“Deadline” kết hôn trước 30 tuổi: Có gì đâu mà ồn ào!
Không ít lời than vãn xoay quanh Quyết định số 588 vừa được ban hành. Nhưng tôi thấy chuyện chẳng có gì phải ồn ào, vì Chính phủ chỉ khuyến khích chứ không ép buộc bạn kết hôn tuổi 30 hay sinh đủ 2 con trước 35 tuổi.
Quyết định 588 do thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký về việc điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 trở thành chủ đề được dư luận quan tâm mấy ngày qua.
Trên mạng xã hội, xuất hiện không ít lời than vãn trước việc khuyến khích nam, nữ thanh niên kết hôn trước 30 tuổi: “Làm sao để chạy cho kịp deadline nhà nước đưa ra”, “Chuyện kết hôn giờ cũng bị can thiệp”, “Ai không hoàn thành chỉ tiêu kết hôn trước 30 tuổi thì thả icon đồng cảm với mình nha”…
Dễ thấy, hiệu ứng đám đông đang khiến nhiều bạn trẻ lo lắng. Người người ồ ạt chia sẻ các dòng chữ, hình ảnh liên quan nội dung trên, nhưng chẳng bao nhiêu trong số đó biết quyết định 588 cụ thể ra sao, áp dụng như thế nào, còn những nội dung gì.
Nội dung trong quyết định 588 chỉ khuyến khích chứ không ép buộc người dân kết hôn trước 30 tuổi. Ảnh minh họa
Cụ thể, trong Quyết định 588, để khuyến khích nam, nữ thanh niên kết hôn trước 30 tuổi, các địa phương cần phát triển các câu lạc bộ kết bạn, tư vấn sức khoẻ trước khi kết hôn… Trong khi đó, việc khuyến khích sinh đủ 2 con được áp dụng tuỳ theo thực tế từng vùng miền. Khu vực nào có mức sinh thấp thì cần tăng, nơi nào cao sẽ phải giảm, tỉnh nào đã đạt chỉ tiêu tiếp tục duy trì.
Để khuyến khích việc sinh 2 con, Chính phủ cũng đưa ra nhiều biện pháp như: địa phương nhân rộng hệ thống dịch vụ thân thiện với người lao động như đưa đón trẻ, trông trẻ, bác sĩ gia đình… đồng thời đưa ra nhiều đãi ngộ như: mua nhà ở xã hội, thuê nhà, ưu tiên vào các trường công lập, hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em… Việc khuyến khích sinh con thứ hai cũng được lý giải nhằm giải quyết thách thức ở những địa phương mức sinh xuống thấp xa so với mức sinh thay thế.
Các nội dung chỉ nhằm khuyến khích, chứ không mang tính ép buộc hay chế tài. Nghĩa rằng, khi thực hiện theo nội dung trong Quyết định 588, công dân có thể được hưởng những chính sách ưu đãi nhất định. Còn nếu sau năm 30 tuổi nam, nữ thanh niên vẫn chưa thể lập gia đình vì bất kỳ lý do nào đó, hoặc gia đình bạn chỉ muốn có 1 con, hoặc lỡ sinh con thứ hai sau năm 35 tuổi thì cuộc sống vẫn sẽ tiếp diễn như bình thường.
Cuộc sống vẫn sẽ tiếp diễn nếu bạn không kết hôn trước 30 tuổi theo tinh thần của quyết định 588. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Quyết định cũng nêu rõ “từng bước thí điểm các biện pháp tăng trách nhiệm đóng góp xã hội, cộng đồng đối với những trường hợp cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn”, nghĩa rằng nội dung này cũng chưa được áp dụng đại trà hay ngay lập tức.
Hôn nhân được thiết lập dựa trên nhiều yếu tố: tình cảm, nhận thức, điều kiện kinh tế, quan điểm cá nhân… Đó cũng không phải là chuyện chỉ của hai người, mà còn là của hai gia đình, hai dòng họ. Có người lấy nhau từ tuổi đôi mươi, nhưng cũng có kẻ phải đi qua nửa con dốc của cuộc đời mới yên bề gia thất.
Tôi có người anh họ, năm nay tròn 40 tuổi. Anh từng có 5 mối tình, đều được dẫn về nhà ra mắt. Nhưng tất cả đều gãy gánh vì nhiều lý do đến từ hai bên. Đến nay, anh vẫn đang tìm kiếm bạn đời.
Một người chị họ của tôi, năm nay đã 34 tuổi. Cách đây 5 năm, chị suýt lên xe hoa. Trước ngày đám cưới, gia đình hai bên xảy ra tranh cãi vì không thống nhất được lễ vật, nghi thức. Để rồi khi cổng hoa đã dựng xong cũng phải tháo bỏ. Sau cú sốc đó, chị vùi đầu vào công việc, không tìm hiểu thêm ai.
Trong khi đó, một người chị khác của tôi, nay cũng đã 35 đang hăng say đầu tư cho một nhà hàng và một thương hiệu quần áo. Chị lấy công việc và sự lớn mạnh của hai thương hiệu làm niềm vui trong cuộc sống. Chị cũng từng đi qua vài mối tình, nay cũng đang tìm hiểu một người bạn mới, nhưng chị không muốn tiến đến hôn nhân.
Cuộc sống vẫn tiếp diễn nếu chúng ta không đạt các “yêu cầu chuẩn”. Ảnh minh họa
Hay ngay tại cơ quan tôi, có không ít người đang ngấp nghé ở cột mốc 30 vẫn còn độc thân mà chúng tôi hay đùa “ế chẳng ma nào rước”. Rõ ràng, hôn nhân chịu sự tác động, chi phối của rất nhiều yếu tố, từ bản thân người trong cuộc lẫn ngoại cảnh bên ngoài.
Những người tôi kể trên – họ không thờ ơ trước quyết định mới của nhà nước, nhưng cũng không vì đó mà làm cuộc sống mình xáo trộn. Cuộc sống vẫn đang tiếp diễn theo quỹ đạo mà họ mong muốn.
Tôi và bạn thân cùng hẹn nhau đến năm 30 tuổi mới lập gia đình. Nhưng rồi bạn theo chồng bỏ cuộc chơi ở tuổi 26, sau 2 năm hẹn hò yêu đương. Chuyện hôn nhân đôi khi đến bất ngờ, biết đâu ngày mai đây lại là ai đó trong chúng ta, thế việc gì phải “xoắn”?
Áp lực giữa hai người đàn ông
Tôi là một cô gái 35 tuổi, đang độc thân, chưa từng kết hôn, không phải vì ế mà vì chưa tìm được đối tượng thật sự phù hợp.
Tôi tốt nghiệp đại học và đi làm nên độc lập tài chính từ khá sớm, đang làm việc ổn định tại một công ty nước ngoài, thu nhập từ lương 30 triệu/tháng và công việc rất có tiềm năng để phát triển. Ngoài ra tôi có thu nhập thụ động từ phòng trọ chung với gia đình khoảng 6 triệu/tháng. Tôi cũng bán hàng online nhưng vì bận rộn và hơi vất vả nên đang tạm ngưng.
Nói về ngoại hình, tôi cao khoảng 1m58, giờ hơi mập khoảng 60 kg (mới bị tăng cân) khoảng một năm gần đây. Tính cách tôi khá quyết đoán, mạnh mẽ và khá hòa đồng.
Nói về hai người đàn ông hiện tại tôi mới quen khoảng 3,4 tháng trở lại. Chắc ai cũng nghĩ tôi đang bắt cá 2 tay nhưng vì chưa thể ra quyết định chọn ai nên tôi tạm thời cùng lúc tìm hiểu cả hai.
Anh thứ nhất: Sau khoảng 3 tuần nói chuyện đã quyết định ra Hà Nội thăm tôi khoảng một tuần. Sau khi gặp, anh không về quê mà quyết định ở lại và chuyển sang công việc mới. Anh có việc mới là làm sales cho một công ty Việt Nam sau khoảng tuần rưỡi ra Hà Nội vì có người quen.
Trước đây, anh chỉ học trung cấp và là công nhân giỏi, lành nghề trong nhiều năm. Anh kể cũng có thu nhập tốt nhưng chi tiêu hoang phí, gần như không có khoản tiết kiệm nào. Nói về ưu điểm, tôi thấy anh yêu thương tôi thật sự, rất chịu chi kể từ khi quen tôi. Điều này tôi hoàn toàn không thích vì cảm thấy như bị mắc nợ. Nhiều lần tôi đòi chia sẻ tài chính khi đi chơi hay về thăm người thân của nhau nhưng anh kịch liệt phản đối và không cho tôi trả. Theo những gì tôi cảm nhận, anh ế hơi lâu rồi. Anh hơn tôi 2 tuổi, anh bảo tôi ngoài mong đợi của anh về mọi mặt (riêng thu nhập của tôi anh không hề biết).
Anh và gia đình rất thích, mong muốn hai đứa cưới sớm nhất có thể. Tôi đã gặp gia đình anh, trừ bố anh vì bác đang ở quê, chỉ nói chuyện được qua điện thoại.
Điểm yếu của anh: Anh có khuôn mặt rất dễ nhìn, nam tính nhưng rất lùn, chỉ cao 1m6, nặng tới 70 kg. Anh biết ăn nói, nhanh nhạy nhưng lại thiếu chiều sâu và có thể là một người hay ghen. Không hiểu lý do vì sao càng lúc tôi càng có cảm giác sợ phải gặp anh và không muốn gặp nữa. Khi đi chơi tôi gần như không có cảm xúc gì với anh.
Ba tháng gặp nhau, anh tìm mọi cách để gần gũi, thân mật hơn nhưng tôi không sẵn sàng nên chỉ có thể nắm tay khi bị anh ép. Anh rất buồn và có phần giận dữ, thất vọng khi bị tôi đẩy ra lúc đòi ôm, hôn. Anh cũng nhậu và hút thuốc nhiều. Anh bảo nếu hai đứa quen nhau, anh sẽ vì tôi và vì gia đình nhỏ mà bỏ thuốc và hạn chế nhậu. Anh là con trai một trong gia đình có 5 chị em. Ba mẹ anh biết làm kinh tế nên hiện tại thu nhập hàng năm ở quê của ba anh khoảng vài trăm triệu, mẹ anh có lương hưu. Nói chung, kinh tế gia đình anh tạm ổn dù anh gần như không đóng góp được gì trong đó, bởi anh làm bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu.
Anh thứ hai: Là bạn học chung cấp 3 nên chúng tôi khá thoải mái khi chính thức quen nhau. Về ưu điểm: Anh cao ráo (1m7), khỏe mạnh, hiền lành, gia đình cũng toàn người hiền. Anh có sự thông minh và nam tính. Về nhược điểm: Anh thông minh nhưng kể từ lúc bị đuổi học hồi năm thứ tư vì đánh nhau hay cờ bạc gì đó, tới nay anh không học thêm gì, đi làm hết việc này đến việc khác, chỉ là công việc tay chân. Anh đang ở quê, việc vẫn chưa ổn định lắm, nhất là trong mùa dịch này. Dự định hết dịch anh sẽ ra Hà Nội với tôi.
Khi anh bị đuổi học, bạn gái cũ cũng bỏ đi lấy chồng, anh sa ngã, nhiều năm sau đó mới vực dậy được chút ít. Anh nhậu vào thường rất "lầy", theo lời bạn bè và hàng xóm kể. Tính anh hay tự ái và nhạy cảm quá mức. Kể từ lúc quen tôi, anh cố gắng thay đổi từng ngày. Vài lần anh tính bỏ cuộc vì cảm thấy quá tự ti trước tôi. Rồi một vài bất đồng trong quá trình tìm hiểu nhưng sau đó có lẽ có sự tác động của bạn bè chung và gia đình nên anh chủ động quay lại làm lành và tiếp tục. Anh kể, từ lúc quen tôi đã bỏ thuốc, còn nhậu thì khó bỏ nhưng đã giảm được tầm 70-80% rồi.
Anh này với tôi đang kiểu yêu xa nhưng tôi lại có rất nhiều cảm xúc, thậm chí là yêu vì khi nói chuyện hiểu nhau, hợp nhau. Tôi không được cao nên dễ dàng có tình cảm với anh. Khi đi cạnh nhau, chúng tôi được cho là rất xứng vì cảm giác anh to cao hơn, đủ vững chắc để tôi dựa vào. Quá khứ của anh là một chuỗi dài tai tiếng như vậy, giờ đỡ hơn chút nhưng không đáng là bao. Tôi luôn hy vọng và có niềm tin anh sẽ vì tôi mà thay đổi nhiều, hoặc có thể có bước ngoặt luôn. Anh đang cố cho tôi thấy sự thay đổi tích cực theo từng ngày. Ví dụ: Tôi giới thiệu cuốn sách hay là anh sẽ đọc và tìm hiểu về nó. Tôi không vui khi anh nhậu nhiều, anh cũng giảm nhậu luôn. Khi nói chuyện lúc mới quen nhau, anh hay giận dỗi vu vơ, vô cớ, giờ không còn vậy. Anh luôn chủ động thay đổi để thích nghi với tôi nhiều nhất có thể.
Gia đình tôi đã gặp và biết hai anh. Ba mẹ muốn tôi đến với anh thứ nhất, từng tạo áp lực để tôi bỏ anh thứ hai mà tôi không làm theo. Lý do ba mẹ đưa ra là anh thứ hai tệ và quá nghèo, đã vậy gia đình lại cũng nghèo. Ba mẹ biết rất rõ gia đình anh thứ hai vì nhà ở gần, bảo anh này ý chí và nghị lực kém, ba mẹ anh cũng thế. Con họ sa ngã thế mà cha mẹ không định hướng cho con học lại bằng khác hay chí ít là học một cái nghề vững chắc để còn có nghề trong tay. Một lý do khác nữa là chiếu theo họ hàng của gia đình anh thứ hai thì ngoài ba mẹ không biết làm ăn, kém thì anh còn có một em trai không được bình thường lắm, ba mẹ sợ con tôi sau này bị di truyền ít nhiều.
Khi yêu, tôi quan trọng cảm xúc hơn lý trí nên dường như rất kiên định với suy nghĩ của mình. Tôi đang nỗ lực để cùng anh thứ hai thay đổi với hy vọng có thể tiến xa hơn, có điều trong thâm tâm tôi vẫn có sự giằng co. Tôi cho rằng những gì ba mẹ phân tích đều chính xác nên cũng sợ và không dám chắc chắn rằng anh thứ hai sẽ làm tôi hài lòng. Tôi khá cầu toàn, chỉ sợ chênh lệch quá lớn giữa tôi và anh sẽ làm cuộc sống nhiều sóng gió hơn. Anh thứ hai này là người rất tự ái và quá áp lực khi vợ hay bạn gái giỏi hơn. Hơn nữa, dù nói chuyện rất hiểu nhau nhưng chúng tôi có cá tính khá tương đồng là ngang, bướng, khá lỳ lợm và cái tôi của mỗi người khá lớn. Tôi lo những lúc cuộc sống không êm đẹp thì cả hai sẽ rất dễ làm đối phương bị tổn thương.
Tôi biết bản thân đã già và không còn nhiều cơ hội để lựa chọn vì cần sinh con sớm, có điều tôi thật sự phân vân, nửa muốn nhắm mắt lấy đại anh thứ hai vì khá tự tin về khả năng tài chính của bản thân. Nửa tôi lại muốn đến với anh thứ nhất cho đỡ vất vả hơn chút xíu (nhưng có lẽ khó với tôi quá). Tôi viết lên đây để xin lời khuyên từ mọi người, hy vọng không nhận quá nhiều gạch đá. Xin cảm ơn.
Hoa
Muốn bố mẹ để vợ chồng anh trai ở riêng Nhà tôi hai anh em. Tôi là con gái út, đã đi làm ổn định, độc lập tài chính. Bố mẹ rất hiền. Anh tôi lấy vợ gần 10 năm nay, lập gia đình từ sớm vì "bác sĩ bảo cưới" năm 22 tuổi. Vợ chồng anh từ đó tới giờ nghề nghiệp không ổn định, bằng cấp cũng không có, phụ thuộc...