Đêm không ngủ của sinh viên quê vùng lũ
Mất liên lạc với ba mẹ, sau lại nhận tin ông bà chưa thoát khỏi nhà khi lũ ập vào, Võ Thị Ngọc, du học sinh Nga, lên mạng cầu cứu sự giúp đỡ.
Ngày 18/10, nghe tin quê nhà xã An Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, đón đợt lũ mới, Ngọc gọi điện về nhà hỏi thăm. Lũ năm nào cũng có, hai đợt đầu tháng 10 vừa rồi nhà chỉ ngập 15-30 cm nên cô gái sinh năm 1997 nghĩ lần này cũng như vậy. Thế nhưng giọng nói gấp gáp của bố qua đường truyền Internet chập chờn khiến cô bất an – “Nước dâng theo phút, ngập nửa nhà rồi. Ba đang dọn đồ gấp, nói chuyện với con sau”.
Hai tiếng sau, Ngọc gọi lại nhưng không thể liên lạc được. Dì của Ngọc trong TP HCM nhắn rằng lũ dâng quá nhanh, ông bà ngoại không kịp ra khỏi nhà. Ngọc cùng dì thay nhau gọi điện cho đường dây nóng, các đội cứu hộ, nhưng nơi thì đang làm nhiệm vụ tại khu vực khác, nơi đã quá tải hoặc không liên lạc được. Bất lực và sốt ruột, Ngọc lên Facebook kêu cứu “Ai có cano hoặc thuyền còn di chuyển được làm ơn đưa ông bà ngoại em ra khỏi nhà, lên chỗ cao với”.
Làng của Ngọc chỉ có một khu đồi cao, khoảng 5-7 nhà sinh sống trên đó. Mùa lũ những năm trước, nhà nào quá thấp hoặc ọp ẹp thường lên đó nương nhờ đến khi nước rút. Ngọc hy vọng lần này, bố mẹ, em gái và ông bà ngoại đã kịp di chuyển lên đó trước khi lũ dâng cao. Thế nhưng theo lời kể của dì, chỉ em gái Ngọc được bố mẹ gửi cứu hộ đưa lên đồi vì thuyền của làng quá nhỏ, hai người ở lại bám trụ trên mái nhà. Nghe thế, Ngọc òa khóc.
Đến đêm 18/10, người quen báo cho Ngọc ông bà ngoại đã được cứu và đưa lên khu đồi cao an toàn, còn bố mẹ không liên lạc được. Nén tiếng khóc, nữ sinh thức trắng đêm vì lo lắng. Mỗi lần thấy tin tức nói có người bị lũ cuốn trôi ở gần làng, Ngọc lại bủn rủn chân tay, sợ rằng nạn nhân không may là ba mẹ mình.
Lũ ngập cao đến gần mái nhà người dân Quảng Bình. Ảnh: Hữu Khoa
Nhà Ngọc làm nông, ba mẹ chỉ trông vào mảnh vườn, đàn gà và ao cá để nuôi hai chị em. Khi trúng tuyển Học viện An ninh nhân dân, sau đó giành học bổng hiệp định để sang Moskva, Liên bang Nga, Ngọc mừng lắm vì gia đình tiết kiệm được khoản tiền nuôi mình ăn học. Nhờ khoản tiền dư ra đó, ba mẹ làm hồ cá ở ngoài ruộng, nuôi thêm đàn gà và vịt gần trăm con. “Lần này lũ về cuốn trôi tất cả. Nhà cửa không còn gì, số tiền tích lũy vài năm qua coi như mất hết”, Ngọc xót xa nói.
Suốt hôm đó và cả ngày 19/10, nữ sinh không thể ngủ và ăn uống, chỉ đọc tin tức và cầm điện thoại chờ tin nhắn. Ngọc nhắn và gọi liên tục về nhà, không mong có thể nói chuyện, hỏi han tình hình mà “ba mẹ đọc hay bấm một chữ ok thôi cũng yên tâm lắm rồi”. Vì lo lắng và suy nghĩ nhiều, nữ sinh không thể tập trung học, phải nhờ bạn xin nghỉ ốm giùm và hứa với giáo viên sẽ làm bù bài tập.
Mất liên lạc với gia đình gần hai ngày, mãi đến sáng 20/10, Ngọc nhận được tin nhắn hồi âm của ba “Ba mẹ không sao, nhưng nước sắp lên đến mái rồi, mấy hôm nay không có gì ăn. Con đừng nhắn gọi nhiều vì điện thoại sắp hết pin”. Lòng Ngọc lại như lửa đốt. Hôm sau, em gái đang ở trên đồi liên lạc với chị gái, nói vì quá ít thuyền và nước to nên dân làng không thể đưa ba mẹ ra khỏi nhà.
Vì tập trung đông người, dễ đi lại nên khu vực trên đồi nhận được nhiều lương thực của các đội tình nguyện, cứu trợ. Còn nơi ba mẹ Ngọc kẹt lại rất khó tiếp cận do nước cao và chảy xiết, đội cứu hộ không biết còn có người bên trong.
Video đang HOT
Em gái sinh năm 2005 của Ngọc chạy đi xin từng miếng bánh, chai nước hay gói mì tôm và nhờ cứu hộ mang đến cho ba mẹ vẫn đang kẹt ở nhà. Nghe vậy, Ngọc phần nào nhẹ nhõm. “Những ngày tới chưa biết tình hình ra sao, chỉ mong nước mau rút, ba mẹ có nhiều lương thực hơn để tiếp tục cầm cự. Trận lũ năm nay quá đáng sợ và kinh hoàng”, Ngọc nói.
Lũ tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, quê nhà của Ngọc. Ảnh: Đức Hùng
Trong tình cảnh tương tự Ngọc, Ngô Thị Kim Oanh, sinh năm 2002, cũng đứng ngồi không yêu khi lũ tràn qua quê em, xã An Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Oanh trúng tuyển Đại học Kinh tế TP HCM tháng trước, mới nhập học được ít ngày thì nghe tin lũ về.
Ngày 17/10 khi lũ mới lên, Oanh còn liên lạc được với gia đình. Nước dâng đến đâu, ba mẹ em cho đồ đạc lên cao đến đó. Nhưng khi lũ ngang mái nhà, gia đình Oanh không còn nơi nào treo đồ, cũng không kịp dọn đồ qua nhà khác cao hơn.
Điều may mắn nhất với Oanh là ba mẹ và em gái kịp đi thuyền qua nhà cao nhất của xóm, nơi tập trung của hầu hết nhà dân ngập tới nóc. Tuy nhiên, mọi thông tin Oanh nắm được chỉ đến chừng đó. Em mất liên lạc với gia đình từ ngày 19/10, không rõ mất sóng hay điện thoại hết pin vì làng em vẫn chưa có điện.
Ba mẹ Oanh buôn bán trái cây, thu nhập một ngày vài trăm nghìn. Đợt này vào TP HCM, em mới được mẹ cho tiền phòng trọ và mua sắm ít đồ đạc. “Giờ lũ cuốn nhà không còn gì, mất trắng đống hoa quả chưa bán, em sợ ba mẹ không thể tiếp tục cấp chi phí ăn học cho mình”, Oanh nói. Với số tiền ít ỏi còn lại, em lo mình không thể trụ hết tháng 10.
Dù có đi làm thêm ngay khi nhập học, Oanh cũng không thể nhận được lương nên “không biết sẽ sống sao trong những ngày tới”. Ý nghĩ “hay là về nhà” xuất hiện trong đầu, nhưng Oanh hiểu về bây giờ cũng không thể làm gì, lại sắp có bão. Hơn nữa, em cũng không đủ chi phí đi từ TP HCM về quê nhà Lệ Thủy.
Mấy hôm nay, Oanh chẳng làm được việc gì, chỉ biết đọc tin tức và chờ hồi âm từ người thân. “Cảm giác không biết ba mẹ, em gái đang ra sao, bất lực không thể trở về hay giúp đỡ rất kinh khủng. Giờ điều em mong mỏi nhất là nhận được tin nhắn của ba mẹ, nói Cả nhà vẫn ổn“, Oanh nói.
Với những người như Ngọc hay Oanh, lũ lụt miền Trung không còn xa lạ. Thế nhưng, mỗi lần chứng kiến người thân vật lộn trong từng đợt nước dâng, hai cô gái đều bị ám ảnh. “Không biết mọi người có an toàn, đủ sức và lương thực qua ngày để tiếp tục chống chọi với bão mới hay không?”, Oanh tự hỏi.
Từ ngày 6 đến hết 21/10, mưa lũ, sạt lở đất ở miền Trung đã làm 114 người chết, 21 người mất tích. 170.000 nhà dân ngập lụt, giao thông qua Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh bị chia cắt nhiều ngày.
Cụ ông bật khóc nhận suất cơm nóng giữa mênh mông nước bạc
Khi nhận được suất cơm nóng, cụ ông ở thôn Hòa Bình (xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) mở ra ăn, rồi bật khóc. Nhiều hộ dân khác vui mừng khi nhận được suất ăn cứu đói sau 5 ngày lũ dầm trên nóc.
Chiều 21-10, ông Lê Ngọc Huân, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh cho biết, đã có 5.000 suất ăn trưa là cơm nóng được chuyển đến người dân vùng lũ.
Theo ông Huân, đưa được 1 suất cơm hoặc 1 gói lương khô, hoặc 1 gói mì tôm đến với vùng lũ là "một kỳ công".
PV Báo SGGP tham gia đoàn đưa cơm và cảm nhận sự kỳ công khi đưa hàng tiếp tế, vì sóng nước, vì trời mưa còn nặng hạt, vì nhọc nhằn vô biên mà đồng bào đã trải qua 5 ngày dầm trong mưa lũ. Hàng trăm đoàn cứu trợ khắp cả nước đang hướng về với người dân Quảng Ninh.
Cụ Nguyễn Văn Lài, thôn Hòa Bình, xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, rốn lũ sâu nhất tỉnh Quảng Bình bật khóc khi nhận suất cơm nóng sau nhiều ngày lũ vùi.
Cụ Lài nói 72 năm sống mà chưa thấy trận đại hồng thủy nào như vậy
PV Báo SGGP trao cơm ở vùng lũ lớn nhất tỉnh Quảng Bình: xã Tân Ninh
UBND huyện Quảng Ninh cho biết, ngày 21-10 đã có 5.000 suất cơm được chuyển đến vùng lũ
Vùng trũng được ưu tiên cơm nóng và nước lọc
Cứu tế trên diện rộng của huyện Quảng Ninh, ngày 21-10
Nhiều người dân đang chờ trên mái nhà
Trẻ em bị bệnh tiếp tục được ưu tiên đưa đi chữa
Hàng hóa được cấp bách đưa đến dân vùng lũ bằng thuyền
Đoàn từ thiện về với Quảng Ninh
Quốc lộ 1A đoạn qua xã Võ Ninh dày đặc xe từ thiện
Dù cũng đang chịu cảnh lũ lụt, người Hà Tĩnh vẫn vào Quảng Bình sẻ chia
Nhiều loại hàng hóa về với Quảng Bình
Nhiều cơ sở nấu ăn để đưa đến vùng lũ
Sáng 21-10, ngư dân xã Hải Ninh vẫn tiếp tục hạ thuyền tiếp tế bà con vùng lũ
2.000 lít dầu thắp sáng được Công ty Tiến Đạt (Đồng Hới) chuyển đến vùng lũ Quảng Ninh
Diễn biến lũ lụt tại Quảng Bình còn phức tạp, khó tiếp cận người dân vùng ngập sâu Những ngày qua, tại tỉnh Quảng Bình mưa lớn, nước lũ bủa vây tứ phía, hơn 100.000 ngôi nhà ngập chìm trong nước; hàng trăm xã, thôn, bản, làng bị cô lập... Nước vẫn dâng cao tại xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Văn Tý/TTXVN Trận lũ lụt này được xem là lớn nhất trong vòng hơn 40 năm...