Đêm kinh hoàng ở nơi “trời nổi cơn giận dữ”
“Tôi thấy những âm thanh khủng khiếp giáng xuống mái nhà, tất cả 3 anh em chúng tôi vội vàng hô hoán nhau ẩn nấp”.
“Những tiếng trời giáng xuống mái nhà ngày càng mạnh. Ban đầu, anh em hô hoán mái nhà thủng một lỗ, hai lỗ rồi… tất cả sập xuống. Chúng tôi chỉ kịp với chiếc mũ bảo hộ và trùm chăn bông ngồi góc tường. Nơi chúng tôi ngồi, nước dềnh lên, ướt dần chân rồi đến quần áo. Những tiếng gào thét hoảng loạn vang vào màn đêm. Tôi cầm chiếc đèn pin soi thấy những hòn đá lớn, trắng xóa và chất cao dần ngay trước mặt mình. Tôi nghĩ chắc chúng tôi sẽ chết, và tôi gọi điện thoại về cho vợ tôi nói tình hình đang diễn biến như thế, để coi như lời nói cuối cùng. Vợ tôi khóc nức nở trong điện thoại. Phía bên cạnh bức tường tôi đang trú là tiếng gọi nhau thảm thiết “còn ai sống không”, lẫn trong tiếng đá dội rầm rầm xuống mái tôn” – anh Tuấn điện lực huyện Mường Khương kể lại.
Còn bạn anh Tuấn, công tác ngoài thành phố Lào Cai, kinh hãi khi đang đêm nghe vợ gọi điện nói: “Nhà mình không còn gì nữa, tất cả đã tan hoang rồi…”. Hung tin đến trong đêm, khiến người chồng vội vàng phi xe máy đội đêm mưa gió 50km để về nhà. Về đến nới, anh chỉ biết lặng người nhìn những tảng đá lớn, nhỏ trắng xóa nền nhà. May thay, vợ và con anh đã không sao, bởi một nửa căn nhà đã được đổ trần kiên cố.
Sự hoảng loạn cao độ chưa từng có, đến ngay cả những kỹ sư ngành điện, ngày thường đối mặt với nguy hiểm nghề nghiệp, vậy mà đêm hôm ấy còn hoảng hốt chỉ biết đội mũ bảo hộ rồi tất cả ngồi ôm nhau trong chiếc chăn bông. Sự việc kéo dài trong khoảng 20 phút, rồi lặng dần trong đêm tối. Sau khi trời ngừng tiếng khốc liệt, tất cả mọi người đổ ra đường gọi nhau, tìm nhau để cứu người bị thương. Lúc này đường phố huyện trắng xóa toàn những viên đá to thô lố, lăn lóc khắp nơi.
Cơn thịnh nộ của thiên nhiên tàn khốc đến thế. Ngay những đường ống nước hàn nhiệt dùng búa đập có khi còn chưa sao, vậy mà một đêm mưa đá nó đã giáng nát hết những đường ống nổi trên mặt đất ở nơi xảy ra. Ghê gớm đến thế, thì những mái nhà lợp tôn kiên cố cũng không thể trụ được, chứ nói gì đến những mái ngói, proximăng.
Mấy ngày nay, những cửa hàng bán VLXD, ngói, tấm lợp và bạt ở huyện bị “cháy hàng”. Mỗi ngày có đến hàng vài chục chuyến xe tải lớn vận chuyến tấm lợp từ ngoài Lào Cai vào, nhằm đáp ứng nhu cầu bà con những vẫn chưa lấp được những lỗ thủng của cơn mưa đá tàn khốc.
Hiện tại công tác khắc phục hậu quả trận mưa đá đang được lãnh đạo tỉnh Lào Cai chỉ đạo sát sao. Lực lượng công an, bộ đội đang dồn sức thu dọn, dựng nhà giúp bà con để sớm ổn định cuộc sống. Công tác cấp nước sinh hoạt tối thiểu được lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy điều động xe stec chở nước đến nơi hư hỏng đường ống để phục vụ nhu cầu sinh hoạt.
Hình ảnh khắc phục hậu quả do cơn thịnh nộ của thiên nhiên ghi tại thị trấn Mường Khương.
Những đống đổ chất ngổn ngang trung tâm huyện Mường Khương
Công tác thu dọn, khắc phục đang được khẩn trương để bà con ổn định cuộc sống
Những “hàng” tôn lợp ở phố huyện mấy ngày nay “cháy” hàng
Video đang HOT
“Thủ phạm” gây hoang tàn, đổ nát con phố núi được người dân nhặt cất vào tủ lạnh làm kỷ niệm
100% nhà lợp ngói và proximăng ở khu vực xảy mưa đá đều hư hỏng nặng
Hoang tàn, dâu bể sau một giờ mưa đá
Nhiều ngôi nhà đã bị phá hủy như bom dội
Công tác cấp nước cho bà con đang được lực lượng Cảnh sát PCCC làm hết công suất
Những đứa trẻ hồn nhiên vui chơi bên ngôi nhà tan nát vì mưa đá
Gương mặt thất thần của chị Linh Trang- chủ của hàng làm tóc
Tất cả đã trở thành con số không bởi cơn thịnh nộ của giời
Một phụ nữ buồn bã thu dọn những gì còn lại trong nhà mình
Mường Khương nơi chịu hậu quả nặng nề nhất trong trận mưa đá so với Si Ma Cai, và Bắc Hà
Căn nhà nham nhở của gia đình chị Vàng Pha San, thị trấn Mường Khương
Xe chở proximăng từ Lào Cai vào Mường Khương tăng lên hàng chục chuyến mỗi ngày
Mái tôn cũng không thể chịu đựng nổi những viên mưa đá trong đêm 26-3.
Theo ANTD
Giây phút sinh tử đối chọi với mưa đá khủng khiếp
Nhiều người dân ở Lào Cai vẫn chưa hết bàng hoàng, kinh hãi sau trận mưa đá khủng khiếp hôm 27/3.
Khoảng 0 giờ ngày 27/3, tại huyện Mường Khương (Lào Cai) đã xảy ra trận mưa đá với thời gian kéo dài (30 phút), cường độ lớn chưa từng có, đã gây thiệt hại nặng cho huyện vùng cao này.
Lời kể của nhân chứng
Theo ghi nhận của phóng viên báo Lào Cai, vào lúc 6h sáng 27/3, thôn Mã Tuyển 3 - cửa ngõ của thị trấn Mường Khương xơ xác, tan hoang.
Ông Vàng Phà Cửi (người dân địa phương) đôi mắt hốc hác, vì thức trắng cả đêm, mệt mỏi nói với phóng viên: "Chú nhìn xem, mái nhà thủng lỗ chỗ bát, đĩa vỡ vụn quần áo, chăn màn ướt hết, nhà vẫn ngập nước. Sống cả đời mà tôi chưa bao giờ thấy trận mưa đá khủng khiếp như thế này".
"Tôi phải chui vào gầm giường, nếu không nhanh thì đá rơi trúng người, giờ này làm bạn với thần chết. Những hòn đá to bằng bát ăn cơm đua nhau trút xuống, đập vỡ toàn bộ kính ô tô, xe máy cũng bẹp dúm", ông Cửi chưa hết bàng hoàng kể lại.
Trong khi đó, người hàng xóm của ông Cửi kéo phóng viên về nhà để "khoe" những hòn đá sau trận mưa còn sót lại. 7 giờ trôi qua, những hòn đá vẫn chưa tan hết, có hòn to như chén uống nước.
Hàng nghìn ngôi nhà và nhiều diện tích hoa màu bị tàn phá, 16 người bị thương sau trận mưa đá khủng khiếp. Ảnh: Trung Kiên.
Nằm tiếp giáp với thôn Mã Tuyển 3, thôn Mã Tuyển 2 cũng tan hoang không kém. Trận mưa đá đã khiến nhiều người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.
Ông Pờ Chín Hồ nói như khóc: "Trận mưa đá khiến gia đình tôi không còn chỗ ở, 80 con gà bị chết, vườn quất gãy xác xơ. Thôi thì đó là "mệnh trời", biết làm sao?".
Anh Tải Văn Thảo, người cùng thôn cũng không giấu nổi sự sợ hãi, tâm sự: "Tiếng sấm chưa dứt, những hòn đá từ trên trời ào ào đổ xuống, biết là xảy ra mưa đá, một tay bế con, một tay lôi vợ lao vội vào lò sấy lá thuốc lá. Sau 30 phút, trận mưa chấm dứt, tôi chui ra khỏi lò sấy thuốc lá, không tin vào mắt mình nữa, mái nhà biến mất, đồ đạc trong nhà vỡ vụn, ngổn ngang".
Tôi phải chui vào gầm giường, nếu không nhanh thì đá rơi trúng người, giờ này làm bạn với thần chết. Những hòn đá to bằng bát ăn cơm đua nhau trút xuống, đập vỡ toàn bộ kính ô tô, xe máy cũng bẹp dúm
Ông Vàng Phà Cửi
Còn anh Quy chia sẻ: "Trận mưa đá đã phá hủy toàn bộ mái nhà, đồ đạc trong nhà như bát ăn cơm, phích nước, bình nóng lạnh đều bị vỡ, biến dạng hoàn toàn. Thật là kinh khủng!".
Chị Trần Thị Liên, khu phố Thầu, thị trấn Si Ma Cai cho biết: "Đây là trận mưa đá lớn nhất mà tôi từng thấy. Những cục đá to như vốc tay rơi mạnh, như có ai ném gạch lên mái nhà".
Thẫn thờ bên đống đổ nát, anh Thề (thị trấn Si Ma Cai) nói: "Nhà tôi chỉ bị ảnh hưởng phần mái, nhưng có lẽ nước ngấm vào các cột và móng nên sau trận mưa đá thứ 2 (khoảng 10 giờ ngày 27/3) ngôi nhà sụp đổ hoàn toàn. Tài sản trong nhà, như giường, ti vi, quạt, loa đài... đều hỏng nặng".
Cảnh báo của chuyên gia thời tiết
Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra. Kích thước có thể từ 5 mm đến hàng chục cm, thường cỡ khoảng một vài cm, có dạng hình cầu không cân đối.
Những hạt mưa đá thường rơi xuống cùng với mưa rào. Mưa đá thường kết thúc rất nhanh trong vòng 5 -10 phút, lâu nhất cho cả một vệt mưa cũng chỉ 20 - 30 phút.
Mưa đá thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), còn vùng đồng bằng ít xảy ra hơn. Vì vậy ở Việt Nam mưa đá có thể xảy ra ở khắp các vùng miền và cả trong mùa hè.
Riêng ở vùng núi phía bắc Việt Nam, từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm thường có mưa đá, nhiều nhất là từ tháng 3 đến tháng 5, mà nguyên nhân chủ yếu là các đợt không khí lạnh cực mạnh tràn về nhanh.
Với đường kính hạt lên tới 6 cm, trận mưa đá ở Lào Cai là lớn nhất từng ghi nhận được. Ảnh: Trung Kiên.
Trao đổi với phóng viên TS, một chuyên gia thời tiết cho hay: "Những trận mưa đá xảy ra sớm hơn so với thường lệ như thế này đúng là bất thường. Mưa đá có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bao gồm cả Hà Nội. Theo thống kê của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, ở Hà Nội từng xảy ra 4 - 5 trận mưa đá".
Do không thể dự báo trước những trận mưa đá nên nói về dấu nhiệu nhận biết chúng, chuyên gia này tiết lộ: "Nếu dự báo thời tiết cho hay sắp có không khí lạnh cực mạnh tràn về nhanh kèm theo mưa giông thì nên đề phòng nguy cơ xảy ra mưa đá.
Hoặc nếu thấy trời nổi dông gió, mây đen bao phủ bầu trời gần như kín tầm mắt, rồi dông gió nổi lên mạnh, tạo ra tiếng "ù ù, ầm ầm" liên tục thì bạn hãy cảnh giác với mưa đá. Nếu tiếp đó lắc rắc vài hạt mưa rào, ta cảm thấy nhiệt độ không khí như lạnh đi, có thể mưa đá đã kéo đến".
Người dân sử dụng nguồn nước mưa có chứa các độc tố như acid...trong sinh hoạt hàng ngày sẽ rất nguy hiểm.
Chuyên gia thời tiết
Mưa đã là hiện tượng thời tiết nguy hiểm, do vậy, chuyên gia cảnh báo: "Những cục băng có kích thước lớn trong các trận mưa đá có thể khiến người ta vỡ đầu, gây chết người.
Do vậy, khi xảy ra mưa đá, người dân nên chú ý tìm nơi an toàn để "trốn" chẳng hạn như gầm bàn, gầm giường ...hoặc tìm những vật cứng để che đầu như chậu nhôm, mũ bảo hiểm.
Bên cạnh mối nguy hiểm trên, mưa đá còn có thể mang tới những mối nguy hại khác chẳng hạn mang theo độc tố, acid... Nếu đám mây được hình thành từ những vùng nước độc, môi trường không sạch, những chất bẩn trong nước mưa có thể làm hại da người, gây dị ứng.
Trường hợp người dân sử dụng nguồn nước mưa có chứa các độc tố như acid...trong sinh hoạt hàng ngày, sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, sau các trận mưa đá, trước khi sử dụng, người dân nên lấy mẫu nước, mang tới các trung tâm để kiểm tra chất lượng nước".
Lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai đã kịp thời thăm hỏi, động viên các hộ có người bị thương phải nằm viện, mỗi người 500.000 đồng. Ngoài ra, UBND tỉnh còn chỉ đạo các ngành chức năng liên hệ với những nhà máy sản xuất tấm lợp Đông Anh, Phú Thọ trước mắt mua khoảng 10.000 tấm lợp để phục vụ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai.
Trận mưa đá sớm 27/3 tại 3 huyện Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai (Lào Cai) đã làm gần 12.000 ngôi nhà bị hư hỏng, thiệt hại ước tính 70 tỷ đồng.
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Lào Cai cho biết, 34 xã thuộc 3 huyện bị thiệt hại do mưa đá, nặng nhất là Mường Khương với 13/16 xã. Trụ sở công an huyện Mường Khương bị sập. Khoảng 30 người trên địa bàn bị thương, trong đó có 23 người phải nhập viện điều trị (một học sinh bị gẫy tay, một học sinh bị trấn thương sọ não)
Theo vietbao
12.000 nhà hư hỏng vì mưa đá chưa từng có Trận mưa đá sớm 27/3 tại 3 huyện Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai (Lào Cai) đã làm gần 12.000 ngôi nhà bị hư hỏng, thiệt hại ước tính 70 tỷ đồng. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Lào Cai cho biết, 34 xã thuộc 3 huyện bị thiệt hại do mưa đá, nặng nhất là...