Đêm nào cũng nhỏ vài giọt dầu gió vào lòng bàn chân, các cơ quan trong cơ thể bạn sẽ được bảo vệ, tốt không kém “đan dược”
Chỉ cần bôi dầu gió vào lòng bàn chân trước khi ngủ, cơ thể sẽ thư giãn, ngủ ngon hơn và phòng ngừa bệnh tốt.
Trong tủ thuốc của các gia đình, có lẽ hầu như không bao giờ thiếu một vài chai dầu gió. Dầu gió có vị cay, tính mát, có tác dụng hạ sốt, ra mồ hôi, giảm đau, giảm ho, sát trùng, giảm phù nề, làm cho tinh thần sảng khoái, gây mát và tê tại chỗ… do đó có thể sử dụng trong rất nhiều hoàn cảnh.
Chỉ vài giọt dầu gió bôi ở thái dương, ở vùng rốn cũng đủ để giải cảm, chống muỗi đốt, ngừa say tàu xe. Nhưng dầu gió còn đem lại nhiều tác dụng hơn thế. Chỉ cần bôi dầu gió vào lòng bàn chân trước khi ngủ, cơ thể sẽ thư giãn, ngủ ngon hơn và phòng ngừa bệnh tốt.
Chỉ vài giọt dầu gió bôi ở thái dương, ở vùng rốn cũng đủ để giải cảm, chống muỗi đốt, ngừa say tàu xe.
Theo y học cổ truyền, bàn chân có mối liên hệ vô cùng mật thiết với lục phủ ngũ tạng. Ví dụ: Lòng bàn chân đặc biệt có mối liên hệ với sức khỏe của thận, mu ngón chân út có liên quan đến bàng quang, mu ngón chân thứ hai liên quan đến dạ dày, ngón chân thứ tư liên quan đến gan… Do đó, xoa bóp bàn chân đúng cách bằng dầu gió trước đi ngủ có thể giúp bạn cải thiện lưu thông máu trong cơ thể, từ đó hỗ trợ giấc ngủ, giữ ấm cơ thể, phòng bệnh hiệu quả.
Xoa bóp chân bằng dầu gió trước khi ngủ – bí quyết giữ gìn sức khỏe siêu dễ tại nhà
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) đánh giá rằng, chưa cần sử dụng dầu gió, riêng việc xoa bóp chân đều đặn hàng ngày trước khi ngủ đã rất tốt cho cơ thể. Lòng bàn chân có nhiều dây thần kinh kết nối đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Chính vì vậy, xoa bóp bàn chân đúng cách, 15 phút trước khi ngủ vừa giúp cơ thể thoải mái, dễ chịu lại còn lưu thông khí huyết. Từ đó, hỗ trợ chữa đau đầu, đau nửa đầu, hạ huyết áp…
Xoa bóp bàn chân đúng cách, 15 phút trước khi ngủ vừa giúp cơ thể thoải mái, dễ chịu lại còn lưu thông khí huyết.
Theo lương y Sáng, sử dụng các loại dầu nóng, bao gồm dầu gió để xoa bóp chân là một phương pháp dân gian nhưng rất có hiệu quả. Thứ nhất, dầu gió có mùi thơm nhẹ, the mát sẽ giúp thư giãn toàn cơ thể. Thứ hai, dầu gió sẽ làm ấm chân, rất quan trọng trong những ngày mùa đông, hơn nữa việc luôn luôn giữ cho đầu mát chân ấm cũng là nguyên tắc quan trọng để giữ gìn sức khỏe từ trước đến nay. Thứ ba, dầu gió làm ấm cơ thể, giúp phòng ngừa nhiều căn bệnh thời tiết như ho, cảm cúm một cách hiệu quả.
Ngoài ra theo Y học Trung Quốc: Khi gặp gió lạnh, trong cơ thể tích tụ hàn khí gây ra các triệu chứng đau mỏi, nhiễm lạnh, phụ nữ bị lạnh tử cung, lạnh phần phụ đều có thể bôi dầu gió vào bụng, vào chân thì sẽ cải thiện tình hình.
Để đạt được hiệu quả, bạn nhất định không nên bỏ qua những lưu ý này
Video đang HOT
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cho biết, bôi dầu gió như thế nào là đúng cách thì không có quy chuẩn nào cả. Nhưng trước khi bôi, tốt nhất mọi người nên nhớ:
- Rửa tay trước và sau khi bôi dầu để dầu gió không dính vào mắt, vào các cơ quan trên mặt gây khó chịu.
- Đối với bệnh nhân đau bụng, khó tiêu thì bôi vào vùng quanh rốn, còn nhức đầu bôi thái dương, muốn giữ ấm cơ thể thì bôi ở tay chân nhưng khi bôi miết nhẹ nhàng, day tròn, ấn bằng ngón tay trỏ.
- Đặc biệt, một ngày không nhiều hơn 3-4 lần và không bôi lên niêm mạc, vùng mắt, vết thương hở.
- Những trường hợp mắc bệnh mãn tính, trẻ em, phụ nữ mang thai khi dùng dầu gió cần có sự tư vấn của các bác sĩ.
- Ngừa ho, trị ho bằng phương pháp bôi dầu gió vào lòng bàn chân chỉ có tác dụng đối với chứng ho do nhiễm lạnh. Nếu bạn bị ho do mắc các bệnh mãn tính như viêm phổi, ho lao hoặc bị ho lâu ngày không khỏi thì không nên sử dụng cách này. Đặc biệt, nếu nhận ra bản thân ho liên tục nhiều ngày thì nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời và hiệu quả.
Bác sĩ Nhi khoa mách 5 bí quyết chăm sóc khi trẻ bị ốm lúc giao mùa
Sự thay đổi khí hậu một cách thất thường và đột ngột làm hệ miễn dịch của nhiều trẻ trở nên "mong manh" hơn, từ đó tạo điều kiện cho virus gây bệnh dễ dàng phát triển và lan truyền.
Trên trang cá nhân của Bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng - Giảng viên Bộ môn Nhi Khoa, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, BS Bệnh viện Nhiệt đới 2 đã đưa ra những chỉ dẫn chi tiết về cách chăm sóc khi trẻ bị ốm trong thời điểm giao mùa.
Cũng theo BS. Hoàng Quốc Tưởng, trong điều kiện khí hậu lạnh, ẩm kèm theo sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ dễ khiến trẻ mắc phải các bệnh về viêm đường hô hấp, tiêu chảy, cảm cúm,... Tuy nhiên hầu hết đều là các bệnh lành tính và ít gây biến chứng nếu biết cách chăm sóc trẻ.
Bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng - Giảng viên Bộ môn Nhi Khoa, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, BS Bệnh viện Nhiệt đới 2
Chích ngừa cúm đầy đủ
Bệnh cúm thường lây nhiễm qua đường hô hấp và có những biến chứng khá nặng nề. Do vậy, cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc cúm chính là tiêm phòng. Chích ngừa vắc-xin cúm cho trẻ em giúp tạo kháng thể chủ động bảo vệ trước sự tấn công của virus cúm.
Khả năng bảo vệ sau khi tiêm ngừa đạt khoảng 96-97%. Trẻ đã tiêm ngừa nếu mắc cúm có thể nhẹ hơn, giảm nguy cơ các biến chứng nặng của cúm, thời gian bị bệnh ngắn hơn trẻ chưa tiêm ngừa. Theo đó, để đối phó với thời điểm virus cúm hoạt động mạnh hàng năm ở nước ta, nên chích ngừa vắc ngừa xin cúm vào khoảng tháng 10, 11 hàng năm.
Song, với những trẻ dưới 6 tháng được nhận miễn dịch từ mẹ, nên nếu mẹ có chích ngừa cúm trước hoặc trong mang thai mà cho con bú sữa mẹ hoàn toàn. Còn với những trẻ trên 6 tháng hoàn toàn có thể chích ngừa.
Đừng bất chấp tìm mọi cách hạ sốt ngay tức thì
Khi trẻ sốt, nhiều cha mẹ lo sợ các biến chứng do sốt gây ra nên đã cố bất chấp tìm mọi cách để hạ sốt cho trẻ. Tuy nhiên, thay vì thế, điều bố mẹ cần làm là cố gắng bình tĩnh tìm nguyên nhân gây ra sốt là gì, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, uống nhiều nước, uống hạ sốt khi nhiệt độ trên 38,5 độ C làm trẻ khó chịu, quấy khóc.
Lúc này, thuốc hạ sốt an toàn có thành phần Paracetamol với liều 10 -15 mg/kg/ 1 lần uống, uống cách 4 - 6h, một ngày có thể uống tối đa 5 lần. Ví dụ trẻ nặng 5 - 8kg uong 1 goi Hapacol 80/lần; trẻ nặng 10 - 15kg uong 1 goi Hapacol 150/lần; trẻ nặng 16 - 25kg uong 1 goi Hapacol 250/lần.
Điều bố mẹ cần làm là cố gắng bình tĩnh tìm nguyên nhân gây ra sốt là gì, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, uống nhiều nước, uống hạ sốt khi nhiệt độ trên 38,5 độ C. (Ảnh: Internet)
Bình tĩnh khi con ho
Ngoài sốt, ho nhiều khi cũng không phải là một dấu hiệu xấu. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ thường mặc định con bị viêm phổi khi chúng có biểu hiện ho.
Điều này không đúng. Bởi, nguyên nhân ho thường gặp ở trẻ em là viêm hô hấp trên do virus. Do đó, triệu chứng này sẽ đỉnh điểm vào ngày 2,3 của bệnh và kéo dài từ 10 - 14 ngày. Ho là cách phòng vệ của cơ thể trong việc cố tống xuất những thứ như đàm nhớt, vật chất vi khuẩn ra khỏi đường hô hấp. Bởi thế, ho thật sự không đáng lo. Ho chỉ thực sự đáng lo khi xảy ra ở trẻ dưới 3 tháng tuổi hoặc ho đi kèm với sốt cao, bỏ bú, thở mệt, thở nhanh, thở co lõm, thở rít.
Để làm giảm cơn ho cho trẻ, đối với trẻ trên 12 tháng các bố mẹ có thể dùng muỗng cà phê mật ong 30 phút trước khi con ngủ sẽ giúp làm giảm cơn ho và ít thức giấc về đêm.
Đối với trẻ dưới 12 tháng việc uống các loại siro ho hay mật ong không được khuyến cáo.
Ngoài ra, các mẹ nên vệ sinh mũi cho trẻ bằng phương pháp waterpik giúp đường thở thông thoáng, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Sử dụng thuốc chống ói và cầm tiêu chảy là việc không được khuyến cáo
Khi trẻ bị tiêu lỏng và ói, bố mẹ cần quan sát tính chất phân của trẻ để tìm ra nguyên nhân.
Theo đó, nguyên nhân thường gặp nhất là viêm dạ dày ruột do siêu vi hay còn gọi là tiêu chảy cấp. Việc sử dụng thuốc chống ói và cầm tiêu chảy không được khuyến cáo.
Nếu phân đục như nước vo gạo, phân có nhầy máu, hoặc trẻ có mất nước nhiều, li bì hoặc ói liên tục dù không ăn uống gì. Lúc này nên đưa con đi gặp bác sĩ ngay đừng chần chừ.
Bên cạnh đó, nếu con chỉ ói và tiêu lỏng ít, hãy bình tĩnh bù nước cho con. Mẹ có thể sử dụng gói bù nước cho trẻ. Đồng thời vẫn tiếp tục cho trẻ ăn uống chậm từng chút một.
Lúc này, việc bố mẹ cần nỗ lực là làm sao cho trẻ uống được nhiều nước để tránh mất nước. Tình trạng ói sẽ cải thiện trước, tình trạng tiêu lỏng sẽ ổn sau 5 - 7 ngày.
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp trẻ có hệ miễn dịch vững vàng hơn. (Ảnh: Internet)
Cân bằng các yếu tố dinh dưỡng cho trẻ
Ngoài các biện pháp chữa trị kể trên, trong quá trình chăm sóc trẻ bị ốm vào thời điểm giao mùa, bố mẹ cũng cần đặc biệt lưu ý đến việc cân bằng các yếu tố dinh dưỡng thông qua mỗi bữa ăn hàng ngày.
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp trẻ có hệ miễn dịch vững vàng hơn. Vì lẽ đó, bố mẹ nên chú ý đến thành phần đạm và các vi chất, trong đó đạm là cấu thành các tế bào miễn dịch, còn các vi chất là chất xúc tác quan trọng cho nhiều phản ứng sinh học, đáp ứng miễn dịch.
Kẽm và sắt là hai vi chất vô cùng quan trọng nên bố mẹ chú ý chọn thực phẩm có giàu sắt và kẽm.
Thịt bò, thịt gà, cá, trứng và hải sản là thực phẩm giàu kẽm và sắt mà các bố mẹ có thể lựa chọn cho con. Ngoài ra trái cây có màu vàng, cam, đỏ như cam, bưởi, cà rốt, ổi, cà chua cung cấp những chất chống oxy hoá quan trọng như vitamin C và vitamin A cũng nên được chú trọng.
Trong giai đoạn này, các bệnh thường sẽ kéo dài hơn bình thường. Tuy nhiên điều bố mẹ cần là bình tình theo dõi các biểu hiện của con để có thể giúp con hạn chế phải điều trị thuốc một cách không cần thiết mà vẫn an toàn vượt qua những cơn bệnh lúc giao mùa này!
Bài viết được tham khảo bởi ý kiến của BS. Hoàng Quốc Tưởng (Giảng viên Bộ môn Nhi Khoa, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, BS Bệnh viện Nhiệt đới 2).
Bật mí cách cai sữa cho bé hiệu quả và không đau cho mẹ Nuôi con bằng sữa mẹ luôn đem lại những ích tuyệt vời và đây được đánh giá là cách chăm sóc bé tốt nhất. Tuy nhiên, bởi một số lý do mà nhiều người mẹ bắt buộc phải cai sữa cho bé. Nhưng một thực tế đó là việc cai sữa cho bé chưa bao giờ là điều đơn giản. Nếu bạn cũng...