‘Đêm không ngủ’ ở ‘chốn tiên cảnh’ Phượng Hoàng Cổ Trấn
Nếu ban ngày, Cổ Trấn hiện ra với bức tranh yên ả, thanh bình thì khi đêm xuống, nơi này trở nên lung linh và đầy sôi động.
Phượng Hoàng là tên một cổ trấn thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Nằm cạnh con sông Đà Giang thơ mộng, nơi này được ví như “tiên cảnh trần gian” bởi còn lưu giữ những nét cổ điển của một nền văn hóa có tuổi đời 1.300 năm.
Ghé đến cổ trấn vào ban ngày, bạn sẽ được ngắm nhìn một Phượng Hoàng êm đềm, thơ mộng với những ngôi nhà có mái ngói cổ ấm dương màu xám tro.
Những hàng cây khẳng khiu trút lá vàng, nghiêng mình soi bóng xuống con sông Đà Giang màu ngọc bích.
Tại cổ trấn, dễ dàng bắt gặp cảnh sinh hoạt đời thường của người dân tộc với những mẹt hàng nhỏ thêu thùa hay những trang phục được treo hong trước cửa nhà.
Trái ngược với bức tranh cổ trấn ban ngày êm đềm, nên thơ như vậy. Đêm xuống, Phượng Hoàng hiện ra đầy màu sắc lung linh, sôi động.
Video đang HOT
Thời điểm ấy, những chiếc đèn lồng đỏ, những biển hiệu của các nhà hàng, cửa tiệm treo khắp nơi được bật, tỏa sáng rực rỡ.
Những con hẻm lát đá hoa chạy dài, trên khắp các ngả đường là gánh hàng rong với các món ăn vặt nóng hổi, thơm nồng.
Tiếng người ra người vào của những quán bar ở hai bên bờ sông, tiếng nhạc xập xình kéo dài tới đêm muộn, “lôi kéo” du khách hòa nhịp.
Sự kết hợp giữa vẻ đẹp truyền thống và một chút hương vị hiện đại giúp phượng hoàng cổ trấn trở nên độc đáo.
Đừng quên dạo bước trên cây cầu được đổ trụ bằng những cột đá, ngắm nhìn vẻ đẹp sôi động và rực rỡ của Phượng Hoàng về đêm.
Theo TGT
Cổ trấn thơ mộng bên dòng Đà Giang
Tôi đã qua Trung Quốc không ít lần, khi thì vì việc chung, khi thì do bản thân muốn được trải nghiệm. Lần này, tôi qua nước bạn láng giềng núi liền núi, sông liền sông theo chương trình ngắn ngày tới tỉnh Hồ Nam - nơi có đệ nhất cổ trấn Phượng Hoàng, tiên cảnh Trương Gia Giới...
Cổ trấn soi mình xuống dòng Đà Giang.
Phượng Hoàng Cổ Trấn, một thành phố cổ nhỏ bé với những ngôi nhà cũ kỹ, áp sát vào núi và soi mình xuống dòng Đà Giang thơ mộng, được nhà văn Alley Rewi (người Tân Tây Lan) xếp vào loại đẹp nhất tỉnh Hồ Nam mà thủ phủ của tỉnh là thành phố Trường Sa sầm uất.
Theo anh Ngô Quang Duy, hướng dẫn viên du lịch của đoàn thì Trường Sa có "bốn cái cổ" đáng chú ý, đó là: Phố cổ, nhà cổ, thành cổ và cầu cổ, tất cả đều có lịch sử trên một trăm năm tồn tại.
Những viên đã được xếp thành cầu và được con người nơi đây sử dụng để qua lại hàng trăm năm nay.
Đêm mùa thu se lạnh, không khí mát mẻ, trong lành. Dòng Đà Giang lặng lẽ trôi xuôi, tàu thuyền thưa thớt. Những đường phố trong thành cổ Trường Sa đều được trải nhựa đen bóng, gặp mùa ẩm ướt thì ánh lên một vẻ đẹp mịn màng khác thường nhưng vẫn không làm mờ đi những nét cổ sơ hoang dại khi nó phải chịu nhiều áp lực của một quá khứ không dễ lảng tránh. Xe cộ qua lại và người đi đường không ồn ào và đông đúc như ta vẫn hình dung. Đâu đó ẩn giấu một sự ngăn nắp và bình yên như luật định.
Các con phố nhỏ loanh quanh, đan xen trong thị trấn thường xuyên ẩm ướt bởi khí hậu nơi đây mưa nhiều, 1 năm thậm chí hơn 300 ngày mưa.
Không hiểu sao nhà dân trong các khu phố rất ít ánh sáng điện, thi thoảng mới thấy le lói một vài bóng màn hình vô tuyến. Cô bạn có tên là Thùy ngồi bên tôi nói nhỏ:
- Ý thức tiết kiệm của người Trung Quốc thì mấy ai dám bì!
- Không hẳn thế! - Quang Duy đính chính. Chị không thấy trong ngôi nhà lớn ở góc núi xa kia chẳng sáng chưng ánh điện đó sao? Chắc là ở đó đang diễn ra những sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Đến Phượng Hoàng Cổ Trấn chúng tôi được tham quan ngôi nhà cũ của nhà văn Thẩm Tùng Văn cùng quảng trường mang tên ông, được đặt những bước chân đầu tiên vào nhà ông Hùng Y Linh, Tổng Bí thư đầu tiên của Trung Quốc, Thành lầu Đông Môn, Sùng Đức Dương, Vạn Thọ cung, phố Minh Thanh và Bức tường thành cổ...
Một cửa hàng vừa sản xuất, vừa bán bánh kẹo địa phương.
Đi trên địa phận tỉnh Hồ Nam, bất chợt tôi nhớ tới cuốn "Bản làng đổi mới" của nhà văn Trung Quốc Chu Lập Ba, 2 tập, do Lê Xuân Vũ dịch, Nxb "Văn hóa", Hà Nội, đã xuất bản vào những năm sáu mươi của thế kỷ trước.
Tác giả đứng trước ngôi nhà của nhà văn Thẩm Tùng Văn.
Cuốn tiểu thuyết phản ánh những đổi thay lớn lao do phong trào hợp tác hóa đưa lại ở Thanh Khê, một thôn nhỏ ở tỉnh Hồ Nam, trong đó có những người như Trần Đại Xuân chỉ muốn một bước tiến ngay lên chủ nghĩa xã hội, có đảng viên như Lưu Vũ Sinh suốt ngày không biết đến cuộc sống gia đình dẫn tới hậu quả là vợ chồng ai đi đường nấy. Tôi tìm thấy trong tác phẩm của nhà văn nước bạn những nét tương đồng với phong trảo hợp tác hóa ở Việt Nam khi bước vào thời kỳ chuyển từ bậc thấp lên bậc cao.
Một cửa hàng bán trống - Nhạc cụ truyền thống của người dân tộc tại Phượng Hoàng cổ trấn.
Tôi cứ luôn tự hỏi: Thôn Thanh Khê ở đâu trên tấm bản đồ tỉnh Hồ Nam rộng lớn này? Đất nước trên một tỉ người đang đổi thay từng giờ. Từ bên một ngôi nhà ven đưỡng bỗng vẳng ra những tiếng trống nghe gợi mở, hóa ra là những tiếng trống điệu nghệ từ đôi bàn tay xinh xẻo của một cô bé có hai bím tóc tết nhí nhảnh đang quảng cáo hàng.
Theo baodansinh.vn
Phượng Hoàng cổ trấn đẹp lung linh trong hình check-in của 9X Việt Tọa lạc tại huyện Phượng Hoàng, phía tây tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, được xây dựng dọc theo bờ sông Đà Giang, Phượng Hoàng cổ trấn là nơi những tín đồ mê trải nghiệm cổ xưa ao ước đến. Khung cảnh tuyệt đẹp sẽ khiến bạn cảm giác như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh hay một thước phim cổ trang nổi...