Đêm Sài Gòn của các “quý bà”, “quý cô”
Có người đến để thỏa mãn niềm đam mê khiêu vũ, nhưng cũng có mấy “bà chị” đến đây vừa nhảy vừa tìm… “bạn tình”.
22 giờ đêm, trong một quán bar khá nổi tiếng ở TP.HCM, nhiều vị khách với khuôn mặt… búng ra sữa nhún nhảy trong tiếng nhạc ầm ĩ và hò reo theo những động tác uốn éo của 2 cô gái ăn mặc thiếu vải.
Đó chỉ là một trong những nơi mà dân chơi Sài Gòn thường tụ tập về đêm. Chúng tôi cùng với một “tay chơi” hay lang thang Sài Gòn đêm, thâm nhập những chốn này để cảm nhận nhịp sống dường như không ngừng nghỉ của những nơi này.
Sân chơi của “quý bà”
Đưa chúng tôi đi, Tuấn “bẻm”, một dân ghiền quán bar, vũ trường quảng cáo: “Tôi cho các ông biết các bạn trẻ, người lớn tuổi và cả dân Tây chơi như thế nào. Hôm nay, tôi dắt mấy ông đến sàn H.H (quận 5), một sàn nhảy chỉ có “vũ nam” không hề có bóng dáng của “vũ nữ”. Đó là sân chơi của các “quý bà” – Tuấn “bẻm” nói với giọng điệu rất bí ẩn.
Gặp chúng tôi, Tuấn “bẻm” khác hẳn ngày hôm qua, Tuấn khoác lên mình một “bộ cánh” rất lịch sự, đĩnh đạc. Đúng 20 giờ, chúng tôi có mặt tại sàn nhảy H.H tọa lạc trên tầng cao nhất của tòa nhà nằm trong khuôn viên của Trung tâm Văn hóa của quận.
Đúng như lời của Tuấn “bẻm”, nơi đây khác hẳn quán bar ồn ào mà chúng tôi đã đi đêm qua, toàn bộ nhân viên đều là nam, theo lời Tuấn “bẻm” nói, những nhân viên nam này đều là “vũ sư” và họ có nhiệm vụ “dìu” quý bà trong những điệu nhạc êm dịu đầy tình cảm, lãng mạn.
Các cô gái ở quán bar đường Đỗ Quang Đẩu
Mở chiếc ba lô mang theo, Tuấn “bẻm” lấy ra một đôi giày chuyên dùng để khiêu vũ với đế giày thật cao. Vừa mang đôi giày vào chân, Tuấn “bẻm” nói: “Để có thể chơi ở sàn này, tôi phải đăng ký học khiêu vũ ở các nhà văn hóa. Sau một thời gian tập luyện, tôi mới dám đến đây chơi với mấy “bà chị” ở đây”.
Video đang HOT
Tiếng nhạc cất lên, Tuấn “bẻm” bước đến một bàn gần đó, như những “vũ sư” làm việc thường xuyên tại đây, Tuấn “bẻm” đưa tay mời một “quý bà” giữa các cặp đôi tay trong tay bước ra sàn nhảy “dìu” nhau trong những giai điệu valse, bolero, slow…
Phải thừa nhận, Tuấn “bẻm” khiêu vũ rất có nghề, từ những bước nhảy chậm, cho đến những cú xoay và sau đó người nữ nằm gọn trong vòng tay của bạn nhảy của mình. Sau vài bài nhạc, Tuấn “bẻm” bước về chỗ ngồi và nói:
“Sàn nhảy này có từ lâu lắm rồi, chủ yếu là dành cho các bà, các chị có độ tuổi trung niên đến chơi. Thực ra, có người chỉ đến để thỏa mãn niềm đam mê khiêu vũ, nhưng cũng có mấy “bà chị” lại đến đây vừa nhảy đầm vừa tìm luôn… “bạn tình”. Nhiều “bà chị” sau khi khiêu vũ thì xin số của tôi rồi hẹn đi chơi, có chị nhắn tin nói là “chị rất cô đơn, em có thể…”. Mấy ông nghĩ, tôi sẽ giải quyết tình huống này làm sao?”. Rồi anh nháy mắt, đầy ẩn ý.
Và những quán bar ở phố Tây
Rời sàn nhảy dành cho các “quý bà”, Tuấn “bẻm” rủ chúng tôi ra khu phố Tây uống bia, như lời Tuấn nói: “Cũng có cái hay cho mấy ông xem nữa đó”.
Hơn 22 giờ, con đường Đỗ Quang Đẩu (quận 1) là một trong các tuyến đường thuộc khu phố Tây tại Sài Gòn, nơi đây tập trung nhiều quán bar nhỏ mang tên: B.B, Hol.L, H.M… Theo lời Tuấn “bẻm”, có những cô em “chân dài” rất “dịu dàng” với những anh khách Tây. Tuấn “bẻm” chọn quán nhậu N đối diện quá bar B.B, tuy mang cái tiếng là quán nhậu khu phố Tây nhưng “tiền bia, tiền mồi” còn rẻ hơn những quán ở khu khác.
Nhìn qua bên kia đường, những quán bar nhỏ được trang trí bằng những chữ đèn neon đủ màu sắc. Dăm ba cô gái với chiếc áo 2 dây trễ ngực, cùng với chiếc váy ngắn để hở đôi “chân dài” ngồi, hoặc đứng trước cửa quán đon đả mời những vị khách Tây thả bộ trên đường khuya.
Những cái ngoắc tay, những câu mời gọi vào quán bằng tiếng Anh và cả những tràng cười của các cô gái cũng khiến cho nhiều vị khách Tây “háo hức” bước chân vào quán. Tiếng cười nói “cả Tây, lẫn Ta” rôm rả, làm huyên náo cả một khu phố.
“Mấy ông thấy chưa, khu phố Tây ở Sài Gòn là vậy đó. Còn mấy chuyện “XYZ” phía sau đó nữa là mấy ông tự hiểu rồi chứ gì. Các ông rảnh rỗi thì cứ lên Google mà tìm kiếm, mấy ông Tây đi du lịch ở Sài Gòn về rồi kể đầy những chuyện này trên các trang mạng. Nhưng du lịch nước nào mà chẳng có những thứ đó, đâu riêng gì ở TP.HCM” – Tuấn “bẻm” kết luận.
Gần 24 giờ, chúng tôi trở về khi đường phố đã về khuya, những người công nhân quét rác đang lặng lẽ làm tròn phần công việc của mình, tiếng “lắc xắc” của những người hành nghề “tẩm quất, giác hơi” chốc chốc kêu lên từng hồi. Sài Gòn đêm bỗng im ắng đến lạ thường…
Theo VNMedia
Rộn ràng 'sàn nhảy' ngoài công viên
Không giới hạn học viên, giới tính, lứa tuổi, những sàn nhảy ở công viên đang dần trở thành "mốt" với người dân Sài Gòn.
Cứ vào khoảng 18h đến 21h tối, mọi người lại rủ nhau vào công viên 23/9 (đối diện chợ Bến Thành, Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP HCM) để tập thể dục bằng môn khiêu vũ.
Người dạy là những giáo viên đã có khoảng thời gian gắn bó với nghiệp "nhảy". Lớp học không cấp chứng chỉ, không gò bó, cũng không khuôn mẫu với những giáo án soạn sẵn. Lớp đơn thuần tập hợp những ai muốn luyện tập cho mình thêm sức khỏe, đam mê nhảy.
Lớp học không cấp chứng chỉ, không gò bó, cũng không khuôn mẫu với những giáo án soạn sẵn.
Anh Sơn, 28 tuổi, nhân viên văn phòng ở quận 3, học ở công viên được 4 tuần cho biết: "Với học phí 200.000 đồng/tháng, tôi có thể đến lớp vào tất cả các ngày trong tuần. Sau những giờ làm việc căng thẳng, với tôi đây là môn học vừa giữ sức khỏe vừa giúp tinh thần thoải mái".
Còn với chị Sương, 40 tuổi, ngụ tại quận 4 thì việc học nhảy giúp chị không chỉ giữ dáng thon thả mà thông qua đó chị có được nhiều mối quan hệ. Chị Sương tâm sự: "Tôi chỉ ở nhà nội trợ, ngày nào cũng quanh đi quẩn lại với mấy bức tường. Từ ngày ra đây, tôi thấy cuộc sống bớt nhàm chán hơn. Tâm trạng cũng khác hẳn. Đặc biệt, chồng và 2 đứa con tôi đều ủng hộ việc tôi đi học khiêu vũ. Tôi học được 5 tháng rồi đấy, bây giờ tôi có thể nhảy cùng bạn nhảy khá thuần thục".
Những động tác uyển chuyển phải được phối hợp nhịp nhàng cùng bạn nhảy
Là người có 20 năm kinh nghiệm trong nghề nhảy ở các vũ trường, thầy Nguyễn Thành Trung, giáo viên tiểu học hiện đang tham gia dạy tại công viên cho biết: " Cách đây 3 năm, mọi người thường ra đây giao lưu bằng việc nhảy các điệu Rhumba, tango, chachacha, samba... Rồi người đến xem càng lúc càng đông, họ thích thú và yêu cầu dạy ngay tại công viên. Lớp học ra đời, già có, trẻ có, học sinh có..., tập hợp lại cũng hơn 30 học viên".
Trong số nhiều học viên đang theo học các lớp nhảy ngoài công viên, điều đặc biệt cũng có nhiều cụ ông tham gia rất tích cực.
Không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, học khiêu vũ còn giúp học viên mở rộng mối quan hệ.
Ông Nguyễn Văn Hưng, gần 70 tuổi, giáo viên hưu trí, mặc dù lớn tuổi nhất trong lớp nhưng cách ông dìu bạn nhảy lại khá điêu luyện, nhịp nhàng. Ông cười khà khà khi chúng tôi bắt chuyện: "Tôi học được 3 năm rồi, giờ thành thói quen luôn. Nhảy đẹp hay không với tôi không quan trọng, quan trọng khiêu vũ giúp tôi tìm được thời trẻ của mình. Nhìn tôi vẫn còn trẻ đúng không?"
Học nhảy ngoài công viên đang rất được người dân Sải Gòn ưa chuộng, lý do không phải vì học phí rẻ mà vì không khí ở công viên thoải mái hơn.
Khiêu vũ là môn thể dục không phân biệt giới tính, già trẻ
"Học ở đây vừa thoải mái, vừa tiện chạy thể dục, tôi cảm thấy nên có nhiều lớp học công cộng thế này để mọi người có thể thư giãn sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng"- Chị Lan Hương, 33 tuổi, giáo viên vui vẻ nói.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hầm đi bộ tiền tỉ "ế khách" Hơn chục hầm , giá ầu t tính bằng tiền tỉ nhng khi vận hành lại rất ít ngi qua lại. Một số hầm ở Ngã T Sở hay ng Phạm Hùng ợc ngi dân tận dụng làm "sân tập thể dục, sàn nhảy híp hốp và nạn tiêm chí, trộm cắp hoành hành. Hầm ầu t hàng chục tỉ ồng nhng c...