Đêm giao thừa không ngủ: Bác sĩ từ nhiều nơi từ biệt gia đình, tức tốc bay đến Vũ Hán hợp lực chống virus corona
Trong khoảnh khắc bao gia đình quây quần bên nhau đón năm mới, những bác sĩ ở các tỉnh thành trên toàn Trung Quốc chỉ kịp ôm tạm biệt gia đình rồi nhanh chóng đi đến “tâm dịch” Vũ Hán ngay trong đêm vì rất nhiều bệnh nhân vẫn đang chờ đợi họ.
Vào lúc 11h tối theo giờ địa phương, tờ Nhật báo Nhân dân (People’s daily) đưa tin ngay trong đêm giao thừa (25/1), khi người dân nhiều nơi ở Trung Quốc vẫn đang hướng mắt lên màn hình TV để theo dõi chương trình mừng năm mới Xuân Vãn thì một số lượng đông đảo y bác sĩ đã phải lên đường cấp tốc đến tỉnh Hồ Bắc chống dịch bệnh.
Những ngày qua, thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc là cái tên liên tục được nhắc đến trên các bản tin và được coi là “ổ dịch” của virus corona đang khiến cả Châu Á hoang mang. Tuy nhiên do số lượng người cần khám chữa bệnh tăng chóng mặt, các bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải và đội ngũ y bác sĩ ở đây dường như đã kiệt sức trong những ngày cuối năm.
Một nữ y tá/bác sĩ ở Vũ Hán đã hét lên rằng cô không thể chịu đựng được nữa khi phải làm việc với cường độ quá cao trong những ngày xảy ra dịch bệnh
Vì vậy, Đại học quân y Trùng Khánh đã cử ra 135 y bác sĩ chia thành 2 nhóm; bệnh viện Tây Nam và bệnh viện lục quân 958 lập thành 1 nhóm; bệnh viện Đại Bình và Tân Kiều 1 nhóm và nhanh chóng đến Hồ Bắc ngay trong đêm. Bên cạnh đó, nhóm bác sĩ cấp cứu và hô hấp từ các nơi khác như Thượng Hải, Tứ Xuyên cũng đã lần lượt được đưa đến Vũ Hán và những thành phố khác thuộc tỉnh Hồ Bắc.
Lực lượng y bác sĩ đông đảo tức tốc đến tỉnh Hồ Bắc hỗ trợ phòng dịch ngay trong đêm giao thừa
Nữ bác sĩ được tiêm phòng trước khi chuẩn bị đến Hồ Bắc hỗ trợ chống dịch bệnh do virus corona gây nên
Video đang HOT
Một nữ bác sĩ khác đang chia tay cô con gái nhỏ, cô bé đã khóc vì không được đón giao thừa bên mẹ
Một nhân viên y tế khác đang chia tay người nhà để đến “ổ dịch” Vũ Hán
Sau khi những hình ảnh trên được đăng tải trên mạng xã hội Weibo, cộng đồng mạng đã liên tục gửi lời động viên và cảm ơn đến những người đã làm việc hết sức mình để cố gắng ngăn chặn dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ hơn.
Theo thông tin từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc, đã có đến khoảng 15 nhân viên y tế bị lây nhiễm virus corona từ bệnh nhân trong quá trình khám chữa bệnh cho họ. Tuy nhiên, một bác sĩ ở bệnh viện Vũ Hán nói với tờ South China Morning Post: “Mặc dù chúng tôi cũng lo lắng về những đồng nghiệp bị lây bệnh, nhưng những người còn lại cũng không còn cách nào khác ngoài việc tiếp tục công việc của mình”.
(Theo People’s Daily)
Theo helino.ttvn.vn
17 năm nhìn lại nỗi kinh hoàng về đại dịch SARS
Năm 2003, người dân sống ở Hà Nội người người bịt khẩu trang kín mít, hạn chế tiếp xúc, trò chuyện. Bởi, nơi đó có đại dịch mang tên SARS - bệnh mà cả thế giới đang khiếp sợ.
Theo thông tin từ Hệ thống giám sát dịch bệnh của Việt Nam, đến ngày 24/1/2020, Trung Quốc đã ghi nhận 634 trường hợp mắc bệnh viêm phổi cấp do virus Corona tại 24 tỉnh/thành phố, trong đó có 26 trường hợp tử vong, 15 nhân viên y tế bị nhiễm bệnh.
Tại Việt Nam đã có 2 ca là 2 cha con người Trung Quốc nhiễm virus này.
Các chuyên gia đầu ngành về truyền nhiễm tại Việt Nam nhận định bản chất của virus Corona vẫn là chủng từng gây ra SARS (năm 2003). Điều này khiến nhiều người liên tưởng đến nỗi kinh hoàng về đại dịch SARS của 17 năm trước.
Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới, nơi từng là ký ức kinh hoàng của các bác sĩ.
Hàng nghìn người trên thế giới chết vì đại dịch kinh hoàng
Theo Bộ Y tế, SARS là hội chứng Hô hấp cấp tính nặng tên khoa học là Severe Acute Respiratory Syndrome (SARS). SARS do một loại vi rút có tên là Coronavirút gây ra.
Nguồn lây của SARS là những người bị bệnh và người tiếp xúc trực tiếp với nhân viên y tế, người nhà chăm sóc người bệnh.
SARS lây qua 3 con đường: Đường tiếp xúc với dịch tiết từ đường hô hấp có chứa vi rút bắn ra và bám dính vào môi trường bề mặt....; Lây qua đường giọt bắn khi người bệnh ho và hắt hơi trong khoảng cách 1m; Lây qua không khí khi người bệnh làm thủ thuật trên đường thở như phun khí dung, hút đàm nhày, thở máy trên những người nhiễm SARS có suy hô hấp.
Ngày 16/11/2002 ngày đầu tiên xuất hiện bệnh nhân SARS, đến ngày 7/8/2003 không xuất hiện bệnh nhân mới, SARS được ghi nhận ở 32 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với 8.422 người mắc, trong đó có 916 người chết (tỷ lệ tử vong là 10,87%).
Tại Trung Quốc, bệnh nhân đầu tiên được phát hiện tại thành phố Foshan, tỉnh Quảng Đông ngày 16/11/2002. Ngày 26/3/2003, Trung Quốc chính thức thông báo có dịch. Tổng cộng Trung Quốc có 5.327 người mắc, trong đó có 349 người chết.
Tại Hồng Kông, ngày 21/3/2003, một bác sỹ Trung Quốc nhiễm bệnh SARS từ Trung Quốc sang Hồng Kông. Ông là nguồn lây bệnh tại Hồng Kông và lan ra nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tổng cộng Hồng Kông có 1.755 người mắc, trong đó có 300 người chết.
Đài Loan có 665 người mắc, trong đó có 180 người chết.
Tại Canada có 251 người mắc, trong đó có 41 người chết.
Tại Singapore, tổng cộng Singapore có 238 người mắc, trong đó có 33 người chết.
Các quốc gia đó đều có lãnh thổ và giao thương lớn với Việt Nam về kinh tế, du lịch, dịch vụ đó là một trong những yếu tốt nguy cơ để dịch SARS lây lan vào Việt Nam.
Bác sĩ Carlo Urbani được xác định lây nhiễm SARS, ông mắc virus này trong những ngày chống dịch ở Hà Nội.
Tình hình dịch SARS tại Việt Nam, 17 năm nhìn lại
Ngày 26/2/2003 có thể coi là ngày bệnh SARS chính thức xâm nhập vào Việt Nam với bệnh nhân đầu tiên là ông Johnie Chun Cheng đến Bệnh viện Việt-Pháp của Việt Nam với những triệu chứng sốt cao, ho khan và đau cơ. Trước khi tới Hà Nội, doanh nhân này đã qua Hồng Kông.
Tại Việt Nam, vài ngày sau khi có bệnh nhân SARS đầu tiên, đến ngày 4/3 đã có 6 nhân viên y tế có tiếp xúc với trường hợp bệnh nhân đầu tiên phải nhập viện vì sốt cao.
Nhận thấy đây là một bệnh lạ nguy hiểm, Bộ Y tế Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế giới giới để kiểm soát dịch bệnh thế nhưng con số bệnh nhân tại Việt Nam vẫn không ngừng lại ở đó, tiếp tục tăng lên với 37 trường hợp mắc là bác sỹ, y tá, nhân viên y tế trực tiếp điều trị, chăm sóc bệnh nhân SARS. Sự tiến triển nhanh của bệnh cùng với đặc tính dễ lây lan đã tạo nên một sự hoang mang lo lắng tột độ của những người dân phải tiếp xúc, sống gần khu vực có người bệnh.
Ngày 26/2/2003, Bác sỹ Carlo Urbani (người Italia), Chuyên gia truyền nhiễm của Tổ chức Y tế thế giới được mời đến Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội).
Nơi cách ly bệnh nhân SARS năm 2003
Cuối tháng 3 năm 2003, trong khi dự hội nghị khoa học ở Thái Lan, bác sĩ Carlo Urbani được xác định lây nhiễm SARS. Ông mắc virus này trong những ngày chống dịch ở Hà Nội.
Trước khi qua đời, bác sĩ này đề nghị các bác sĩ cắt lá phổi của mình để lại làm tiêu bản nghiên cứu. Sau khi Carlo mất 2 tuần, virus Corona gây bệnh SARS đã được chỉ mặt vạch tên.
Từ đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương kết hợp với Viện Y học nhiệt đới tổ chức chống dịch ngay ở các cửa khẩu biên giới, sân bay...
Ngày 12/3/2003, Viện Y học lâm sàng Các bệnh nhiệt đới bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân, áp dụng phương pháp điều trị mới, hiệu quả tốt, không có tử vong tại viện.
Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Hà lúc đó là Phó giám đốc bệnh viện đã vào cuộc ở giai đoạn dồn dập nhất của dịch khi 10 bệnh nhân cuối cùng từ Bệnh viện Việt Pháp chuyển sang.
Ngày 15/3/2003, Bộ Y tế thành lập Ban Đặc nhiệm phòng chống dịch khẩn cấp (do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Văn Thưởng làm Trưởng ban) sau kiện toàn thành Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch SARS (do Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Thị Trung Chiến làm Trưởng ban).
Thời điểm ấy, người dân sống ở Hà Nội người người bịt khẩu trang kín mít, hạn chế tiếp xúc, trò chuyện. Bởi, nơi đó có đại dịch mang tên SARS - bệnh mà cả thế giới đang khiếp sợ.
Ngày 8/4/2003, Việt Nam không xuất hiện bệnh nhân SARS mới. Việt Nam có 63 người mắc, trong đó có 5 người chết.
Sau 45 ngày kể từ ca SARS đầu tiên, đến ngày 28/4/2003, Việt Nam được WHO công nhận là nước đầu tiên trên thế giới khống chế thành công dịch SARS.
Cuối cùng, đến ngày 5/7/2003, WHO thông báo chuỗi lây truyền SARS cuối cùng ở người sang người đã cắt đứt.
Đến nay, BS Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó Giám đốc BV Nhiệt đới Trung ương tin rằng, điểm quan trọng trong công tác phòng chống dịch SARS năm 2003 là sự phối hợp tốt của cả cộng đồng, giúp nhanh chóng tìm ra nguyên nhân. Trong khi trên thế giới có những vụ dịch mà đến vài ba thế kỷ sau cũng chưa biết căn nguyên là gì, nhưng đại dịch này ở Việt Nam từ lúc công bố bệnh lạ đến khi tìm ra virus SARS chỉ hơn một tháng.
Theo danviet.vn
Từng có cảnh báo nguy cơ vi rút nguy hiểm xổng khỏi phòng thí nghiệm Vũ Hán Trung Quốc đã xây dựng một phòng thí nghiệm hiện đại ở Vũ Hán với mục tiêu nghiên cứu SARS và Ebola, nhưng giới chuyên gia Mỹ vào năm 2017 cảnh báo về nguy cơ rò rỉ vi rút nguy hiểm khỏi nơi này. Bên trong phòng thí nghiệm an ninh cẩn mật ở Vũ Hán Viện Vi trùng học Vũ Hán Số...