Đêm đón bão Noru ở Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia
Các dự báo viên ở trung tâm khí tượng có một đêm trắng đón bão, những thông số về bão Noru được cập nhật liên tục, 30 phút/lần.
Rạng sáng 28/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (phố Pháo Đài Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn sáng đèn. Tại đây, gần 20 cán bộ vẫn liên tục làm việc với cường độ cao để cập nhật diễn biến mới nhất của bão Noru.
Công việc của các dự báo viên là quan sát bản đồ, hệ thống mây vệ tinh, radar… và phân tích các yếu tố ảnh hưởng để đưa ra nhận định về diễn biến của bão. Từ chiều 27/9, hệ thống radar ở miền Trung bắt được tín hiệu từ bão Noru.
Trước cường độ mạnh và mức độ ảnh hưởng lớn của bão Noru, các dự báo viên phải cập nhật thông tin liên tục 30 phút/lần.
Các chuyên gia phải thảo luận nhiều lần để có được thông số chính xác nhất trước mỗi bản tin bão được phát đi.
Ông Mai Văn Khiêm (Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia) thường xuyên trao đổi chuyên môn với các dự báo viên để giám sát công tác dự báo và nắm được diễn biến của bão Noru. Lãnh đạo Trung tâm chịu trách nhiệm báo cáo với Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai các dự báo liên quan đến cơn bão để đơn vị chức năng lên phương án ứng phó.
Việc thảo luận và họp bàn về bão Noru diễn ra liên tục trong những ngày qua. Ông Trần Quang Năng (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý dự báo, Tổng cục Khí tượng Thủy văn) nhận định, khi vào đất liền, bão có thể đạt sức gió mạnh nhất cấp 12-13, giật cấp 15. “Đây là con số lịch sử ngành khí tượng thủy văn chưa từng ghi nhận”, ông Năng nói.
Theo nhận định của ông Phùng Tiến Dũng (Trưởng phòng dự báo Thủy văn), các tỉnh từ Quảng Bình cho tới Bình Định và khu vực Bắc Tây Nguyên sẽ xảy ra một đợt mưa lớn. Các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi cho đến Kon Tum với lượng mưa dao động từ 250-350 mm, có nơi trên 450 mm. Cao điểm về lũ và sạt lở đất kéo dài hết ngày 28/9.
Càng về khuya, không khí tại Trung tâm càng yên tĩnh hơn, cường độ làm việc của các chuyên gia của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia càng căng thẳng, bởi các hình thái cực đoan và mưa lũ nhiều ngày tiếp diễn, công tác dự báo cần được tăng cường để kịp thời cảnh báo đến chính quyền, người dân.
Video đang HOT
Trực tiếp: Những hình ảnh tan hoang sau bão sáng 28/9
Bão Noru đổ bộ, quần thảo từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi và gây thiệt hại trên diện rộng tại các tỉnh miền Trung.
Tiếp tục theo dõi diễn biến bão số 4, chưa được ngừng nghỉ
Sáng sớm 28/9, tại điểm cầu Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tiếp tục có cuộc làm việc với các địa phương về diễn biến và ảnh hưởng của bão số 4.
Sáng sớm 28/9, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tiếp tục làm việc với các địa phương về diễn biến và ảnh hưởng của bão. (Ảnh: VGP/Đức Tuân).
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ, đây là cơn bão lớn, công tác chuẩn bị được các địa phương thực hiện công phu, kỹ lưỡng. Đáng mừng là đến nay, thiệt hại sau bão không lớn, nhất là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ người dân.
Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu các đơn vị, địa phương cần khẩn trương rà soát các điểm bị thiệt hại, nhà bị tốc mái để hỗ trợ bà con. Các khu vực cây cối đổ, ảnh hưởng giao thông thì các địa phương khẩn trương khắc phục, đồng thời rà soát, kiểm tra, tổng hợp đầy đủ thiệt hại sau khi bão tan.
Phó Thủ tướng lưu ý, không được chủ quan, có trường hợp sau bão còn gây ra thiệt hại lớn hơn, ví dụ như thiệt hại do hoàn lưu bão năm 2021. Các địa phương cần bảo đảm việc đi lại thông suốt, an toàn, tránh tai nạn thương tích, đặc biệt là khi cho học sinh đến trường. Các đơn vị, địa phương cần tiếp tục theo dõi diễn biến bão để triển khai ứng phó, hiện vẫn chưa được ngừng, nghỉ.
Phó Thủ tướng giao Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tổ chức đoàn đi kiểm tra ở Quảng Ngãi, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp đi kiểm tra tại Quảng Nam. Phó Thủ tướng sẽ đi kiểm tra tại Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Các đoàn kiểm tra bám sát tình hình, không chủ quan, không để bị động, bất ngờ.
Không ghi nhận thiệt hại về người
Báo cáo tại cuộc họp, ông Lê Trung Chinh - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - cho biết, hiện chưa ghi nhận thiệt hại về người. Trong đêm có một trường hợp phụ nữ trở dạ, được xe quân sự chở đến bệnh viện. Về thiệt hại tài sản, có 2 nhà tốc mái, 172 trạm biến áp mất điện (đã khôi phục lại 89 trạm), ngã đổ 75 cây xanh và một số biển hiệu.
Cây xanh ở Đà Nẵng bật gốc do ảnh hưởng của cơn bão Noru (bão số 4).
Theo ông Đặng Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi - tỉnh cũng chưa ghi nhận thiệt hại về người. Có một số nhà dân bị tốc mái (chưa thống kê được số lượng cụ thể) và gãy đổ một số cây xanh tại huyện Lý Sơn, mất điện tại 6 huyện.
Đại diện tỉnh Quảng Trị cho biết, có một số nơi gió cấp 6, giật cấp 8. Ngoài thiệt hại về lốc xoáy mà Phó Thủ tướng kiểm tra chiều qua, hiện trên địa bàn có một số cây xanh gãy đổ, chưa ghi nhận các thiệt hại khác.
Ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - cho biết, trên địa bàn có mưa to đến rất to (tổng lượng mưa 3 ngày một số nơi đã vượt 300 mm), có gió giật cấp 7 đến cấp 9. Có 1 nhà sập, 10 nhà tốc mái, và 1 người bị thương nhẹ.
Các tỉnh đều báo cáo hiện chưa có người chết do bão.
Hàng loạt cây lớn bị bật gốc sau bão ở Quảng Nam
Đà Nẵng
TP Hội An
Tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam - nơi tâm bão đi qua, đường phố rơi vào cảnh ngổn ngang sau hàng giờ đồng hồ hứng chịu cuồng phong.
Theo ghi nhận của nhóm PV VTC News, các tuyến đường trung tâm thành phố như: Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Nguyễn Trường Tộ, Lý Thường Kiệt..., cây cối bật gốc, nằm la liệt chắn ngang đường. Nhiều mái che, bảng hiệu bị gió xé toạc, nằm ngổn ngang.
Cây lớn bật gốc, chắn ngang đường ở TP Hội An (Quảng Nam).
Cây cối bật gốc, nằm la liệt chắn ngang đường.
Mưa to khi bão đổ bộ cũng gây ngập cục bộ trên đường Trần Hưng Đạo khiến xe cộ qua lại rất vất vả.
Một số hình ảnh PV VTC News ghi nhận tại TP Hội An (tỉnh Quảng Nam):
Thừa Thiên - Huế:
Sau gần một đêm túc trực tại trụ sở Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh, để kiểm tra công tác phòng, chống bão, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tiếp tục đến Trường THCS Thuận An (TP Huế) nơi có hàng chục người dân đang trú bão để tặng quà, động viên bà con. Phó Thủ tướng dặn dò người dân tuyệt đối không được chủ quan, khi nào bão tan thì mới được trở về nhà.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành thăm người dân đang trú bão tại trường THCS Thuận An (TP Huế)
Tại Thừa Thiên - Huế, ghi nhận của PV VTC News từ 4h sáng 28/9 bắt đầu có mưa to kèm gió giật mạnh. Đến thời điểm hiện tại mưa và gió bắt đầu giảm dần và hiện địa phương này chưa có thống kê cụ thể về thiệt hại. Tuy nhiên, ghi nhận tại một số tuyến phố nhiều cây xanh bị quật đổ.
Tại Đà Nẵng, gió vẫn thổi rất mạnh kèm mưa lớn
Anh Nguyễn Tuyên (trú Khu chung cư Mường Thanh, đường ven biển Võ Nguyên Giáp, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn) thông tin, gió vẫn thổi rất mạnh, rít liên tục, sóng biển cao 2-3 m đánh vào bờ kè.
"Dù bão có phần suy yếu, khu vực ven biển gió vẫn rất mạnh, quất liên hồi, người dân chưa dám ra khỏi nhà", anh Tuyên cho biết.
Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Đà Nẵng, trong thời điểm bão đổ bộ, một phụ nữ chuyển dạ, phải dùng xe chuyên dụng chuyển đi cấp cứu.
Hình ảnh sáng 28/9 tại biển Mỹ An, Đà Nẵng. (Ảnh: Nguyễn Tuyên).
Bão số 4 đổ bộ Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi, gió giật cấp 13 Bão số 4 ở trên đất liền khu vực Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi lúc 4h hôm nay, gió giật cấp 13, nhiều miền Trung mưa to, có nơi mưa rất to. Lúc 4h ngày 28/9, vị trí tâm bão ở trên đất liền khu vực Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp...