Deadbreed – game MOBA đầu tiên cho phép tùy biến dung mạo Hero
Mới đây một NSX của Thụy Điển vừa công bố một tựa gameMOBA mới mang tên Deadbreed.
Deadbread sẽ là một tựa game MOBA có phong cách chơi RPG và người chơi có thể tùy biến sáng tạo phong cách, dung mạo Hero của mình dựa vào chế độ có tích hôp sẵn trong game. Đây là một bước đột phá được xem là sáng tạo của tựa game này.
Là thế hệ tiếp theo của game MOBA nên Deadbreed vẫn sẽ thừa hưởng những tính năng của dòng game này, tuy nhiên sẽ có nhiều tính năng mới gần gũi hơn với người dùng. “ Tôi đã chơi nhiều game MOBA nhưng tôi không thể chỉnh được diện mạo của nhân vật mình, điều này làm tôi khó chịu, đây cũng là lý do tôi muốn mang ước mơ này vào tựa game Deadbreed” Stefan Ljungqvist, nhà phát triển của Stockholm cho biết.
“ Bên cạnh đó, tôi cũng đã hỏi ý kiến rất nhiều bạn bè, kể cả các bài bình chọn cũng được game thủ rất ủng hộ.” người này cho biết thêm.
Trong game, sẽ có các chế độ 5 đấu 5 và 3 đấu 3 như nhiều game MOBA khác. Tuy nhiên hệ thống Hero và trang bị sẽ có nhiều thay đổi và không sao chép của những “đàn anh” đi trước. Ngoài ra các con tướng trong game sẽ được thay đổi dung mạo, giới tính ngay khi vào bước chọn tướng trước khi bắt đầu trận đấu. Bạn có thể chỉnh ngực, tay, vai,… và nhiều thứ khác tùy ý.
Hiện tại các chi tiết cụ thể vẫn chưa được thông báo, trò chơi sẽ dự kiến ra mắt vào giữa năm 2014.
Video đang HOT
Theo VNE
Bí mật tàu ngầm của Trung Quốc đe dọa tàu chiến Mỹ, Nhật như thế nào?
Nếu xảy ra xung đột với Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), đó có thể là lúc họ dùng đến kho vũ khí khổng lồ với rất nhiều thiết bị từ các đồng minh thân cận của Mỹ: Đức, Pháp và Anh.
Chiến hạm Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật trên biển năm 2013.
Hầu hết các chiến hạm tiên tiến của Trung Quốc được trang bị động cơ diesel do Đức và Pháp chế tạo. Tàu khu trục Trung Quốc có thiết bị phát hiện tàu ngầm, trực thăng chống ngầm và tên lửa đất đối không của Pháp.
Trên chiến trường, máy bay tấn công chống tàu và các máy bay ném bom của PLA có động cơ phản lực của Anh. Các máy bay do thám mới nhất của Trung Quốc được trang bị hệ thống radar cảnh báo sớm cũng của Anh. Một vài chiếc trực thăng chở quân và tấn công tốt nhất hiện nay của PLA dựa vào những thiết kế của Eurocopter, một chi nhánh của Tập đoàn hàng không vũ trụ và quốc phòng châu Âu (EADS).
Nhưng có lẽ vũ khí chiến lược nhất mà Trung Quốc mua từ châu Âu đó là động cơ diesel của Đức được sử dụng trong các đội tàu ngầm của Bắc Kinh.
Nhằm cạnh tranh với các cường quốc nổi lên từ thế kỷ trước - Đức, Nhật Bản và Liên Xô - Trung Quốc đang xây dựng một hạm đội tàu ngầm mạnh, trong đó có các tàu được sản suất từ trong nước như tàu ngầm lớp Tống và lớp Nguyên. Nhưng "trái tim" đang đập trong những con tàu này lại được thiết kế bởi công ty MTU Friedrichshafen GmbH của Friedrichshafen, Đức. Cùng với 12 tàu ngầm lớp Kilo tiên tiến nhập khẩu từ Nga, 21 chiếc tàu ngầm trên đang chạy bằng động cơ của Đức trở thành lực lượng tàu ngầm phi hạt nhân hiện đại của Hải quân Trung Quốc.
Tàu ngầm lớp Tống của hải quân Trung Quốc.
Cùng với việc Bắc Kinh phô diễn sức mạnh của mình tại các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông thời gian gần đây, tàu ngầm diesel-điện của Trung Quốc có khả năng đe dọa nghiêm trọng nhất đối với các tàu chiến của Mỹ và Nhật Bản. Khả năng "sát thủ" được xây dựng trên cơ sở công nghệ động cơ mạnh mẽ và đáng tin cậy từ Đức, một thành viên chủ chốt của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ đứng đầu.
Số liệu thương mại vũ khí của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố vào cuối năm 2012 cho thấy 56 động cơ diesel do MTU thiết kế cho tàu ngầm đã được cung cấp cho hải quân Trung Quốc. Sự chuyển giao công nghệ là rất quan trọng đối với quân đội Trung Quốc vì nước này có kế hoạch hiện đại hóa quân đội để thực thi tuyên bố của Bắc Kinh trên vùng biển tranh chấp và thách thức sự thống trị của hải quân Mỹ và các đồng minh ở châu Á.
"Đây là những động cơ diesel dành cho tàu ngầm tốt nhất thế giới", kỹ sư Hans Ohff, nguyên là Giám đốc điều hành của Tổng công ty tàu ngầm Australia, chuyên chế tạo tàu ngầm phi hạt nhân lớp Collins nói.
Tuy nhiên, MTU đã từ chối trả lời các câu hỏi về vụ chuyển giao các thiết bị trên cũng như hỗ trợ kỹ thuật cho hải quân Trung Quốc. "Tất cả các mặt hàng xuất khẩu của MTU đúng theo luật xuất khẩu của Đức", một phát ngôn viên của công ty này cho biết.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng sự phụ thuộc của PLA về công nghệ vũ khí nước ngoài đã bị phóng đại. "Theo thông lệ quốc tế, Trung Quốc cũng tham gia hợp tác với một số quốc gia trong lĩnh vực phát triển các loại vũ khí. Nhưng một số người đã chính trị hóa sự hợp tác thương mại bình thường này của chúng tôi và đó là sự bôi xấu Trung Quốc", PLA cho biết trong một thông cáo.
Trung Quốc hiện là nước có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai sau Mỹ và là thị trường quân sự phát triển nhanh nhất trên thế giới. Nhiều tập đoàn trong số các nhà thầu quốc phòng lớn nhất châu Âu đã không thể cưỡng lại sức hấp dẫn từ các thương vụ béo bở với Trung Quốc. Theo SIPRI, động cơ diesel hiệu suất cao của MTU và nhà sản xuất động cơ của Pháp Pielstick cũng đã có mặt trong nhiều tàu chiến và tàu hỗ trợ hiện đại nhất của PLA.
Hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc.
Công nghệ động cơ diesel của tàu ngầm hầu như không mới, nhưng những động cơ này đáp ứng nhiều tiêu chuẩn đảm bảo độ tin cậy khi hoạt động trong các điều kiện khắc nghiệt. MTU có kinh nghiệm chế tạo loại động cơ này hơn 50 năm. Động cơ chuyển giao cho các tàu ngầm lớp Tống và Nguyên của Trung Quốc, MTU 396 SE84, là một trong những động cơ điện tàu ngầm được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Theo thông số kỹ thuật được liệt kê trong các trang tạp chí và các trang web quân sự Trung Quốc, mỗi tàu ngầm của PLA có ba động cơ diesel MTU.
Động cơ diesel chất lượng hàng đầu thế giới MTU được thiết kế giảm thiểu độ rung và tiếng ồn, giảm nguy cơ bị phát hiện bởi các thiết bị phát hiện tàu ngầm của đối phương. Khi sử dụng động cơ này, tàu ngầm sẽ "tàng hình" tốt hơn các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và chỉ cần một khoản đầu tư khá khiêm tốn, một chiếc tàu ngầm chạy bằng điện diesel có thể đánh chìm tàu sân bay hoặc tàu chiến đắt tiền khác.
Do đó, với động cơ này, những tàu ngầm thông thường của Trung Quốc được trang bị ngư lôi và tên lửa hiện đại có thể gây ra mối nguy hiểm lớn đối với bất kỳ đối thủ tiềm năng nào, bao gồm cả Hải quân Mỹ. Điều này cũng có nghĩa rằng phương pháp tác chiến ưa thích của Lầu Năm Góc trong chiến tranh hiện đại - điều các tàu sân bay đến gần bờ biển của đối phương và tiến hành các cuộc không kích quy mô lớn - sẽ là rất nguy hiểm trong bất kỳ cuộc đụng độ nào với Trung Quốc.
Hải quân Trung Quốc đã chứng minh khả năng này. Năm 2006, một tàu ngầm lớp Tống đã "gây sốc" cho Hải quân Mỹ khi nó nổi lên cách tàu sân bay Mỹ Kitty Hawk khoảng 8 km (trong tầm bắn của ngư lôi tàu ngầm) tại vùng biển ngoài khơi đảo Okinawa, Nhật Bản. Các quan chức Mỹ sau đó đã xác nhận rằng chiếc tàu ngầm này của Trung Quốc đã không bị phát hiện khi nó tiếp cận gần tàu sân bay và các tàu hộ tống của Hải quân Mỹ.
Một quan chức cấp cao của Hải quân Mỹ cũng từ chối bình luận về việc cung cấp động cơ diesel của Đức cho Trung Quốc, nhưng nói rằng Washington thấy được những thách thức đặt ra từ các tàu ngầm trên của PLA. "Động cơ diesel nổi tiếng là khó phát hiện, nhưng chúng tôi cũng luôn luôn đầu tư cải thiện khả năng riêng để bảo đảm rằng các tàu ngầm của chúng tôi tàng hình tốt hơn và vận hành yên tĩnh hơn", quan chức này nói.
Theo CT
baotintuc.vn
Trung Quốc chỉ trích chiến lược quân sự của Nhật Trung Quốc đã cáo buộc Nhật Bản viện cớ các lo ngại về an ninh quốc gia để tăng cường quân đội, ít ngày sau khi Tokyo thông báo sẽ tăng chi tiêu quốc phòng để mua sắm hoàng loạt vũ khí mới. Nhật sẽ mua thêm các máy bay chiến đấu trong tương lai. Trong một tuyên bố ngày 20/12, phát ngôn...