tôi không phải không đòi hỏi nhưng đòi không được thì chặc lưỡi bảo: “Nếu mình lấy nhau, còn năm tháng về lâu về dài, em không thích thì thôi anh không ép”. Tôi rất coi trọng anh ở điểm này. Chúng tôi tìm hiểu và yêu nhau vừa tròn năm tháng thì cưới, vì cả hai cảm thấy khá phù hợp về tính cách, vả lại cả tôi và anh cũng đã nhiều tuổi.
Đêm tân hôn, trái ngược với niềm hạnh phúc vì lần đầu trở thành đàn bà của tôi là thái độ kinh ngạc của anh khi thấy vệt máu đỏ trên tấm ga giường: “Em vẫn còn trinh tiết á, thật hay giả đấy”. Một câu nói không khác gì gáo nước lạnh dội xuống đầu tôi. Anh bảo, thời đại giờ nứt mắt ra đã yêu, yêu là quan hệ tình dục. Mấy nhà nghỉ thi thoảng cũng thấy thập thò mấy cô cậu còn mang đồng phục học sinh. Vậy mà tôi đã hai tám tuổi rồi, yêu mấy người rồi mà vẫn còn “nguyện vẹn” là chuyện khó tin. Anh còn bảo “anh cũng thoáng lắm, cũng chưa phải chưa “nếm mùi đàn bà” nên không khắt khe mấy chuyện đó. Chẳng có ai vô lý đến độ khi yêu thì “đòi” bằng được mà lại yêu cầu vợ mình vẫn còn “con gái” bao giờ, vậy nên có lẽ em lo xa rồi”.
Quả thực là chồng tôi đã trong một phút ném tôi xuống vực sâu, thảm cảnh mà dù giàu trí tưởng tượng đến đâu tôi cũng không hình dung ra nổi. Suốt tuổi thanh xuân tôi đã cố gắng giữ gìn để mong sau này lấy chồng được hạnh phúc, được chồng tôn trọng. Vậy mà cuối cùng tôi lại bị chồng nghi ngờ là lừa dối, là “tạo bằng chứng giả”. Tôi uất đến độ không còn muốn giải thích điều gì, chỉ biết nói một câu: “Con người em thế nào thì em rõ nhất, anh đừng đưa quá khứ chơi bời của mình ra mà quy kết rằng con gái ai cũng dễ dãi giống như nhau”.
Video đang HOT
Những ngày đầu hôn nhân, cuộc sống vợ chồng diễn ra bình thường. Nhưng thỉnh thoảng trong các cuộc trà dư tửu hậu với bạn bè, trước mặt tôi anh lại hỏi: “Mấy ông nói xem, thời đại giờ có cô nào gần ba mươi rồi, trải qua vài mối tình rồi mà vẫn còn “zin” không?”. Xong rồi mấy ông xôn xao bàn tán rằng nếu có thì hoặc là xấu “ma chê quỷ hờn” không ai thèm ngó, hoặc là đồng tính nữ thôi. Một câu chuyện như vô thưởng vô phạt nhưng chẳng khác nào anh cố khẳng định cho tôi thấy là tôi không trung thực. Cái cảm giác chồng không tin tưởng mình lại còn lấy nó ra bàn tán giễu cợt khiến tôi mất dần tình cảm với chồng tôi.
Gần đây nhất chúng tôi cãi nhau cũng vì chuyện đó. Tôi bảo chồng tôi nên tôn trọng tôi, và xem lại cách nói, cách suy nghĩ của mình. Chồng tôi cũng không kém phần gay gắt:
- Em làm gì mà phải lớn tiếng thế. Thật cũng được mà giả cũng được, anh có quan trọng gì chuyện đó đâu mà em cứ phải cằn nhằn để ý.
- Vì anh không quan trọng chuyện đó nên em càng không có lý do để nói dối. Điều em nói ở đây là anh không tin tưởng em.
- Tin thì sao mà không tin thì sao. Em làm cách nào để chứng mình “nó” là thật?
Đến nước này thì tôi không còn gì để nói nữa rồi. Người ta khổ vì “đã để mất”, còn tôi thì khổ vì “còn giữ được”, có phải là vô lý và nực cười quá không?
Theo Dân Trí
Những chuyện cười ra nước mắt về ly hôn: Tờ hôn thú viết tay
Đôi vợ chồng ngoài 50 tuổi đưa nhau lên xã nhờ viết đơn ly hôn. Hai người là rổ rá cạp lại, vì thương nhau nên chỉ mua một tờ giấy đăng ký kết hôn rồi nhờ một người biết chữ trong làng viết, rồi ký tên.
Già làng Tu đã ngoài bảy mươi nhưng trí nhớ vẫn rất tốt, giọng nói vẫn còn sang sảng, đôi mắt vẫn tinh anh như thường, ông gõ vào cái tẩu thuốc của mình một cái rồi chặc lưỡi: "Hai đứa nó làm cho cái làng này buồn lắm. Về ở với nhau rồi lại đòi đền bò để đi ở với người khác. May mà cuối cùng không có gì!". Cái không có gì mà già làng Tu nói là cả một câu chuyện dài.
Ông Kiền sống cặm cụi nuôi con một mình. Thời gian trôi đi, ông vẫn sống buồn chán trong cảnh đơn độc sau khi không còn vợ, bốn người con đã trưởng thành cũng không làm ông Kiền vui được.
Còn bà Tá, đã có chồng và 7 đứa con, nhưng bà lại cùng chung cảnh góa bụa khi chồng bị bệnh chết cách đây gần mười năm. Mặc dù bà đã có bảy đứa con, nhưng cảnh buồn chán thì không kể hết, nhiều như lá trên rừng vậy. Tình cờ một ngày đầu xuân các đây 3 năm, ông Kiền đi rẫy gặp bà Tá. Cả hai cùng người làng, lại cùng chung nỗi buồn cô độc nhiều năm liền thân nhau liền. Đi đâu cũng muốn có nhau, đi làm rẫy cũng muốn có, đi ăn lễ cũng muốn có. Thế rồi ba hôm sau gặp nhau trên rẫy bà Tá tìm gặp ông rồi hỏi: "Kiền à! Tao muốn bắt mày làm thằng chồng. Mày ưng cái bụng không?". Ông Kiền chưng hửng một chút rồi trả lời: "Cũng ưng lắm. Nhưng nhà tao nghèo lắm, không có trâu bò, không có chiêng ché làm của hồi môn đâu!". "Mày về nhà tao ở, nhà tao cũng nghèo. Tao với mày cùng ưng nhau thế là được rồi. Chắc làng cũng không bắt phạt gì đâu!". Thế là đến nhà già làng Tu, bảo già làng đứng ra cúng Yang trời Yang đất và thông báo cho lũ làng được biết là từ đây họ sẽ về sống với nhau.
Lũ làng thương Kiền và Tá nghèo khó nên mỗi nhà góp ít gạo, ít thịt, lễ cúng đám cưới rất đơn giản, nhưng ai nấy cũng chuếnh choáng men say vì vui quá, bởi lần đầu tiên làng có cái đám cưới lạ như thế khi hai ông bà tóc đã trắng gần như cái trứng kiến trên rừng mới làm đám cưới với nhau.
Máu lấy vợ, ông lão ra in giấy ĐKKH rồi nhờ người tự viết tự ký. (ảnh minh họa)
Không đám cưới theo phong tục nhưng trước pháp luật thì phải có giấy đăng ký kết hôn mới được. Già làng Tu đứng trước đôi vợ chồng và trước dân làng Tuyên bố: "Giờ tao chưa thể đồng ý cho chúng mày về sống với nhau được vì còn thiếu cái giấy. Chúng mày đi kiếm cái giấy ấy về đây, có tên tuổi chúng mày trong đấy thì mới được. Ở làng này, tao lớn nhất, tao đại diện cho...chính quyền để thực hiện cái luật. Khi nào tao thấy có cái giấy tận mắt thì tao dắt thằng Kiền về ở với con Tá!", người làng nghe nói thế thì phải cái bụng lắm. Vì làng thì chịu rồi, nhưng cái luật phải làm cho đúng. Cán bộ vẫn bảo thế mà.
Ngày hôm sau, ông Kiền ra chợ mua một bản sao giấy chứng nhận kết hôn, nhờ ông thầy giáo Đinh Văn Lực trong buôn biết cái chữ người Kinh viết giùm, ký tên luôn cho cả hai vợ chồng, rồi đem tới già làng Tu xác nhận. Thấy có cái giấy, già làng Tu hài lòng lắm vì chúng nó biết nghe lời người già, lại làm theo cái luật. Như thế này thì không còn ai nói gì được nữa. Thế là chiều ấy, già làng Tu dắt Kiền đến nhà Tá, cầm tay Kiền đặt vào tay vợ rồi cười ha hả sảng khoái trước khi ra về.
Suýt đền bò vì vợ không chịu ngủ chung chiếu
Sống chung được mấy tháng, bỗng một ngày người làng lại thấy ông Kiền rũ rượi xách đồ về lại nhà cũ của mình ở cuối buôn. Rồi ngày ngày lê la hết nhà này đến nhà khác uống cái rượu cho thật say, rồi ngủ lăn ngủ lóc ở hiên nhà, bụi cây nào đó. Già làng Tu thấy chuyện giận lắm mới gọi Kiền đến. Kiền thật thà kể lại: "Tính ta và tính nó không hạp nhau nữa rồi. Nó không ưng ta nữa! Con riêng của ta và con riêng của nó đông quá mà nó đối xử không công bằng với con ta. Nó không để cho ta "bắt cái nước", đêm nào cũng đạp ta rớt xuống khỏi giường và đuổi ta ra khỏi nhà. Buồn quá. Ta về lại nhà nhưng nhà cũng chẳng có cái ăn, không có cái uống nên đi nhà này nhà khác ăn ké vậy!".
Già làng hỏi sao vợ không cho ngủ chung. Kiền gãi đầu gãi tãi một hồi rồi lắc đầu không biết. Già làng Tu liền gọi vợ Kiền tới hỏi cho ra lẽ. Trước mặt già làng Tu, cả Kiền và Tá đều kể tội nhau. Tá thì dứt khoát đuổi Kiền ra khỏi nhà, không muốn nằm chung với nhau nữa. Tá bảo bắt Kiền làm chồng mà không ngủ ở nhà, cứ ra ngoài rẫy ngủ miết. "Con riêng của ta bị đau, ta gọi thằng Kiền về làm lễ cúng yàng mà nó vẫn không chịu về cúng theo phong tục người Barnah mình làm ta giận lắm. Ta bị đau cái tay, ngón tay sưng vù như cái ống nứa, thằng Kiền cũng không hỏi han một lời nên ta muốn bỏ nó thôi! Hồi trước thì ưng cái bụng lắm, còn giờ ta ghét, không thèm nhìn mặt nữa!". Già làng Tu phải đứng ra hòa giải mới xuôi.
Thế nhưng hai người dắt nhau về được vài ngày thì lại thấy Kiền đến bắt đền già làng Tu. Kiền bảo vợ kiên quyết không cho mình ở trong nhà nữa. Đến nước này Kiền quyết không về ở nữa. Nhưng bắt vợ phải đập một con bò làm lễ để bồi thường danh dự cho mình theo lệ làng, bà Tá thì cũng đòi ông Kiền phải bồi thường cho mình một bò sống và một bò chết. Tá hỏa, già làng Tu lại gọi hai vợ chồng đến hòa giải. Hòa giải tới lần thứ tư thì không được nữa. Nghe lời già làng Tu, Kiền lại nhờ thấy giáo Đinh Văn Lực viết cho cái giấy để đòi vợ phải đền bò rồi mang lên xã nộp.
Ảnh minh họa.
Cán bộ tư pháp xã xem đơn, xem giấy tờ giật mình vì mình đâu ký cái giấy kết hôn này, Trong sổ lưu của xã cũng không có. Tưởng mình trong lúc làm việc lẫn lộn nên hỏi lại ông Kiền. Thật thà Kiền kể lại rành mạch: "Tao có gặp mày bao giờ đâu! Cái giấy này tao mua ngoài chợ, rồi nhờ cái thằng có chữ viết vào. Viết tên tao với tên vợ tao vào rồi nó ký luôn vào đấy chứ tao có biết cái chữ ra làm sao đâu mà viết!". Nghe đến đây, cán bộ tư pháp xã mới hết toát mồ hôi hột vì tưởng mình làm sai, hóa ra là do "máu" có vợ quá nên ông Kiền này mới tự làm cho mình cái giấy kết hôn.
Sau khi hỏi cặn kẽ hết mọi chuyện, cán bộ mới gọi cả người vợ lên giảng giải: "Hai người làm thế này là không đúng rồi!" "Sao lại không đúng, tao có giấy này rồi, già làng đã nói được rồi mà!", Kiền cãi lại. "Cái giấy này như thế này là làm sai rồi. Không có giá trị đâu. Giấy này phải do ta đứng ra làm, có cái con dấu đỏ này cộp vào chỗ này này, phải có mấy bản thế này mỗi người giữ một bản, ta giữ một bản. Như thế mới đúng cái luật của chính phủ chứ!" Đến lúc này thì cả Kiền và Tá mới hiểu ra, hai người ú ớ: "Thế cái giấy này làm không đúng à! Thế thằng Kiền không phải là chồng tao à!". "Không phải đâu! Đừng bắt đền bò nữa nhé! Bò nhiều tiền lắm, có thì giữ lại mà nuôi. Nuôi lớn rồi bán lấy tiền mà lo cho gia đình!".
Giảng giải xong rồi, ông Kiền và bà Tá bước ra khỏi ủy ban xã mà hớn hở. Hóa ra mình làm sai. Thế là không phải đền bò nữa rồi. Nghe lời cán bộ về thôi. Về đến làng, đem chuyện này thuật lại với già làng Tu. Già Tu ngớ người ra một chút rồi bảo mọi người cùng đến gặp mặt và tuyên bố Kiền và Tá chưa phải là vợ chồng theo cái luật của nhà nước nên không phải đền bò gì cả. Mỗi người ai lại về nhà nấy, làm ăn mà sống.
Kể lại chuyện ấy mà già làng Tu cứ ho sặc sụa vì cười. Sau vụ việc ấy thấy mình làm cũng chưa đúng nên già làng Tu cũng áy náy lắm. Già bảo bây giờ có cái "alo" rồi, có gì khó nói già lại điện thoại hỏi cán bộ. Như thế cho chắc ăn. Sau lần ấy, giữa Kiền và Tá vẫn đối xử với nhau bình thường, nhưng không ai nhắc lại chuyện cũ nữa.
Tiêu Dao
Chuyện vợ chồng ly hôn rồi còn ngủ chung cười ra nước mắt Minh măt nhăm măt mơ đi vao phong, anh quên beng mât minh đa ly hôn. Tay băt đâu lân mo săp ngươi vơ, con môi thi hoat đông lia lia va cai kêt la... ảnh minh họa Liên va Minh kêt hôn đươc 4 năm thi quyêt đinh đương ai nây đi. Ngươi viêt đơn không ai khac chinh la Liên, không...