Đêm giao thừa khác biệt trước và sau Covid-19
Nhiều quốc gia trên thế giới năm nay đón giao thừa trong vắng lặng vì Covid-19, khác hẳn với không khí sôi động những năm trước.
Khu vực trước khách sạn Roundabout tại Jakarta, một điểm đón năm mới nổi tiếng tại thủ đô Indonesia, vắng bóng người đêm giao thừa 31/12/2020 (phải), trái ngược hẳn với cảnh tượng chen chúc, nhộn nhịp hôm 31/12/2016 (trái).
Pháo hoa trên Nhà hát Opera Sydney và Cầu cảng trong đêm giao thừa ở Sydney, Australia năm 2015 (trái) và 2020 (phải). Sydney là một trong những nơi hiếm hoi trên thế giới vẫn tổ chức bắn pháo hoa năm nay để đón giao thừa.
Covid-19 diễn biến khó lường năm 2020 dẫn tới việc nhiều màn bắn pháo hoa và các sự kiện công cộng bị hủy bỏ. Thay vào đó, người dân khắp thế giới được khuyến cáo ngồi nhà xem tivi.
Đình Bosingak, nơi diễn ra nghi lễ đánh chuông đêm giao thừa nổi tiếng tại Seoul, thủ đô Hàn Quốc, vắng người đêm 31/12/2020 (phải), đối lập với cảnh tượng đông đúc vào đêm giao thừa năm 2018 (trái).
Chính quyền Seoul lần đầu hủy lễ đánh chuông giao thừa hàng năm ở Jongno. Sự kiện này tổ chức lần đầu năm 1953, vài tháng sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc.
Không người, không pháo hoa là cảnh tượng ở cảng Victoria tại Hong Kong đêm giao thừa năm 2020 (phải), đối lập với ánh sáng rực rỡ từ pháo hoa và đông đảo người dân tụ tập đón chào năm mới 2019 (trái).
Video đang HOT
Cảnh sát hướng dẫn du khách ở giao lộ Shibuya, một địa điểm vui chơi giải trí nổi tiếng tại thành phố Tokyo, vào đêm 31/12/2020 (phải). Giao thừa năm ngoái, khu vực này chật kín người đón giao thừa (trái).
Đền thờ thần đạo Maiji Jingu, nơi thường thu hút hàng triệu người tới đón năm mới mỗi năm ở Tokyo, lần đầu tiên trong 74 năm đóng cửa vào đêm giao thừa.
Lác đác vài người tụ tập trước Cổng Ấn Độ hôm 31/12/2020 (phải), đối lập với hình ảnh chen chúc tại đây trong đêm giao thừa năm 2019 (trái). Cổng Ấn Độ là tượng đài kiến trúc cao 26 mét, xây dựng vào đầu thế kỷ 20 ở Mumbai.
Thế giới ghi nhận hơn 84 triệu ca Covid-19, trong đó hơn 1,83 triệu ca tử vong. Ấn Độ là vùng dịch lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, với hơn 10,3 triệu ca nhiễm và gần 150.000 ca tử vong.
Đại lộ trung tâm Nevsky ở thành phố St. Petersburg, Nga, sáng 1/1/2021 (phải) và sáng 1/1/2020 (trái).
Nga là vùng dịch lớn thứ tư thế giới, với hơn 3,1 triệu ca nhiễm và hơn 57.000 ca tử vong. Trong bài phát biểu năm mới 2021, Tổng thống Nga Vladimir Putin thừa nhận làn sóng Covid-19 thứ hai đang tàn phá đất nước này. “Thật không may khi đại dịch vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Cuộc chiến chống lại nó không thể ngừng nghỉ trong một phút giây nào”, ông nói.
Vài ba người tụ tập trước Nhà thờ Hồi giáo Mecidiye, một kiến trúc từ thời Đế quốc Ottoman tại Thổ Nhĩ Kỳ, hôm 31/12/2020 (phải), đối lập với cảnh sôi động năm 2019 (trái).
Xe cứu thương, phóng viên ảnh chờ đợi trên con đường vắng lặng trước Vòng quay Thiên niên kỷ ở London hôm 31/12/2020 (phải). Cũng tại nơi này năm 2019, hàng trăm nghìn người tụ tập, chờ đợi ngắm và chụp ảnh pháo hoa trong khoảnh khắc giao thừa (trái).
Anh đang là tâm điểm chú ý của thế giới vì biến chủng nCoV siêu lây nhiễm mới. Kể từ khi Anh công bố phát hiện chủng nCoV mới hôm 8/12, ít nhất 33 quốc gia và vùng lãnh thổ phát hiện chủng này và hơn 40 quốc gia tuyên bố đóng cửa biên giới với với Anh.
Khải Hoàn Môn ở thủ đô Paris, Pháp vắng người vào những phút giây đầu tiên của năm mới 2021 (phải), khác hẳn với cảnh tượng đầu năm 2020 (trái).
Pháp ghi nhận hơn 2,6 triệu ca nhiễm nCoV, cao nhất tại Tây Âu và cao thứ năm trên thế giới, trong đó gần 65.000 người đã chết. Đại dịch từng khiến nước này phải hai lần áp lệnh phong tỏa, nhưng số ca nhiễm mới hàng ngày vẫn không giảm xuống dưới 5.000 như mục tiêu của chính phủ.
Khu vực trung tâm lịch sử của thành phố Brussels, Bỉ, vắng tanh đêm 31/12/2020 (phải), khác hẳn với cảnh náo nhiệt năm 2017 (trái).
Những phút đầu tiên của năm mới 2021 (phải) tại Dresden, Đức, không còn cảnh pháo hoa rực rỡ như năm 2020 (trái).
Đồi Colle Oppio nhìn ra Đấu trường La Mã tại Rome, Italy, một điểm đón giao thừa nổi tiếng vào những phút đầu tiên của năm mới 2021 (phải) và 2018 (trái).
Chỉ ít người bất chấp thời tiết lạnh giá để tham gia lễ tắm biển đầu năm mới tại Biển Bắc, Scheveningen, Hà Lan, hôm 1/1 (phải), so với hàng trăm người năm 2012 (trái).
Quảng trường Thời đại ở New York vắng người hôm 1/1/2021 (phải), đối lập với cảnh náo nhiệt đêm giao thừa năm 2019 (trái).
Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 20,5 triệu ca nhiễm và hơn 355.00 ca tử vong. Giới chức Mỹ đang triển khai tiêm chủng diện rộng cho người dân, nhưng mới thực hiện được trên 2,8 triệu người, thấp hơn nhiều so với mục tiêu tiêm chủng cho 20 triệu người mà giới chức hứa hẹn hoàn thành trước khi bước sang năm 2021.
Bãi biển Copacabana vắng bóng người bởi lệnh phong tỏa Covid-19 ở Rio de Janeiro, Brazil, hôm 31/12/2020 (phải) đối lập với hình ảnh một năm trước (trái).
Brazil là vùng dịch lớn thứ ba thế giới với hơn 7,6 triệu ca nhiễm và hơn 195.000 ca tử vong. Áp lực tiêm chủng đang bủa vây Tổng thống Jair Bolsonaro, buộc giới chức phải kêu gọi các nhà sản xuất vaccine Covid-19 tăng tốc đăng ký phê duyệt sử dụng vaccine tại nước này.
Thành phố New York thả quả cầu pha lê đón mừng Năm Mới 2021
Đúng 11h59' đêm 31/12 (giờ Mỹ), quả cầu pha lê đã được thả xuống quảng trường Thời đại ở thành phố New York vào thời khắc đón mừng Năm Mới.
Hàng vạn mảnh hoa giấy ghi điều ước Năm mới tung bay rực rỡ khi quả cầu pha lê được thả xuống trên Quảng trường Thời đại ở New York, Mỹ vào thời khắc giao thừa ngày 1/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là truyền thống đón Năm Mới ở New York, song lần đầu tiên quả cầu pha lê được thả xuống mà không có sự chứng kiến trực tiếp của khán giả nào do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 diễn biến phức tạp.
Quảng trường Thời đại vẫn sáng rực nhờ biển hiệu và sân khấu biểu diễn ngoài trời, nhưng chỉ lác đác bóng người, hoàn toàn trái ngược với cảnh tượng "biển người" thường thấy hằng năm trong đêm đếm ngược đón mừng Năm Mới tại đây.
Cảnh sát được triển khai tại khu vực quảng trường để đảm bảo người dân thực hiện giãn cách xã hội và không tập trung đông người dưới bất cứ hình thức nào.
Quả cầu pha lê có đường kính 3,65m, được tạo nên từ 2.688 mảnh tam giác pha lê với nhiều kích thước khác nhau và cần đến 32.256 bóng đèn LED để thắp sáng. Thả quả cầu pha lê đã trở thành thông lệ mỗi năm tại thành phố này từ năm 1907 - thời điểm quả cầu này được làm từ sắt và gỗ với đường kính 1,5m. Để có hình dáng và chất liệu như hiện tại, quả cầu đã trải qua tổng cộng 7 lần cải tạo và nâng cấp.
Hẳng năm, quả cầu được thay mới 192 mảnh tam giác pha lê và mỗi năm quả cầu mang một thông điệp và ý nghĩa riêng. Năm 2019, các mảnh pha lê thay mới được thiết kế hình quả dứa, biểu tượng của sự thiện chí và lòng hiếu khách, năm nay 192 mảnh pha lê ghép hình hoa văn Mặt Trời tỏa sáng rực rỡ.
Trong lịch sử Mỹ, thành phố New York từng hủy sự kiện thả quả cầu pha lê vào năm 1942 và 1943 do thành phố áp đặt lệnh hạn chế trong thời kỳ chiến tranh.
Cảnh đối lập trong bức tranh thế giới đón năm mới Bức tranh đón năm mới của người dân thế giới năm nay có nhiều gam màu đối lập do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Pháo hoa rực rỡ phía trên Nhà hát Opera Sydney và Cầu Harbour trong giờ khắc chuyển giao giữa năm 2020 và năm 2021. Australia và New Zealand là một trong số khu vực đón năm mới đầu...