Đêm tân hôn chồng bắt tôi trả nhẫn cưới và viết đơn ly hôn
Quả thực, đến giờ phút này sự chịu đựng của tôi đã quá giới hạn, trái tim tôi như tan vỡ ra từng mảnh vụn. Người chồng “vàng 10″ của tôi đây ư?
Đêm tân hôn chồng bắt trả nhẫn cưới và viết đơn ly hôn.
Tôi năm nay 24 tuổi, ngoại hình ưa nhìn, vừa tốt nghiệp Đại học kinh tế cách đây tròn 1 tháng. Tôi được bạn bè nhận xét là cô gái “đa tính cách”. Tôi vừa ngây thơ, lãng mạn nhưng khi cần thì vẫn có thể giơ nanh vuốt và suy nghĩ thực tế không kém gì ai.
Ai nhìn tôi cũng bảo tôi có sao phú quý chiếu mệnh, kiểu gì cũng kiếm được một anh chồng giỏi giang và cưng chiều hết mực. Ấy vậy mà thực tế thì quá đỗi phũ phàng… Tôi chỉ ước số phận của mình được 1/10 những gì người ta nói thôi là cũng cam lòng lắm rồi!
Đám cưới của tôi diễn ra ngày hôm qua, với sự tham gia xôm tụ của đầy đủ họ hàng hai bên, bạn bè. Ai cũng mừng cho tôi vì lấy được người chồng “vàng 10″, đủ cả tài lẫn đức. Nhưng có ai biết rằng, đêm qua tôi đã khóc như một kẻ điên ngay trên chiếc giường cưới, khi nhìn thấy cảnh chồng miệng đòi nhẫn, tay viết đơn ly dị. Tôi thậm chí còn chưa được tận hưởng một phút giây hạnh phúc nào của một tân nương nữa. Cuộc đời thật quá khắc nghiệt với tôi, tôi đau khổ đến cùng cực. Thậm chí ngay trong lúc này, khi vừa gõ ra những dòng tâm sự với các bạn, tôi cũng không cầm được nước mắt…
Tôi cũng có một tình yêu đẹp kéo dài 2 năm. Hai vợ chồng tôi bằng tuổi, học cùng lớp Đại học. Ngày ấy, anh là “hotboy” của cả Khoa chúng tôi học vì là con nhà giàu, học hành giỏi giang lại hòa đồng và thân thiện. Còn nhớ, ngày anh nhận lời yêu của tôi, tôi như người được bay lên mây, hạnh phúc đến mức chỉ biết bật khóc vì nghĩ rằng mình đúng là người con gái hạnh phúc nhất trần gian. Chắc các bạn cũng đang thắc mắc vì sao anh lại nhận lời yêu chứ không phải tôi là người nhận lời yêu? Đúng thế, tôi là người chủ động “cầm cưa” tán tỉnh anh.
Đúng là, lúc đang yêu thì mọi thứ thật tuyệt vời, lúc nào tôi cũng như người say, chỉ biết lao đầu vào thứ tình cảm nồng nàn đó mà quên đi tất cả. Người yêu tôi ngoan và hiền lành. Gia đình anh cũng gia giáo, bố mẹ đều là giảng viên Đại học về hưu. Đối với tôi, mọi thứ về anh đều rất hoàn hảo. Tôi thuộc tuýp phụ nữ thực tế, một khi đã tìm thấy người đàn ông phù hợp với yêu cầu của mình, tôi sẽ chẳng nề hà chộp lấy ngay, có đánh chết tôi cũng không bao giờ buông ra để kẻ khác có cơ hội.
Ngay từ khi yêu anh, tôi đã nghĩ đến đám cưới. Thành ra, tôi chiều anh hết mức có thể. Nói không ngoa, có những thứ làm cho bản thân tôi còn tiếc, nhưng với anh, tôi chẳng tiếc gì bao giờ. Còn nhớ, hồi đang yêu nhau, chuyện tôi đi đi về về nhà anh cách đó 20 km vào lúc 1, 2 giờ sáng chỉ để mang cho anh bát cháo ăn đêm là chuyện cơm bữa. Ngày lễ, sinh nhật, valentine… tôi chẳng khi nào có quà nhưng tôi không thấy thế là buồn. Người yêu tôi trẻ con, hay dỗi vặt và có đặc điểm là nhớ lâu thù dai.
Video đang HOT
Nhiều khi, tôi trót mắc lỗi với anh như đi đến chỗ hẹn muộn (khi hẹn hò, chúng tôi mỗi người tự đi xe đến chỗ hẹn, anh chẳng đưa rước tôi bao giờ vì nhà hai đứa xa nhau), không chuẩn bị cơm trưa cho anh đúng giờ, quần áo mang về nhà giặt mà quên chưa là phẳng phiu đã mang trả… là tôi “lãnh đủ” cơn giận dỗi của anh, ra sức chiều chuộng, nịnh nọt đến cả tuần sau mới nguôi. Không ít lần, anh còn chủ động nói lời chia tay vì toàn những lý do không đâu khiến tôi phải tốn không ít công sức mới khiến “gương vỡ lại lành”. Bù lại, anh chỉ có mình tôi, xác định lấy tôi làm vợ, tôi lo cho anh cũng là lo cho chồng tôi sau này, đi đâu mà thiệt!
Hi sinh hết mình cho anh như thế, đặt hết niềm tin vì anh như thế nên khi bị chồng phũ phàng ngay trong đêm tân hôn, tôi lại càng vạn lần thất vọng, cảm giác giống như đang từ thiên đàng đột ngột rơi xuống tận cùng địa ngục vậy. Lẽ nào, sự hi sinh của tôi là vô ích hay anh đã không khi nào để ý tới những việc tôi đã hết lòng làm cho anh?
Ngày cưới, tôi lộng lẫy trong chiếc váy cưới trắng tinh khôi, cầm bó hoa cưới chờ sẵn ở nhà hàng tiệc cưới. Bố mẹ hai bên thì đều đã đến từ sớm, đứng đón tiếp khách cùng tôi. Duy chỉ có chồng tôi là chưa thấy. Tôi sốt ruột, gọi nhắc mấy lần thì anh gắt lên với tôi rằng đêm qua phải tiếp mấy anh bạn từ xa về dự cưới nên dậy muộn một chút, làm gì mà cứ giục mãi thế rồi cúp máy.
Khi khách khứa đã tới quá nửa mới thấy chú rể lò dò đi tới, quần áo xộc xệch, mặt vẫn ngái ngủ. Vừa đến nơi, anh đã gắt gỏng lên với tôi rằng tại sao ngày hôm qua chuẩn bị bộ lễ phục cho anh mà lại vứt mỗi thứ một nơi, làm sáng nay anh phải mất công đi tìm lại. Tôi vừa kéo anh vào phòng vệ sinh chỉnh lại trang phục, vừa nghe anh cằn nhằn vì “tội” gọi điện thoại giục quá nhiều làm anh cuống quýt lên.
Đến màn trao nhẫn cưới, tôi hồi hộp chờ đợi giây phút chồng lồng chiếc nhẫn vào tay mình thì nghe thấy tiếng anh kêu toáng lên trước mặt mọi người là sáng nay dậy mở hộp nhẫn kiểm tra lại thì đánh rơi một chiếc xuống sàn nhà, tìm mãi không thấy đâu nên cứ đi trước, giờ cứ bỏ qua màn trao nhẫn đợi về nhà tìm lại rồi đeo sau.
Trong lòng tôi lúc đó không được vui nhưng vì trước mặt khách khứa, tôi cũng cho qua, tuy rằng gương mặt có không được tươi tỉnh cho lắm. Có lẽ anh cũng nhận ra điều đó, nên thi thoảng quay sang nhìn tôi, gương mặt anh tối sầm lại.
Trong đám cưới, có cả Hiếu – bạn cùng lớp của chúng tôi, Hiếu từng một thời rất thích tôi nhưng vì khi đó tôi dành trọn tình yêu với chồng tôi nên không mấy để tâm. Chồng tôi không mời Hiếu đến dự nhưng tôi nghĩ đơn giản là bạn bè cùng lớp cả, chuyện cũng chẳng có gì nên vẫn mời.
Khi thấy sự xuất hiện của Hiếu, nụ cười của chồng tôi vụt tắt, anh thái độ khó chịu ra mắt và nghiến răng gằn từng tiếng một “em giỏi lắm, mời cảngười yêu cũ đến dự mà không thèm hỏi ý kiến ai”. Tôi chưa kịp giải thích, Hiếu đã chạy tới vui vẻ nói lời chúc mừng hạnh phúc, trước khi về bàn ngồi còn bông đùa: “ông đừng có đánh rơi vợ như rơi nhẫn cưới nhé, nếu có rơi thì nhớ gọi tôi đến nhặt”. Câu nói đùa của Hiếu khiến tôi bất ngờ, còn chồng tôi mặt biến sắc, tay nắm chặt lại, suốt buổi không buồn nói với tôi câu gì.
Kết thúc lễ cưới, hai chúng tôi lên xe về nhà, tôi định bụng sẽ leo lên giường nghỉ ngơi luôn vì quá mệt.
Vừa bước vào phòng tân hôn, chồng tôi bất ngờ đẩy tôi ngã ra giường, chỉ tay vào mặt tôi nói rằng thái độ của tôi hôm nay trong đám cưới thật không thể chấp nhận được, rồi chì chiết tôi về việc mời Hiếu dự đám cưới khiến chồng tôi mất mặt trước đám bạn bè. Quả thực, tôi đã nhẫn nhịn nhiều trong đám cưới nên không hề muốn vợ chồng gây thêm chuyện.
Tôi nhẹ nhàng bảo với anh rằng tôi đang rất mệt vì phải đứng suốt buổi trong khi cả ngày nay mà chưa ăn gì, giờ hai vợ chồng thay quần áo nghỉ ngơi một lúc rồi tôi sẽ dậy vào bếp nấu chút gì đó cho hai đứa cùng ăn. Tôi nói với giọng gần như van nài vì muốn được yên thân nhưng kết quả thì quả là ngoài sức tưởng tượng. Chồng tôi vẫn chưa hết càu nhàu, lôi cả những chuyện trời ơi đất hỡi tận đâu đâu ra chì chiết.
Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, đầu tôi gần như nổ tung khi nghe chồng gằn giọng câu cuối: “Tôi chưa làm gì mà cô đã tỏ thái độ khó chịu như vậy thì sau này cô còn quá đáng đến đâu, định trèo lên đầu tôi chắc”. Lúc đó, vì quá mệt mỏi và sẵn cơn giận trong người, tôi cũng bực tức đáp trả rằng anh muốn thế nào thì cứ làm thế. Không ngờ, chồng tôi giận dữ nhìn tôi trong một giây rồi lao đến mở ngăn tủ, lấy giấy ngồi viết đơn ly dị ngay trước mặt tôi. Không những thế, anh còn bắt tôi tháo nhẫn trả lại ngay lúc đó.
Tôi cứ đi hết từ bất ngờ này đến sửng sốt khác trước hành động của chồng. Tôi biết đó chỉ là cơn nóng nảy của chồng nhưng quả thực tôi không biết làm thế nào nữa, chỉ úp mặt vào gối khóc nức nở. Quả thực, đến giờ phút này sự chịu đựng của tôi đã quá giới hạn, trái tim tôi như tan vỡ ra từng mảnh vụn. Người chồng “vàng 10″ của tôi đây ư?
Người mà tôi đã phục vụ chu đáo hơn cả bố đẻ trong suốt 2 năm qua đây ư? Người mà tôi dành trọn tình yêu và đặt toàn bộ hy vọng sẽ khiến tôi trở thành người phụ nữ hạnh phúc nhất thế gian, giờ hiện nguyên hình là kẻ phũ phàng thế này ư? Thật quá sỉ nhục cho tôi, cho cả tình yêu của tôi nữa.
Lá đơn ly dị chồng tôi viết đêm qua vẫn nằm nguyên trên bàn, tôi chưa ký. Chiếc nhẫn tôi trả lại, anh cũng chưa cầm lại, vẫn để trên bàn, ngay cạnh lá đơn. Tôi có nên đeo nhẫn vào tay và xé lá đơn đi, coi như chưa hề có chuyện gì xảy ra, bước ra ngoài và lại tươi cười với chồng? Hay tôi nên ký vào lá đơn để kết thúc tình yêu 2 năm, đặt dấu chấm hết cho cuộc hôn nhân một ngày của mình? Xin mọi người hãy cho tôi một lời khuyên!
Theo VNE
Không còn nhận ra nhau
Thúy sống với ba từ nhỏ. Kí ức về mẹ giờ còn lại ít ỏi nhưng đau lòng ghê gớm. Nó nhớ cái bóng gầy của mẹ in trên nền cát trắng những trưa gồng gánh bán mua, nhớ trước khi đi mẹ hứa sẽ nhanh về, nhớ ánh mắt mẹ nhìn ngôi nhà tả tơi trong gió biển.
Thúy luôn tự hỏi ngay từ cái nhìn đấy, mẹ đã quyết định đi mãi hay những năm tháng bôn ba xứ người mới khiến mẹ quên mất đường về. Nhà nó nghèo lắm, cái nghèo đeo bám suốt tuổi thơ của nó, đeo bám một đời ba nó khắc khổ gà trống nuôi con. Nỗi khắc khổ in hằn trên tấm lưng còng trước tuổi, trên từng vệt ố vàng thấm vào móng tay rửa mãi không mờ. Cũng vì nghèo nên mẹ nó mới đi xuất khẩu lao động. Từ thuở lên 5 nó đã thiếu bàn tay mẹ chải cho mái tóc khét lẹt mùi nắng, gói cho một nắm xôi hay ân cần lau đi những giọt nước mắt nóng hổi lăn dài suốt tuổi ấu thơ.
Gia tài mẹ để lại chỉ vọn vẹn tấm hình cưới mẹ bẽn lẽn cầm bông lay ơn, có ba đứng cạnh mặt ánh lên vẻ hạnh phúc ngơ ngác, niềm hạnh phúc của chàng trai nghèo vừa cưới được người thương nhưng không biết ngày sau sẽ làm gì để vợ con sống sung túc. Mẹ còn lưu lại vết thương lòng toang hoác nhưng dịu dàng đến lạ lùng. Trong trí nhớ của nó, 5 năm đầu đời giờ hiện về lung linh như cổ tích.
Ngày đó, cả nhà nó sống trong một xóm chài xơ xác. Ba nó theo thuyền đi đánh cá còn mẹ thường gánh tôm, cá, mực khô vào chợ huyện bán. Ám ảnh nó mãi là những cồn cát, cát trắng mịn và bay tung mù những chiều nổi gió. Trên cồn cát rát bỏng chân ấy nó đã đón mẹ gầy hao trở về từ phiên chợ tảo tần, trên cồn cát cao ngất, hai mẹ con nó đã nhiều ngày trông ra biển ngóng thuyền của ba cập bờ. Thuở đấy khổ cực đủ bề nhưng con Thúy chưa bao giờ tủi thân, chẳng đứa trẻ nào tủi thân khi có mẹ bên cạnh. Nếu trời bão dông, thuyền ba mãi chưa thấy về, sẽ có mẹ ở bên chia bớt lo âu, thấp thỏm, nếu đông trở mình se sắt, ba chẳng ra khơi được, cả tháng liền phải vay tiền để mua gạo, sẽ có mẹ nấu món cháo ngao ấm lòng.
Hình như con Thúy sinh ra là để tủi thân. Chẳng có gì tủi thân bằng con gái nhớ mẹ, cũng chẳng còn gì tủi thân bằng đứa con gái bị trời cướp đi nhan sắc. Một lần đám trẻ làng chài nghịch dại với mấy quả bom bi, cú gõ nhẹ hều mà có đứa đi mãi, người thân chúng thất thểu đi lượm lại từng mảnh thi thể chúng vương vãi khắp triền cát trắng. Nhiều đứa khác bị liệt chân, cụt tay, con Thúy thì mặt biến dạng, một bên mắt bị teo, hai má nó nhăn nheo như bà cụ.
Nhìn con gái như vậy, ba nó không cầm nổi lòng. Ông làm đủ mọi việc từ trồng hoa màu, nuôi tôm giống, đi đánh bắt xa bờ mong kiếm tiền đưa con gái đi phẫu thuật lại mặt nhưng công sức của ông cứ theo gió Lào, theo cái nắng rát bỏng da và những trận bão triền miên đổ xuống sông xuống bể. Có người chú họ về thuê ba con Thúy vào Sài Gòn làm thợ bốc vác, hứa sẽ trả lương đều. Ông bần thần nhìn cồn cát chênh vênh nắng, nhìn căn nhà xập xệ chẳng đổi thay từ ngày mẹ nó đi rồi lặng lẽ gật đầu. Thế là ba con nó dắt nhau vào chốn lao xao.
Con Thúy được giới thiệu đến làm giúp việc ở một gia đình Việt kiều. Ông bà chủ nó trước ở Nga, giờ về Việt Nam kinh doanh lớn lắm. Nó thường lân la hỏi về đất nước xa xôi ấy, nơi đã đón mẹ nó đi rồi không bao giờ trả bà lại. Nó tưởng tưởng về những mùa đông nhiều tuyết rồi tự hỏi không biết giờ mẹ nó đang làm gì, ở đâu. Căn nhà rộng lớn, lúc nào cũng vắng teo, con Thúy thấy cô đơn quá chừng, nhưng cô đơn nhất là lúc cả nhà chủ đông đủ. Nhìn gia đình người ta quây quần, nó chạnh lòng ghê gớm chỉ mong đến chủ nhật. Chủ nhật bà chủ thường đưa con gái đến salon làm đẹp, tiện thể nó xin đi ké qua khu phòng trọ công nhân để thăm ba.
Cuối năm việc nhiều lại được trả lương gấp đôi nên ba con nó ở lại Sài Gòn. Càng sát Tết lòng dạ nó bồn chồn mãi, Tết thành thị đông đúc, nhộn nhịp nhưng chẳng ấm áp như chốn quê nghèo, ông chủ nó vẫn suốt ngày đi tiếp khách, cô con gái đi du lịch với bạn còn bà chủ nghe bảo về quê ngoại ăn Tết. Còn một mình, nó đi ra đi vào ngẩn ngơ nhớ cảnh Tết vạn chài, nhớ những ngày giáp Tết nó chạy lên cồn cát đăm đăm nhìn về hướng đường quốc lộ mong một chuyến xe đò nào đấy sẽ thả mẹ nó xuống. Mười mấy năm liền nó đợi mãi, năm nay chẳng còn ai lên cồn cát ngóng mẹ về.
Thế rồi con Thúy cũng không kìm lòng được, mồng 3 Tết nó xin ra quê vài ngày. Chuyến tàu Sài Gòn - Đồng Hới dài như cả thế kỉ. Hôm đấy trời nổi gió dữ lắm, nó lật đật chạy trong gió cát, chạy như đang có ai đợi ở mình ở nhà. Linh cảm vu vơ thế mà hóa ra thật, về đến nhà nó thấy có người đang ngồi trước cửa bưng mặt khóc. Nó lạc giọng, hỏi "ai đó". Người ngẩng mặt lên quen thuộc quá chừng, nửa năm nay nó vẫn ở cùng nhà. Người đó cũng lạc giọng "con sen, sao cháu biết chỗ này?". Người đó vỡ òa khi nghe nó run rẩy đáp "đây là nhà cháu, là nhà ba Hoàn" rồi cứ thất thểu gọi "Thúy phải không con, Thúy ơi, Thúy ơi sao mặt con ra nông nỗi này! Sao mẹ không nhận ra con mình!". Con Thúy như người vô hồn, nó chẳng biết mình đang vui sướng, đang giận giữ hay đau xót, nó mếu máo: "Sao mẹ đi sửa mặt, mẹ khác hoàn toàn ngày xưa... Mẹ đẹp thế làm sao con nhận ra..."
Theo VNE
Con dâu "trời đánh" Từ ngày ba thằng Thắng mất, tôi chưa bao giờ thấy cái gánh mà tôi đang vác trên vai lại nặng nề như thế. 46 tuổi, ngay cả trong mơ tôi cũng không tin là mình sắp sửa làm mẹ chồng. Vậy mà điều đó sắp trở thành sự thật. Hoặc là tôi chấp nhận con dâu "trời đánh" hoặc tôi mất con....