Đêm kinh hoàng của bé gái 6 tuổi (Kỳ 3)
Melinda bắt đầu những công viêc “điều tra” như một “thám tử” trong hi vọng tìm lại tự do cho chồng mình.
“Thám tử” Melinda Elkins
“Thám tử” Melinda Elkins
Sau khi có được chi tiết quan trọng trong lời khai của cô cháu gái Brooke, “hung thủ có đôi mắt màu nâu”, Melinda hoàn toàn tin chồng mình Clarence vô tội, cô biết mình phải làm điều gì đó để tìm lại tự do cho Clarence. Melinda bắt đầu những công viêc “điều tra” như một “thám tử” của mình.
Melinda tìm hiểu thông tin về pháp luật, sắp xếp thông tin vụ án một cách hợp lý, thu thập thông tin pháp y…, và đặc biệt không gây áp lực với cô cháu gái Brooke của mình mặc dù cô biết vì một lý do nào đó mà Brooke đã khai chồng cô là hung thủ.
Cô tìm đến những người đã có mặt tại nhà mẹ mình, bà Judith tối hôm đó để thu thập lời khai, nhưng không ai có thể đưa ra được bằng chứng ngoại phạm cho Clarence. Cô và em gái mình đã tạo một trang web riêng và công khai hoạt động của mình, trang web này không lâu sau đó đã gây được sự chú ý của Bộ tư pháp Mỹ.
Melinda kêu gọi sự ủng hộ của mọi người cả về vật chất lẫn tinh thần. Cô đã nhận được hơn 100 nghìn đôla từ sự hỗ trợ của mọi người. Số tiền đó thực sự rất cần thiết cho quá trình “tìm lại tự do” cho Clarence.
Luật sư Elizabeth Kelley và thám tử Martin Yant, hai nhân vật nổi tiếng trong ngành Tư pháp đã đồng ý giúp Melinda trong vụ này.
Thám tử Martin Yant sau khi kiểm tra hiện trường và thông tin hồ sơ vụ án đã định rằng, trong vụ này, tòa án đã vội vàng trong việc kết tội Clarence, và cảnh sát đã thiếu sót khi chỉ chú trọng tới lời khai của cô bé Brooke mà quên mất những kẻ tình nghi khác.
Theo ông Martin Yant, “Clarence đã bị kết tội một cách gián tiếp. Không có bằng chứng nào trực tiếp thu được tại hiện trường, tất cả chỉ dựa vào lời khai mang tính “tạm thời” của một cô bé 6 tuổi, ngay cả khi trong quá trình khai cô bé có nhiều do dự. Thêm vào đó, một sô bằng chứng chưa được điều tra rõ, như tế bào da của hung thủ thu được dưới móng tay và các tế bào thu được trong bộ phân sinh dục của bà Judith chưa được gửi đi xét nghiệm.”
Các bằng chứng mà Martin Yant coi là quan trọng đã được bộ phận Pháp y giám định, kết quả không trùng khớp với mẫu DNA của Clarence. Tuy nhiên, tòa án đã từ chối kết quả đó vì họ cho nó không đủ thuyết phục, thêm vào đó, lời khai của Brooke sau này cũng bị bác bỏ vì bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố từ phía gia đình Clarence và thuật thôi miên.
Clarence hoàn toàn “mắc kẹt” trong lời khai ban đầu của cô bé Brooke. Không một nhân chứng nào khác có thể bảo vệ Clarence trước tòa.
Video đang HOT
Thám tử Martin Yant đã tiến hành điều tra xung quanh nhà bà Judith, hi vọng tìm được ai đó trông giống Clarence, và ông đã tìm được người như “mong muốn”.
Đó là một người đàn ông trẻ hơn Judith, là hàng xóm của bà, người này rất quan tâm tới bà Judith và được mọi người xác nhận là “có tình cảm” với bà Judith. Khoảng thời gian sau khi bà Judith bị giết chết, hàng xóm thấy trên mặt và cánh tay người đàn ông này xuất hiện những vết xước như vết cào, gã cũng có đôi mắt nâu như lời khai sau này của Brooke. Theo lời một người gần đó, “hôm xảy ra vụ án, hắn đã cô gắng chen vào nhà bà Judith để nhìn mặt bà lần cuối.”
Cô bé Brooke đã xác nhận người này “hơi” giống hung thủ đêm hôm đó, nhưng khi đối chiếu DNA của gã với bằng chứng thu được, kết quả không như thám tử Martin Yant mong đợi.
Việc kháng cáo không có tiến triển mới.
Năm 2002, một người anh trai của Clarence đã nói với phóng viên rằng, “Tòa án đã phạm một sai lầm khi kết tội Clarence gây nên cái chết của bà Judith. Sự thật là như vậy. Một ngày trong tù với Clarence là quá dài, vậy mà đã 4 năm rồi.”
Chương trình bảo vệ những người bị kết án oan
Nỗ lực không ngừng của gia đình Clarence đã gây được sự chú ý của chương trình bảo vệ những người bị kết án oan tại bang Ohio.
Chương trình này được thành lập ban đầu bởi hai luật sư Barry Scheck và Peter Neufeld, được khởi xướng hoạt động tại khoa luật Đại học Yeshiva, do đó thành viên chủ yếu tham gia chương trình là những sinh viên luật xuất sắc.
Chương trình đánh giá cao nỗ lực của người nhà các nạn nhân trong quá trình kháng cáo, và tập trung chủ yếu vào các bằng chứng liên quan đên giám định DNA.
Mô hình chương trình đã được thành lập ở 33 tiểu bang trong nước, mỗi tiểu bang một ban điều hành riêng. Qua nhiều năm hoạt động, chương trình đã trả lại tự do cho rất nhiều người vô tội đang chịu án trong nhà tù.
Ohio là một trong những tiểu bang có chương trình này, trụ sở tại Đại học Cincinnati, đứng đầu là giáo sư Godsey. Trong vụ án của Clarence, ông cùng với hai mươi sinh viên tình nguyện tham gia xác minh vụ án với hi vọng trả lại tự do cho Clarence.
Tất cả các chi phí cho các thủ tục pháp lý và giám định DNA trong việc “tìm lại tự do” cho Clarence Elkins sẽ được thực hiện miễn phí bởi chương trình. Theo giáo sư Godsey, “đó là một điều nên làm đối với Clarence và những nỗ lực của gia đình anh.”
Theo Khampha
Đêm kinh hoàng của bé gái 6 tuổi (Kỳ 2)
Vì lời khai của bé gái 6 tuổi, nhân chứng duy nhất, người bác đã bị kết án oan.
Clarence Elkins
Nhận diện hung thủ qua lời khai mơ hồ của bé 6 tuổi
Tại thời điểm xét xử, Clarence Elkins 36 tuổi, và từng làm việc trong xưởng in báo.
Tại phiên tòa, Clarence bị buộc tội hãm hiếp, giết chết mẹ vợ của mình, bà Judith Johnson, và bóp cổ cháu gái Melinda Elkins. Clarence có thể sẽ đối mặt với án tử hình về những tội danh này.
Xung quanh vụ án, có tin đồn Clarence và mẹ vợ là bà Judith mâu thuẫn từ trước, và vợ chồng nhà Clarence có vấn đề trong chuyện hôn nhân bất chấp cả hai đều phủ nhận điều đó.
Theo công tố viên, động cơ khiến Clarence ra tay với bà Judith là do bà đã can thiệp vào cuộc hôn nhân đang gặp rắc rối của vợ chồng mình. Trong cơn tức giận, Clarence đã giết bà Judith. Còn việc Clarence tấn công và có ý định giết hại cô bé Brooke là do cô bé vô tình thấy hắn phạm tội.
Một người bạn của bà Judith cho biết, nhiều lần bà Judith có phàn nàn và thể hiện sự lo ngại của bà về cậu con rể.
Không có dấu hiệu nào của việc đột nhập, không có dấu vân tay của người lạ, điều này có thể đưa ra giả thiết kẻ tấn công là người đã từng ở trong ngôi nhà trước đó. Cảnh sát cũng không tìm được dấu vân tay của Clarence tại hiện trường.
Clarence khai nhận rằng anh đã tới nhà mẹ vợ mình hôm đó, và đã rời đi lúc 3h sáng. Một số người nhìn thấy anh ta lái xe rời đi vào lúc đó. Còn thời gian sau đó không ai có thể làm chứng xem anh ta làm gì và có quay lại để tấn công bà Judith hay không. Chứng cớ ngoại pham của Clarence không đủ thuyết phục.
Cô bé Brooke đứng lên làm chứng tại phiên tòa trong khoảng 45 phút. Brooke không nhớ nhiều về đêm kinh hoàng đó, chỉ kể lại rằng đã bị đánh rất đau. Nhưng khi công tố viên Becky Dougherty trò chuyện vài câu với Brooke và hỏi cô bé liệu có chắc chắn nhìn thấy hung thủ không, Brooke đã nhăn mặt lại một lúc rồi trả lời "Có, cháu có nhớ".
Người hàng xóm Tonia B. cũng làm chứng tại tòa rằng chính Brooke đã kể với cô rằng bác Clarence đã gây nên chuyện này.
Luật sư bào chữa cho Clarence đã quan sát và chăm chú lắng nghe lời khai của cô bé Brooke. Lần đầu tiên khi Brooke miêu tả cuộc tấn công với cảnh sát, cô đã không chắc chắn được người đó là bác của mình, chỉ nhắc đến trong câu chuyện là "ai đó", có thể cô bé không biết người đó. Theo luật sư, " Nếu thực sự Brooke biết chính xác đó là bác mình, cô bé đã không ngần ngại để nói như vậy. Những gì cô bé khai sau này có thể đã được gợi ý bởi ai đó."
Một người bạn của bà Judith cho biết, chính bà đã nói chuyện với Brooke không lâu khi cô bé cần sự giúp đỡ ngày hôm đó. Bà khẳng định Brooke không chắc chắn đó là bác mình, chỉ nói rất bé một âm gì đó nghe như "Bác Clarence".
Melinda Elkins cũng có mặt tại tòa, cô bênh vực chồng mình bất chấp sự giận giữ của những người thân. Mặc dù nạn nhân là mẹ của mình, nhưng Melinda vẫn khẳng định Clarence vô tội.
Không có bằng chứng trực tiếp tại hiên trường, nhưng với lời khai của nhân chứng duy nhất, Clarence đã bị buộc tội và kết án chung thân, chỉ có khả năng phóng thích sau 55 năm chịu án. Và tòa phúc thẩm giữ nguyên mức án này.
Thuật thôi miên trong việc lấy lại trí nhớ của Brooke
Thời gian sau đó, gia đình Clarence đã đưa cô bé Brooke tới một chuyên gia trong lĩnh vực thôi miên để có gắng giúp cô bé nhớ lại mọi việc chi tiết hơn nữa.
Thuật thôi miên được sử dụng để hoàn thiện lại phần trí nhớ đã mất hay mơ hồ khi con người ở trạng thái vô thức, thuật này có thời gian được coi là khá hữu hiệu để lấy lời khai của nhân chứng.
Bây giờ, Brooke đã 7 tuổi, nhờ có sự "trợ giúp" của thuật thôi miên, cô bé có thể kể lại chi tiết sự việc ngày hôm đó. Một chi tiết quan trọng được tiết lộ, cô bé nhớ rằng mắt của kẻ tấn công bà mình hôm đó màu nâu, trong khi mắt của Clarence màu xanh. Điều này mang lại hi vọng cho gia đình Clarence trong việc kháng cáo. Nhưng vấn đề đặt ra là có rất ít phiên tòa cho phép sử dụng thuật thôi miên trong việc lấy lời khai của nhân chứng.
Trong cuốn băng ghi lại cảnh Brooke ngồi nhớ lại về vụ án đêm hôm đó, Brooke đã kể một câu chuyện hoàn chỉnh và nói rằng không phải bác Clarence đã tấn công bà ngoại và cô bé.
Tuy nhiên, các công tố viên cho rằng Brooke đã tiếp xúc với gia đình Clarence quá nhiều, và gia đình Clarence đã tác động đến lời khai đó của cô bé khi họ luôn cho rằng Clarance vô tội.
Thẩm phán John Adams đã đồng ý với ý kiến của các công tố viên nên sẽ không có phiên tòa phúc thẩm nào được mở để xét xử lại vụ án này.
Nhưng đối với Melinda Erkins, cô hoàn toàn tin vào sự vô tội của chồng mình. Ngay ngày hôm sau, cô đã khẳng định với phóng viên tạp chí Plain Dealer rằng: "Tôi sẽ không từ bỏ, tôi sẽ cố gắng bằng mọi cách để trả lại tự do cho chồng tôi."
Theo khampha
Đêm kinh hoàng của bé gái 6 tuổi (Kỳ 1) Cô bé Brooke Elkins 6 tuổi may mắn thoát chết sau khi chứng kiến cảnh bà ngoại mình bị giết hại dã man tại nhà và những "rắc rối" thực sự cô bé gặp phải khi trở thành nhân chứng duy nhất của vụ án. Melinda Elkins, 8 năm sau Đêm khinh hoàng của cô bé 6 tuổi Giật mình tỉnh giấc bởi...