Đêm đầu giãn cách xã hội, bờ sông Hàn, cầu Tình Yêu vắng lặng
Đêm đầu tiên thực hiện lệnh giãn cách xã hội, tại các điểm vui chơi nổi tiếng như ven bờ sông Hàn, cầu Tình Yêu, cầu Rồng thưa thớt người.
Ghi nhận tối đầu tiên thực hiện giãn cách xã hội nhiều hàng quán cà phê, nhà hàng trên địa bàn TP rất ít du khách, người dân lui tới.
Ở khu vực hai bên bờ sông Hàn, cầu Tình Yêu thời điểm ngày cuối tuần rất đông du khách, người dân đến tham quan, chụp ảnh. Tuy nhiên, từ khi có thông báo giãn cách xã hội lượng người đến tham quan giảm rõ rệt, thưa người dần.
Từ tối 26/7 hoạt động phun lửa tại Cầu Rồng cũng tạm đừng để tránh tập trung đông người. Thành phố sẽ tạm dừng phun lửa, phun nước cầu Rồng và quay cầu sông Hàn từ ngày 26/7, để hạn chế tập trung đông người trong thời gian xảy ra Covid-19.
Trên các tuyến đường, người dân cũng hạn chế đi ra ngoài….
Khu vực vui chơi ven sông Hàn vắng vẻ khác thường dù là tối cuối tuần
Trong công văn yêu cầu giãn cách, UBND TP Đà Nẵng yêu cầu các sở, ban, ngành thuộc UBND TP, UBND các quận, huyện và đề nghị các hội, đoàn thể, các cơ quan trung ương, các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 19 của Thủ tướng về việc tiếp tục thực hiện phòng, chống dịch trong tình hình mới.
Trong đó có việc tạm dừng lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, sự kiện có tập trung đông người tại nơi công cộng, sân vận động và các sự kiện lớn chưa cần thiết. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu (khu vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp, karaoke, massge, quán bar, vũ trường…)…
Cầu Rồng cũng tạm dừng các hoạt động biểu diễn
Dù lượng khách giảm hơn so với những ngày trước nhưng các quán nhậu ven hồ Thạc Gián vẫn đông khách (ảnh chụp lúc 20h)
Khu vực bờ đông Sông Hàn và cầu Tình Yêu rất ít du khách đi tham quan
Đêm đầu giãn cách xã hội, Đà Nẵng thưa thớt
Đêm đầu giãn cách xã hội, Đà Nẵng thưa thớt, vắng lặng lạ thường
Quán trà sữa trên đường Nguyễn Văn Linh chỉ có lác đác vài khách
Du khách trước khi rời Đà Nẵng tranh thủ mua quà
Cột xích sắt cả chục kg vào người rồi lao xuống đáy ngã ba sông săn con đen sì kiếm tiền triệu
Cứ vào dịp tháng 3 cho đến tháng 10 hàng năm, tại ngã ba sông ở địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, nơi con sông Vĩnh Điện, sông Cẩm Lệ, sông Hàn (Đà Nẵng) hợp chung làm một lại có những chiếc ghe nhỏ tập trung để lặn bắt vẹm tù.
Từ tháng 2 cho đến tháng 10 tại ngã ba sông Cẩm Lệ (Đà Nẵng) sẽ thường xuyên có hàng chục ghe nhỏ hành nghề lặn bắt vẹm tù.
Giữa cái nóng như muốn "nướng chín" từng thớ thịt của con người, hàng chục thợ lặn đến từ Quảng Nam ngâm mình trong dòng chảy của ngã ba sông Cẩm Lệ (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng)...
Trước khi bắt đầu một ngày lặn bắt vẹm, những thợ lặn sẽ quấn vào mình những vòng xích sắt nặng hàng chục kg. Việc quấn xích sắt vào người để thợ lặn lặn được sâu xuống đáy sông, tránh bị áp lực nước đẩy nổi lên trên. Tuy nhiên, việc quấn xích sắt vào người sẽ khiến cho thợ lặn gặp khó khăn.
Đây là một loại thủy hải sản đặc trưng của dòng sông này. Theo nghề này chủ yếu là người dân thuộc huyện Duy Xuyên, Đại Lộc...của tỉnh Quảng Nam.
Mỗi thợ lặn sẽ được trang bị một ống nhựa dài nối vào máy oxy đặt trên ghe. Khi lặn xuống, thợ sẽ ngậm vào ống thở này để duy trì nhịp đập. Trường hợp thợ lặn lặn sâu mà dây ôxy bị đứt hoặc bị chèn, tính mạng của thợ lặn đang ở đáy sông sẽ gặp nguy hiểm.
Loại vẹm tù này nằm sinh trưởng trong bùn nên có màu đen như than. Nghề lặn vẹm rất ít người theo bởi rất vất vả. Mỗi ngày, một chiếc ghe nhỏ sẽ chở theo 3 đến 4 thợ lặn. Họ phải ngâm mình trong nước hàng giờ đồng hồ liền để kiếm sống. Bởi vậy, nghề này chỉ dành cho những người đàn ông thật khỏe mạnh và chịu được sự cực khổ hơn người.
Những người hành nghề lặn vẹm ở sông Cẩm Lệ có màu da nâu đen bóng đặc trưng. Màu da chỉ có ở những người đàn ông cực khỏe và chịu được cực khổ. Đổi lại, nghề lặn vẹm giúp họ nuôi sống gia đình, thậm chí có thu nhập để tích trữ nếu kiên trì, chịu khó.
Vẹm tù sẽ được thương lái đưa ghe ra thu mua ngay giữa ngã ba sông. Những ngày thời tiết đẹp, ở địa điểm này không khác gì một phiên chợ nổi.
"Tôi theo nghề lặn vẹm hơn 10 năm nay. Nếu ngày nào khỏe thì mỗi ghe bắt được khoảng 200-300kg, còn ít cũng được 100kg. Thương lái sẽ mua với giá từ 8.000-12.000 đồng/kg tùy theo chất lượng và độ sạch của vẹm. Tính ra, người chịu khó sẽ kiếm được 500.000- 1 triệu đồng mỗi ngày", anh Nguyễn Cường đến từ Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết.
Theo anh Cường, nghề lặn vẹm đen rất vất vả nên ít người dân Đà Nẵng tham gia. Chủ yếu những người dân sống quen sông nước của Quảng Nam mới am hiểu và theo nghề này.
Niềm vui của một phụ nữ sau một ngày bội thu của chồng trên sông Cẩm Lệ. Những phụ nữ này sẽ giúp chồng và bạn thuyền gom thành quả là những bao vẹm hàng chục kg đã được rửa sạch rồi bán cho thương lái.
Giá heo hơi hôm nay 13/5: Giá heo hơi miền Nam tăng liền 2 giá, cao nhất 96.000đ/kg Tiếp tục chuỗi ngày tăng giá dường như chưa có điểm dừng, giá heo hơi hôm nay 13/5 ở nhiều địa phương đã xác lập kỷ lục mới. Theo đó, mức giá heo hơi cao nhất ở cả hai miền Nam - Bắc được ghi nhận đạt mức 96.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 13/5 ở miền Bắc: Biến động trái chiều...