Đêm nay bão số 16 vào đất liền các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến Cà Mau
Theo Trung tâm Dự báo khí tuọng thủy văn Trung ương, khoảng tối và đêm nay (25/12) bão sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau với sức gió mạnh nhất cấp 9-10, giật cấp 12-13.
Vị trí và hướng di chuyển của bão số 16. (Ảnh: NCHMF).
Trong đêm qua, bão số 16 đã đi qua khu vực đảo Trường Sa và Huyền Trân. Tại đảo Trường Sa và Huyền Trân đã quan trắc được gió mạnh cấp 11, gió giật cấp 14, ở trạm DKI/19 quan trắc được gió mạnh cấp 13, giật cấp 15.
Hồi 4h ngày 25/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,3 độ Vĩ Bắc; 110,3 độ Kinh Đông, ngay trên khu vực Huyền Trân, cách Côn Đảo khoảng 410km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/giờ), giật cấp 14. Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 250km về phía Tây Bắc, khoảng 150km về phía Đông Nam tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 14 có bán kính khoảng 70km tính từ vùng tâm bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (25km/h), khoảng tối và đêm nay (25/12) bão sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau với sức gió mạnh nhất cấp 9-10, giật cấp 12-13. Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 150km tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 13 có bán kính khoảng 50km tính từ vùng tâm bão.
Đến 4h ngày 26/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,9 độ Vĩ Bắc; 104,9 độ Kinh Đông, trên khu vực Tây Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12-13.
Từ sáng nay, do ảnh hưởng của hoàn lưu phía Bắc bão số 16 kết hợp với không khí lạnh, ở vùng biển từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, vùng biển Ninh Thuận, Bình Thuận (bao gồm cả đảo Phú Quý) có gió mạnh cấp 7-8, sau tăng lên cấp 9-10, giật cấp 12; sóng biển cao từ 5-7m. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Từ trưa nay (25/12), vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm cả Côn Đảo) có gió mạnh dần lên cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, giật cấp 13-14. Cấp độ rủi ro thiên tai (bao gồm cả huyện đảo Côn Đảo): cấp 4.
Trên đất liền các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau có gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 12-13. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4. Các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang có gió cấp 8-9, giật cấp 11. Trên đất liền các khu vực khác thuộc Nam Bộ và các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.
Video đang HOT
Ven biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau có khả năng nước biển dâng do bão từ 0,5-1,0m.
Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (20-25km/h).
Đến 16h ngày 26/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 9,4 độ Vĩ Bắc; 102,7 độ Kinh Đông, cách Thổ Chu khoảng 100km về phía Tây. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 11, sóng biển cao 3-5 mét. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3. Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 100km tính từ vùng tâm bão.
Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (20-25km/h) và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 4h ngày 27/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 9,7 độ Vĩ Bắc; 100,7 độ Kinh Đông, trên khu vực Vịnh Thái Lan, cách đảo Thổ Chu khoảng 300km về phía Tây Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8, sóng biển cao 2-4 mét. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 70km tính từ vùng tâm bão và áp thấp nhiệt đới. Vùng nguy hiểm trên Vịnh Thái Lan trong 36 đến 48 giờ tới (gió mạnh do bão cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 6,5 đến 12,0 độ Vĩ Bắc, phía Tây kinh tuyến 105,0 độ Kinh Đông.
Cảnh báo mưa lớn: Trong ngày và đêm nay (25/12), do ảnh hưởng của bão số 16, ở Nam Bộ có mưa to; từ đêm 25/12 ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to và có khả năng kéo dài 2-3 ngày. Từ đêm 26/12, mưa vừa, mưa to có khả năng mở rộng ra Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ.
Nguyễn Dương
Theo Danviet
Dân đất mũi Cà Mau: "Bão vào thì nhà bay hết"
Người dân vùng cuối đất Cà Mau - xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, đang căng mình chống bão, nhưng nhiều người không tin căn nhà của mình sẽ đứng vững.
Đất Mũi, Cà Mau chiều 24-12. Ảnh: NAM TRẦN
Chiều 24-12, phóng viên Tuổi Trẻ đã có mặt ở Đất Mũi, hầu hết nhà dân cần chằng chống ở đây đã thực hiện xong. Tuy nhiên, nhà cửa khu vực này chủ yếu làm tạm bợ nên "chằng chống cho có, chớ bão vô thì nhà cửa tạm bợ quá, không ăn thua gì" , anh Nguyễn Văn Kiều ở ấp Rạch Tàu nói.
Ông Bùi Thanh Thương, phó chủ tịch UBND xã Đất Mũi, cho biết so với thời điểm bão Linda năm 1997 thì nhà kiên cố ở Đất Mũi đã tăng lên khá nhiều. Tuy nhiên, quá nửa nhà dân ở đây vẫn là lợp tôn, mái lá, tường cột tạm bợ. Đặc biệt là nhiều nhà ở mé sông Rạch Tàu sẽ hứng gió bão mạnh, khó có khả năng chống đỡ.
"Hồi bão Linda, 40% nhà dân ở Đất Mũi đã bị đổ sập", ông Thương nhắc lại, đầy lo lắng.
Một căn nhà ở Đất Mũi được chèn bao cát để chống bão. Ảnh: NAM TRẦN
Ông Lý Hoàng Tiến, chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, cho biết lo lắng đó không chỉ của riêng người dân Đất Mũi. Đa số người dân có nhà cửa cần chằng chống trong cả huyện, cũng không nhiều người tin là căn nhà tạm của mình có thể chống chọi với cơn bão mạnh Tembin.
Toàn huyện Ngọc Hiển cần chằng chống 5.500 căn nhà, tuy nhiên chỉ có hơn 1.400 hộ đã thực hiện và huyện đang ra sức vận động, cùng với việc di tản dân vào nơi an toàn.
"Tất cả các ấp đều phải có điểm di dân, tập trung ở các trường học, các cơ quan nhà nước và những hộ dân có nhà cửa kiên cố cũng được vận động để trở thành điểm di dân khi tình trạng khẩn cấp xảy đến" - ông Tiến nói.
Người dân ở Đất Mũi gia cố lại nhà để đón bão. Ảnh: VIỄN SỰ
Tất cả các trụ sở tại thị trấn Rạch Gốc được gia cố để trở thành điểm trú bão cho bà con. Trong ảnh, trụ sở UBND thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau được chằng lại mái. Ảnh: SƠN LÂM
Một nhà trọ gần chợ Rạch Gốc được gia cố để trở thành điểm trú bão. Do số lượng nhà tạm bợ ở khu vực này rất nhiều, những căn hộ kiên cố được vận động để trở thành điểm trú bão. Ảnh: SƠN LÂM
Cảng biển Rạch Gốc có gần ngàn tàu cá trú từ trước cơn bão số 15 đến nay, đang tiếp tục được neo cẩn thận để tránh tiếp cơn bão số 16. Ảnh: SƠN LÂM
VIỄN SỰ - SƠN LÂM - NAM TRẦN
Theo Tuoitre.vn
Vì sao bão Tembin 'giết' quá nhiều người ở Philippines? Cơn bao nhiêt đơi đanh vao phia nam Philippines nhanh chong làm thiệt mạng hơn 133 người sau khi đô bô vao đao Mindanao hôm qua, chưa kê con vô sô ngươi mât tich. Nhiêu ngươi đa không lương trươc đươc sưc manh cua cơn bao - Anh: Reuters Theo chinh quyên, sô nan nhân thiêt mang tâp trung tai cac khu vưc...