Đêm tân hôn bị ăn tát vì chuyện phong bì
Chê bạn bè chồng mừng ít, chị cau có mặt mày, khó chịu với chồng khiến anh khó chịu vô cùng.
Chị mở phong bì ra rồi thở dài, “trời, nhìn dày tưởng toàn tờ 5 chục. Bạn anh sao ki thế nhỉ, em chưa thấy ai mừng được hơn 5 trăm. Còn bạn em, anh thấy đấy, có người còn đi cả triệu. Đúng là phân biệt quá đi mất”. Anh nói: “Mình đi người ta sao thì người ta đi mình vậy. Em nói thế khác nào chê anh ki bo này nọ”? Cô vợ lại cố hắng giọng: “Nhưng cái thời của anh là thời xa xưa rồi. Bây giờ người ta đi đầy ra đấy, tiền thì mất giá, lạm phát, đi như thời trước thì có mà lỗ vốn to à. Bạn gì chắc toàn người nghèo rớt”.
Nghe tới câu đó anh thấy mình bị tổn thương ghê gớm. Anh chẳng ngờ người con gái phóng khoáng, thoáng đãng anh từng yêu thương giờ lại thay tính đổi nết như thế này. Càng không ngờ chị lại so đo, tính toán cái phong bì với cả bạn bè của chị. Mà nhìn đám bạn chị sang trọng thật, nhìn toàn mấy cô váy ngắn tung tăng, mấy anh chàng đeo cả khuyên tai, làm việc toàn chỗ sang trọng, chẳng trách bạn chị mừng nhiều. Còn anh, anh chỉ là một gã làm công việc bình thường, cũng chẳng có vai vế gì nên bạn anh nghèo là phải.
Video đang HOT
Còn anh, anh chỉ là một gã làm công việc bình thường, cũng chẳng có vai vế gì nên bạn anh nghèo là phải. (Ảnh minh họa)
Nhưng chị không hiểu và thông cảm cho anh, lại cứ cằn nhằn mãi chuyện lỗ lãi. Anh làm đám cưới là vui, là mời bạn bè tới dự tiếc chung vui hạnh phúc, chứ không phải chuyện làm ăn mà tính lời. Chị nói thế khác gì chị coi cưới xin như chuyện kinh doanh. Anh nghe mà bực mình.
Nhưng có vẻ chị không hài lòng. Cả đêm đó chị ngồi tính đi tính lại, đếm đi đếm lại. Tới phong bì của một cô bạn gái, hình như là người yêu cũ của anh, chị gọi anh ra mắng té tát: “Này anh, cô này là cô người yêu cũ, sao phong bì có ít thế này? Em nhớ ngày cô ấy cưới, anh mừng cả triệu bạc, em còn làm chứng, anh đừng hòng chối cãi. Người thế này thảo nào anh bỏ là phải rồi. Ki bo tính toán, lấy tiền của người ta rồi lại không nghĩ gì tới chuyện trả lại”. Anh nói hoàn cảnh người ta khó khăn, nên giờ cũng không có nhiều tiền, cái đó mìn thông cảm. Thấy anh có vẻ bênh vực, chị lại quay sang anh, mắt trợn ngược hỏi: “Hay là anh và cô ấy vẫn có quan hệ gì nên mới mừng anh ít thế. Chứ ai lại đi đám cưới người sau lại mừng ít hơn”.
Bực mình, anh tát cho chị cái như trời giáng. Tối tới giờ anh đã không chịu nổi cái tính khó ưa của chị rồi. Tại sao chị lại như thế, tại sao chị lại tính toán, so đo nhiều như vậy. Anh không thể chịu nổi người vợ chê bai bạn anh, chê bai đủ kiểu người thân của anh như vậy, càng không thích phụ nữ mà ki bo, chi li từng đồng bạc. Mỗi người mỗi cảnh, đám cưới là chuyện vui cả đời, đâu phải cái nợ. Nhiều người coi chuyện cưới xin là cái nợ mà khi có bạn mời cưới lại lo nơm nớp vì họ không có điều kiện như hồi còn thanh niên. Có người con cái, gia đình khó khăn, chuyện đi đám cưới bạn bè còn khó nói gì mừng nhiều. Vợ không thông cảm lại còn bày đặt nhiễu sự. Cái tát ấy là cái tát anh cảnh cáo cho chị cách sống sau này, đừng có nhìn vào đồng tiền mà chê bai người khác.
Anh không biết có phải mình đã làm quá không nhưng đêm ấy, anh và chị không động phòng. Anh bỗng không muốn gần gũi người vợ ấy, thật sự anh cần thời gian. Đúng là bi kịch của hôn nhân rồi, hi vọng sau này chị sẽ sửa và suy nghĩ thấu đáo hơn.
Theo VNE
Tiền mừng cưới, của ai người nấy giữ
Tôi đã thống nhất với vợ như thế ngay từ khi chúng tôi chuẩn bị thủ tục cưới xin. Không phải tôi là kẻ ki bo, nhưng tôi luôn muốn rạch ròi chuyện tiền nong, ngay cả vợ chồng cũng vậy. Để tránh trường hợp, vợ chồng cãi vã nhau sau hôn nhân.
Người ta nói, yêu nhau đến mấy nhưng lấy nhau về, kinh tế khó khăn sẽ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Tôi lo lắng chuyện ấy sẽ xảy ra và cũng không muốn dính dáng nhiều tới của hồi môn, tiền mừng cưới của vợ. Thế nên, phân định như vậy là tốt nhất.
Bạn bè của tôi được 20 mâm, số tiền ấy thu về tôi cầm tất. Còn lại, họ hàng, bạn bè của bố mẹ thì tôi đưa cho mẹ giữ. Vợ tôi có khá nhiều bạn, số phong bì của vợ còn gấp đôi tôi. Khách của vợ cũng toàn khách sộp, thế nên, chắc chắn của cải của vợ nhiều hơn rất nhiều.
Của hồi môn thì khỏi nói, vàng đeo lủng lẳng. Nhưng trong số vàng ấy có cả phần của nhà chồng. Tôi đề nghị với vợ, chuyển số vàng mà mẹ tôi tặng sang cho mẹ, chỉ giữ lại vàng của nhà vợ nhưng nhất định vợ không đồng ý. Tiền đã trao tay thì là của vợ. Vàng mẹ chồng cho cũng là vàng của vợ, vì vợ nói, con dâu về nhà chồng nhất định phải được khoản gì đó chứ, làm gì có chuyện đòi lại vàng sau ngày cưới.
Của hồi môn thì khỏi nói, vàng đeo lủng lẳng. Nhưng trong số vàng ấy có cả phần của nhà chồng. (ảnh minh họa)
Tôi nói hết nước hết cái mà vợ không chịu, cứ khư khư giữ số vàng ấy. Còn mẹ tôi thì nhất định bắt tôi lấy về. Vì con dâu mới về nhà chồng, mẹ cũng không muốn đôi co, xích mích. Chuyện này thật tình khiến tôi khó xử vô cùng. Mới lấy nhau mà đã tính toán tiền nong, xem ra sự rạch ròi này lại thành phức tạp hơn.
Thế là vợ tôi đùng đùng đóng cửa phòng mấy hom không cho chồng gần gũi chỉ vì cái tội dám tính toán chi ly với vợ. Tôi thấy vợ tôi cũng là người ham vật chất. Vì nếu chồng đã có ý như vậy thì vợ nên nhường nhịn vì dù sao đây cũng là ý của mẹ chồng nữa, đâu phải riêng tôi.
Hôn nhân không được như ý khiến tôi có chút buồn lòng. Nhưng giờ ai cũng có quỹ đen, làm những việc gì cũng không hay biết. Tôi đang không biết, tiền lương lậu nên tính thế nào, hay lại của ai người ấy giữ. Thế này thì khác nào, chúng tôi lấy nhau trên danh nghĩa, chỉ sống cùng nhau chứ tình cảm thì làm gì có nữa vì cái sự quá rạch ròi về vật chất, tiền nong.
Theo Eva
Quên mừng cưới vì chạy sô Một tuần có quá nhiều đám cưới nên việc quên mừng phong bì là điều không khó hiểu. Không ít câu chuyên dở khóc, dở cười vì viêc quên tiên mừng cưới. Quên ở đây không phải là cô ý mà vì quá nhiêu đám cưới trong môt ngày, môt tuân, thê nên không thê nhớ nôi. Tôi đã từng trong hoàn cảnh...