Death Stranding 2 sẽ bắt đầu từ con số 0
Sau thành công rực rỡ của phiên bản đầu tiên, gần như chắc chắn rằng Kojima sẽ tiếp tục kể câu chuyện về Sam nhưng không phải là phần tiếp theo của câu chuyện mà chúng ta đã biết.
Trong buổi phỏng vấn gần nhất với Vulture, Kojima cùng các phóng viên đã có buổi thảo luận về triển vọng của diễn viên chính Norman Reedus – người đóng vai chính Sam trong Death Stranding. Dù chỉ mới ra mắt phần thứ nhất nhưng thương hiệu Death Stranding đã có được chỗ đứng nhất định trên thị trường và nhiều khả năng, chúng ta sẽ có nhiều hơn 1 phần Death Stranding. Kojima chưa hề đề cập tới Death Strading 2 nhưng ông giải thích rằng: “Nếu như tôi làm phần tiếp theo của Death Stranding, tôi sẽ lại bắt đầu từ con số 0.”
Câu nói trên hoàn toàn không rõ ràng về nghĩa, nhưng chúng ta có thể suy đoán rằng Kojima đang gợi ý về phần tiếp theo của Death Strading sẽ không nhất thiết phải là sự tiếp nối câu chuyện đã kể trong phần đầu tiên. Death Stranding tiếp theo có thể là một phần tiền truyện hoặc là một phần ngoại truyện, chúng ta vẫn chưa thể hình dung được.
Cốt truyện của Death Stranding lấy bối cảnh hậu tận thế, nơi Sam phải vận chuyển các gói hàng qua lại giữa các địa phận bị cô lập của những người còn sống, giúp cộng đồng con người sau tận thế có thể kết nối với nhau. Thật sự rất khó để tưởng tượng ra một cốt truyện khác mà không liền mạch với phiên bản thứ nhất. Và đó là cách mà Kojima sáng tạo những tựa game của mình, một thiên tài luôn biết cách gây bất ngờ cho cộng đồng game thủ.
Theo Game TV
Năm dấu ấn của Metal Gear Solid xuất hiện trong Death Stranding
Death Stranding không những kế thừa những giá trí của các tựa game trước đây, mà nó còn đại diện cho nhiều sự thay đổi trong phong cách làm game của Kojima.
Là một nhà làm game nổi tiếng với các sản phẩm "đặc biệt" của mình, Kojima luôn để lại trong mỗi tựa game những dấu ấn riêng mà chỉ có Death Stranding hay Metal Gear mới có. Và khi được trải nghiêm siêu phẩm mới nhất của ông, người chơi có thể nhận ra rằng, Death Stranding không những kế thừa những giá trí của các tựa game trước đây, mà nó còn đại diện cho nhiều sự thay đổi trong phong cách làm game của Kojima.
Video đang HOT
Trước hết, hãy cùng nhìn qua những điểm chung giữa Death Stranding (DS) và loạt game Metal Gear Solid (MGS)
1. Phong cách hành động lén lút
Chặng đường vận chuyện hàng hóa của Sam đến các thành phố và tiền đồn sẽ không chỉ phải vượt qua các địa hình hiểm trở, mà còn phải dè chứng trước các thế lực siêu nhiên BTs cùng các nhóm Mules chuyên ăn cắp hàng hóa. Dù người chơi có thể chống lại chúng bằng các công cụ và vũ khí có sẵn, nhưng tránh đối đầu vẫn là giải pháp được tựa game khuyến khích bởi nếu Sam có thể xử lý được lũ Mules, thì với BTs, đó sẽ là cả một chuỗi rắc rối ập đến khiến bạn "đi tong" chỉ trong chớp mắt.
2. Nhấn mạnh cốt truyện
Các sản phẩm của Kojima trong suốt nhiều năm qua luôn được giới game thủ, kể cả những người chơi khó tính, đánh giá rất tích cực. Hầu hết các tựa game được bổ sung rất nhiều nhiệm vụ phụ, các yếu tố thay đổi để gia tăng giá trị chơi lại và không bao giờ để cốt truyện trở thành một yếu tố phụ. Nhờ vào sự liên kết chặt chẽ giữa cốt truyện và gameplay, cả hai tựa game đều có một sức hút đặc biệt, lôi cuốn người chơi vào những hành trình đầy cảm xúc, tinh tế và bóng bẩy như một tác phẩm điện ảnh
3. Lối chơi không sát thương
Lối chơi không sát thương đã được Kojima áp dụng vào MGS đầu tiên bởi thời đó công nghệ chưa cho phép kết xuất những hình chi tiết như hiện nay. Các phiên bản về sau dù được trang bị nhiều vũ khí có tính sát thương cao, song Kojima vẫn luôn khuyến khích người chơi tiếp cận theo hướng "ít chết chóc nhất". Và điều này cũng được áp dụng trong DS, dù ngay từ đầu game đã đưa ra lý do vì sao Sam nên tránh "động thủ" với lũ Mules trong phần giới thiệu. Tuy nhiên DS đã làm tốt hơn so với người tiền nhiệm của mình khi chú trọng hơn vào phiêu lưu và chuyển hàng, giảm thiểu tương tác với kẻ thù.
4. Người bạn trung thành
Trong suốt quá trình phát triển MGS, Kojima luôn nhận được sự giúp đỡ và ủng hộ từ Yoji Shinkawa, giám đốc nghệ thuật của dòng game này. Và khi Kojima bị buộc phải rời khỏi Konami và tự thành lập công ty riêng, Shinkawa vẫn luôn đồng hành với ông và tiếp tục vai trò cũ của mình với DS. Do vậy mà khi chơi game, người chơi có thể cảm nhận được dấu ấn trong thiết kế nhân vật và công nghệ có nét tương đồng với MGS. Ngoài ra, tính thẩm mĩ độc đáo trong hầu hết các tựa game của Kojima đều được Shinkawa đảm nhiệm và thực hiện rất tốt.
5. Xây dựng nhân vật
Trong hầu hết các tựa game của Kojima, người chơi đã qua quen với cách đặt tên nhân vật "không giống ai" và cũng không có nhiều mối liên hệ với câu chuyện. Tuy nhiên, cách tiếp cận mỗi nhân vật trong cả hai tựa game đều có nhiều điểm tương đồng khi chính họ sẽ tự giới thiệu bản thân mình để người chơi có thể thực sự hiểu rõ hơn. Thêm vào đó, việc xây dựng nhân vật với bản chất và lối suy nghĩ đầy tính triết học cũng là điều được rất nhiều người chơi yêu thích bởi điều đó luôn tạo ra sự đồng điệu với cốt truyện của game.
Dẫu vậy giữa DS và MGS vẫn có 5 điểm khác biệt có thể dễ dàng nhận ra.
1. Bối cảnh
Trong khi các phiên bản MGS đều có xu hướng cổ điển với một chút công nghệ tiên tiến so với thời điểm mà phiên bản đó phát hành, DS lại đưa người chơi đến một tương lai nơi công nghệ hiện đại cứu rỗi loài người sau cơn tận thế. Xã hội vẫn tồn tại, nhưng sự liên kết giữa các cộng đồng đã hoàn toàn biến mất.
2. Lối chơi
Khi MGS khẳng định mình là một tựa game "hành động lén lút chiến thuật" khi nhân vật nhảy vào nơi làm nhiêm vụ, sử dụng các vũ khí hiện đại để hoàn thành nó và rút lui, thì DS chính xác là một tựa game "vận chuyển" đầy phiêu lưu, thử thách và cũng rất "khó hiểu" khi người chơi chỉ được sử dụng các công cụ của một nhà thám hiểm.
3. Sử dụng nhân vật thật
MGS thỉnh thoảng lựa chọn ra những nhân vật có tầm ảnh hưởng tham gia vào công việc lồng tiếng cho các nhân vật khác, cho mãi dến khi phiên bản MGS V thì tựa game này mới có sự góp vai của Kiefer Sutherland. Với DS, Kojima xây dựng các nhân vật này dựa trên nguyên mẫu của các diễn viên và đạo diễn nối tiếng mà một trong số đó là Guillermo del Toro và Nicolas Winding Refn.
4. Xây dựng thế giới
Trong MGS, dù người chơi có thể tương tác với thế giới, nhưng nếu xét đến những tương tác của bản thân có thể ảnh hưởng đến các yếu tố khác của tựa game, DS thực sự làm điều này tốt hơn. Trong game, người chơi có thể xây dựng những các công trình và kiến trúc hỗ trợ đắc lực cho việc giao hàng của mình và cho những người chơi khác dể hành trình giao hàng của họ thoải mái hơn.
5. Chủ đề
Nếu để nói về MGS, cả series game hầu như xoay quanh những mối nguy hiểm tiềm tang có thể tuyệt diệt cả nhân loại, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Đó là khi mà không chỉ con người, cả yếu tối văn hóa và ngôn ngữ đều có thể biến mất. Với DS, người chơi thấy rõ sứ mệnh hàn gắn một thế giới, một xã hội rạn nứt và lụi tàn để cùng nhau chống lại những thế lực hắc ám và xây dựng lại một thế giới tươi đẹp hơn và đoàn kết hơn.
Theo GameK
Sau Death Stranding, Hideo Kojima sẽ bắt tay làm game kinh dị mới Có thể nói, hầu hết các tựa game của Kojima là sự giao thoa giữa sở thích về game và tình yêu với phim của ông. Sau một khoảng thời gian vắng bóng, Hideo Kojima đã trở lại với tựa game "giao hàng" đậm chất điện ảnh - "Death Stranding" - và nó được đông đảo người chơi đón nhận và đạt được...