Đêm Jazz lạ lùng chưa từng thấy
Chương trình hòa nhạc Jazz & Friends lần thứ 5 diễn ra tối 7/10 tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam không giống với buổi biểu diễn nào ở bất cứ đâu trên thế giới.
Chương trình hòa nhạc Jazz & Friends lần thứ 5 đánh dấu hành trình 10 năm thành lập khoa Jazz tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Show diễn kéo dài hơn 2 tiếng, bắt đầu đầy hứng khởi với màn trống hội Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín với sự kết hợp của 5 tay trống jazz trên sân khấu khiến khán giả không thể ngồi yên trên ghế. Sức trẻ, nhiệt huyết là điều khán giả cảm nhận được từ màn trình diễn này. Nhưng trên hết, nó truyền đi thông điệp cơ bản và đã trở thành nền tảng của khoa Jazz dù mới chỉ tròn 10 tuổi. Đó là dù có đào tạo ra các thế hệ nghệ sĩ tài năng đến đâu, thì họ vẫn phải có đủ “Ngũ thường” – tức là 5 đức tính cần có của một con người.
Phần đầu của chương trình được dành trọn để tri ân những người thầy đã và đang đặt nền móng cho khoa Jazz và tạo nên những thế hệ nghệ sĩ tiếp theo của Jazz Việt. Nhân vật được nhắc tới đầu tiên là ‘bố già của jazz Việt’ – nghệ sĩ saxophone Quyền Văn Minh. Kế đến, các nghệ sĩ trẻ, trong đó có cả con trai ông – nghệ sĩ saxophone Quyền Thiện Đắc biểu diễn tác phẩm Jazz Ngày hội mùa.
Kết thúc tiết mục, Quyền Thiện Đắc xuống tận hàng ghế khán giả tặng hoa cho Quyền Văn Minh như sự tri ân thế hệ đi trước. Đó không chỉ là cuộc gặp đặc biệt của hai cha con trong một chương trình hòa nhạc tôn vinh jazz mà còn là sự tiếp nối của hai thế hệ góp phần tạo nên jazz Việt. Quyền Thiện Đắc không những được thừa hưởng tài năng chơi nhạc của cha mà còn được Quyền Văn Minh chỉ dạy như người thầy đầu tiên.
Quyền Thiện Đắc tặng hoa cảm ơn nghệ sĩ Quyền Văn Minh.
Kế đến, là màn tri ân nghệ sĩ Lưu Quang Minh và biểu diễn tiết mục Cô gái nhạc Jazz do ông sáng tác với sự thể hiện của thế hệ các nghệ sĩ jazz trẻ từng trưởng thành từ Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Ngoài cuộc hội ngộ của hai cha con Quyền Văn Minh và Quyền Thiện Đắc, khán giả còn được thấy cặp cha con khác đang góp phần tạo nền móng cho jazz Việt là nghệ sĩ Hoàng Tùng và con trai ông là nghệ sĩ trống jazz Hoàng Phú Tùng. Sau tiết mục jazz ấn tượng chuyển soạn từ Trống cơm, Hoàng Phú Tùng thay mặt ban nhạc tặng hoa cho cha mình và cũng chính là người thầy đầu tiên của anh.
Trong khi đó, TS. Nguyễn Tiến Mạnh – Phó Trưởng khoa Jazz có màn độc tấu piano jazz nhiều cảm xúc để tri ân người thầy của anh, đó là GS. Håkan Rydin. Nghệ sĩ jazz người Thụy Điển năm nay đã 73 tuổi. Đây là lần thứ 15 ông sang Việt Nam để giảng dạy. Ông là thầy dạy của nhiều nghệ sĩ jazz Việt Nam, trong đó có Tuấn Hùng, Tiến Mạnh. Đến với Jazz năm 15 tuổi, sau gần 60 năm GS. Håkan Rydin vẫn dành đam mê bất tận cho dòng nhạc này.
GS. Håkan Rydin
Video đang HOT
Trong chương trình hòa nhạc Jazz & Friends lần này, GS. Håkan Rydin dành cho khán giả sự bất ngờ lớn khi ông cùng các nghệ sĩ trẻ của Việt Nam biểu diễn hai tác phẩm jazz ở cuối chương trình. Người nghệ sĩ hơn 70 tuổi chơi jazz không còn sôi nổi như các bạn trẻ nhưng đổi lại, đó là kinh nghiệm dạn dày cùng phong cách điềm đạm, thu hút. Là thầy của rất nhiều nghệ sĩ Việt nhưng ông không chọn lối chơi lấn lướt họ mà nhẹ nhàng chinh phục từng phím đàn, từng nốt nhạc bằng kỹ thuật ấn tượng nhưng không phô trương.
Bố con diễn viên Quốc Tuấn và Bôm chăm chú theo dõi buổi diễn. Bôm đang là sinh viên năm cuối hệ trung cấp 7 năm tại khoa jazz và là học trò của TS Tiến Mạnh. Cậu đi xem hòa nhạc cùng bố và những người bạn nổi tiếng trong giới điện ảnh, trong đó có vợ chồng NSND Nguyễn Thanh Vân – Nhuệ Giang.
Jazz & Friends 2023 không chỉ là sân chơi của các nghệ sĩ trong nhà mà còn mang tới cho khán giả những màn kết hợp thú vị giữa các nghệ sĩ Việt Nam, trong đó nhiều người đã từng đi học và biểu diễn ở nước ngoài, với các nghệ sĩ jazz quốc tế. Trong phần 2 của chương trình, ban nhạc Jazz Glory với sự góp mặt của các nghệ sĩ trẻ của cả Việt Nam và nước ngoài cùng sự kết hợp thú vị trên sân khấu.
Sự xuất hiện của 2 giọng ca nữ với 2 ca khúc jazz bằng tiếng Anh cùng lối biểu diễn nhẹ nhàng, phong cách thanh lịch khiến khán giả không ngừng tán thưởng.
Ngoài GS. Håkan Rydin, khán giả đêm nhạc Jazz & Friends còn được thưởng thức tài năng của nhiều nghệ sĩ nước ngoài như: Damon Poppleton, Bernice Tesara, Cailey Soon, George Greenhill và nghệ sĩ piano Steve Barry đến từ Sydney, Australia.
TS Steve Barry.
Nghệ sĩ piano Steve Barry cùng các nghệ sĩ Việt đã tạo nên màn kết hợp tuyệt vời khi mang đến một phiên bản nhạc jazz vừa lạ vừa quen và đầy ngẫu hứng, sáng tạo của dân ca Việt Nam Inh lả ơi doTrần Lưu Hoàng chuyển soạn.
Đặc trưng của jazz là ngẫu hứng và những màn trình diễn đầy ngẫu hứng, nhiều cảm xúc của các nghệ sĩ trong chương trình hòa nhạc Jazz & Friends tối 7/10 đã khiến khán giả không biết phải vỗ tay đến bao nhiêu lần để tán thưởng những màn trình diễn thú vị ấy. Không còn là đêm nhạc kỷ niệm thành lập khoa jazz, Jazz & Friends lần thứ 5 thực sự là buổi diễn lạ lùng và thú vị.
“Inh lả ơi” phiên bản Jazz của các nghệ sĩ đa quốc tịch
Mở tiệc âm nhạc đãi khán giả
Các nghệ sĩ nổi tiếng sẽ cống hiến cho khán giả những bữa tiệc âm nhạc đã tai với Những ngôi sao Hà Nội và Jazz & friends
"Những ngôi sao Hà Nội" được Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức tối 28-9 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Chương trình hội tụ những nghệ sĩ nổi tiếng, thành danh từ cuộc thi Tiếng hát truyền hình Hà Nội như NSƯT Mai Hoa, giải nhất năm 1996; ca sĩ Anh Thơ, giải nhất năm 1998; ca sĩ Phạm Văn Giáp, giải nhất năm 2000; ca sĩ Hồ Quỳnh Hương, giải nhất năm 2002; ca sĩ Hoàng Quyên, giải nhất năm 2010; ca sĩ Tô Minh Thắng, giải nhì năm 1998; ca sĩ Phương Anh, giải nhì năm 2002; ca sĩ Vũ Thắng Lợi, giải nhì năm 2008; ca sĩ Ploong Thiết, giải ba năm 2002; ca sĩ Khánh Linh, giải khuyến khích năm 2002.
Ca sĩ Anh Thơ từng giành giải nhất cuộc thi Tiếng hát truyền hình Hà Nội năm 1998
Nhiều bài ca đi cùng năm tháng đã các thí sinh cuộc thi "Tiếng hát Truyền hình Hà Nội" làm mới lại, và sau này đã gắn liền với tên tuổi của họ. Các tác phẩm đó một lần nữa được vang lên trong "Những ngôi sao Hà Nội", như "Xa khơi" - một tác phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ với tiếng hát Anh Thơ, "Hồ Gươm chiều thu" - tác phẩm mà nhạc sĩ An Thuyên phổ thơ Nguyễn Sĩ Đại đã viết riêng cho Hồ Quỳnh Hương, "Đi tìm bóng núi" - cũng là một tác phẩm của nhạc sĩ An Thuyên, phổ thơ Dương Thuấn - đã gắn chặt với tên tuổi ca sĩ Ploong Thiết...
Nhiều ca khúc khác cũng để lại dấu ấn trong lòng khán giả như "Tìm tên anh trên bờ cát" - sáng tác Duy Thái với NSƯT Mai Hoa, "Tiếng nói Hà Nội" âm nhạc Văn An, lời thơ Cảnh Trà với ca sĩ Vũ Thắng Lợi....
Hồ Quỳnh Hương cũng được nối tiếng sau cuộc thi Tiếng hát truyền hình Hà Nội
Ngoài ra còn nhiều tác phẩm nổi tiếng đi cùng năm tháng khác, mang đậm tình yêu và lòng tự hào với thủ đô và đất nước như "Hướng về Hà Nội" (Hoàng Dương), "Mơ về nơi xa lắm" (nhạc Phú Quang, thơ Thái Thăng Long), "Ngẫu hứng sông Hồng" (Trần Tiến), "Nhớ mùa thu Hà Nội" (Trịnh Công Sơn), "Đất nước tình yêu" (Lệ Giang), "Khát vọng" (Phạm Minh Tuấn) ...và một số sáng tác mới, mang hơi thở đương đại như "Chỉ còn mình anh" (Huy Tuấn), "Cuộc đời tôi" (Thủy Nguyễn), "Radio buồn" (Tuấn Khanh)...
Đặc biệt có 2 tác phẩm do ca sĩ tự sáng tác và biểu diễn là "Căn phòng mưa rơi" của Hồ Quỳnh Hương và "She" của Hoàng Quyên.
Nghệ sĩ Quyền Thiện Đắc
Nhân kỷ niệm 10 năm ngày thành lập khoa nhạc Jazz, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tổ chức "Hòa nhạc Jazz & Friends" lần 5 tối ngày 7-10 tại Hà Nội.
PGS-TS Lê Anh Tuấn, Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam chia sẻ "Jazz & Friends" lần thứ 5 là lời tri ân với thế hệ đầu tiên, những nhà giáo, giảng viên trong đào tạo, nghiên cứu của ngành nhạc jazz Việt Nam. Chương trình cũng giới thiệu tới công chúng các thế hệ nghệ sĩ nhạc jazz trẻ Việt Nam và sự hội nhập nhạc jazz Việt Nam với thế giới.
Các tác phẩm jazz quốc tế và Việt Nam như "Nostalgia", "Moonlight in Vermont", "Breezin", "Inh lả ơi" (dân ca Việt Nam, chuyển soạn Trần Lưu Hoàng), Feels Like Home (Nguyễn Tuấn Nam)... được trình diễn bởi các nghệ sĩ Quyền Thiện Đắc, Lương Xuân Thịnh, Hoàng Xuân Tùng, Nguyễn Tiến Mạnh, Hoàng Hải Bằng, Nguyễn Minh Đức, Hoàng Phú Tùng, Lê Duy Mạnh, Lương Việt Tú (ban nhạc Jazz Glory)...
PGS-TS Lê Anh Tuấn, Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, chia sẻ "Jazz & friends" lần 5
Chương trình cũng có sự tham gia của GS Hakan Rydin (Thụy Điển), TS Steve Barry, Damon Poppleton, Bernice Tesara, Cailey Soon, George Greenhill (Úc). Hai khách mời đặc biệt là nghệ sĩ Nguyễn Tuấn Nam và Đào Kiên.
Khoa nhạc Jazz được thành lập từ năm 2013, là khoa trẻ tuổi nhất của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Hiện khoa hiện có 23 giảng viên trong đó có những giảng viên, nghệ sĩ nổi tiếng nhạc jazz như Lưu Quang Minh, Hoàng Tùng, Quyền Văn Minh, Quyền Thiện Đắc, Nguyễn Tiến Mạnh, Lương Xuân Thịnh...
Yến Anh
Huyền thoại jazz Việt Quyền Văn Minh một người 'trọn tình' Hà Nội Được biết đến là 'huyền thoại nhạc Jazz Việt Nam', hơn 60 năm hành trình cuộc đời và nghệ thuật của nghệ sĩ Quyền Văn Minh gắn liền với Hà Nội. Yêu Hà Nội sâu đậm trong từng cảm nhận, những điệu jazz của ông cũng chất chứa biết bao bâng khuâng và trở thành biểu tượng, là một phần không thể thiếu...