Dead Space 2 – Tựa game kinh dị tưởng tuyệt hay nhưng vẫn là “nỗi thất vọng” trong mắt cha đẻ của nó
Những vấn đề trong chính sách phân phối game, và sự cạnh tranh giữa các ông lớn đã góp phần giết chết một siêu phẩm như Dead Space 2
Vào ngày hôm qua., Electronic Arts đã công bố quyết định đóng cửa studio Visceral Games, hãng game đã quá nổi tiếng với ba phiên bản game kinh dị Dead Space, cùng những tựa game cực kỳ ấn tượng khác như Dante’s Inferno, Army of Two: The Devil’s Cartel hay Battlefield Hardline. Hóa ra, những vấn đề của Visceral Games đã tồn tại từ năm 2011, khi Dead Space 2 không có doanh số như dự kiến, bất chấp việc nó là một bom tấn được toàn làng game đánh giá rất cao, không 9 thì cũng 10/10.
Zack Winson, một trong những người từng làm việc tại Visceral đã đăng tải một vài đoạn Tweet, qua đó mô tả sự yếu kém trong công tác quản lý và sử dụng kinh phí làm game của đội ngũ ban lãnh đạo EA thời bấy giờ: “Dead Space 2 tốn 60 triệu USD để phát triển, và EA khi ấy chỉ thích chơi tất tay, tiêu tiền như nước. Kết quả là game chỉ bán được có 4 triệu bản, và rõ ràng như thế là không đủ rồi.”
Hãy làm một phép toán. Bốn triệu bản, nếu bán ở mức giá 60 USD thường lệ, sẽ là khoảng 240 triệu USD. Tuy nhiên EA và Visceral không được nhận toàn bộ số tiền này. Chính sự cố với Dead Space 2 đã khiến EA thúc đẩy và cho ra mắt Origin để không phải dựa vào Steam, nền tảng phân phối game nhiều người sử dụng nhưng mỗi khi bán được game lại lấy đi của nhà phát triển một khoản tiền khổng lồ.
Video đang HOT
Ấy là chưa kể, khi ấy, EA vẫn ở trong top những nhà phát hành game bị ghét bỏ nhất, chỉ quan tâm đến doanh thu và tạo ra những tựa game “an toàn”, không sáng tạo nhưng yên tâm là game thủ “tắt não” chơi được. Sai lầm nọ nối tiếp sai lầm kia, và chính kỳ vọng quá cao của EA đã góp phần giết chết cả studio Visceral cũng như tựa game Dead Space, một trong những series game kinh dị phương tây được yêu thích nhất từ trước tới nay.
Những màn hình lóe sáng đột ngột hay các tiếng động bất thình lình sẽ khiến các game thủ phải giật nảy mình vì sợ. Chi tiết này thật sự là điểm đáng giá nhất trong lần trở lại này của Dead Space. Ngoài ra, nỗ lực của game trong việc đẩy mạnh các yếu tố hành động và tăng chiều sâu cho cốt truyện cũng rất đáng ghi nhận.
Chỉ có điều, Dead Space 2 lại bị điểm trừ về hình ảnh. Mô hình các con quái vật Necromorph hay các xác người ghê rợn trông rất đáng sợ. Thế nhưng ở những chi tiết yêu cầu sự mượt mà như gương mặt nhân vật thì lại rất nhiều răng cưa và gượng gạo. Phần âm thanh của game cũng rất ổn nhưng chưa đến mức tạo được cảm giác sợ hãi mò mẫm trong không gian của phần đầu.
Ngoài ra, gameplay của Dead Space 2 cũng là trở ngại đối với những người lần đầu tiếp xúc với series này. Game không hỗ trợ radar và có quá nhiều cảnh tối. Chính vì thế mà nhiều pha hành động tỏ ra rất khó chịu. Bạn không thể xác định được khoảng cách an toàn giữa mình với đối phương và rất khó chọn được vị trí thuận lợi để không bị đánh từ phía sau.
Theo GameK
Hãng game kỳ lạ nhất quả đất: Không thèm lợi nhuận, bán được bao nhiêu game quyên góp từ thiện 100%
Ý tưởng quyên góp toàn bộ doanh thu cho tổ chức từ thiện, thật sự chỉ có hãng game này mới nghĩ ra nổi
Đó chính là Ninja Theory, nhà phát triển tựa game nhập vai hành động vừa đẹp vừa kỳ quặc và có phần điên rồ, Hellblade: Senua's Sacrifice. Theo những tin tức mới nhất, để kỷ niệm ngày sức khỏe tâm thần thế giới (WMHD) mùng 10/10, Ninja Theory đã công bố một tin tức điên rồ chẳng kém gì nhân vật chính Senua trong tựa game của họ: 100% doanh thu bán game trong ngày 10/10/2017 vừa qua sẽ được gửi tới cho Rethink, một tổ chức từ thiện chuyên nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của con người.
Đi kèm với tuyên bố này là một đoạn trailer, với những dòng tin nhắn của cộng đồng game thủ gửi về cho Ninja Theory, cám ơn họ vì tạo ra một tựa game đạt đến ngưỡng hoàn hảo trong việc mô tả những vấn đề tâm lý của con người mà bạn có thể theo dõi ở trên đây.
Ngay những phút đầu tiên, Hellblade khiến bạn choáng ngợp với diễn xuất và âm thanh trong game. Nhờ có những chuyên gia thần kinh học giúp sức, mà cô nàng Senua, thông qua sự thể hiện của cô nàng diễn viên Melina Juergens trở thành một trong những màn diễn cực kỳ ấn tượng. Để thực sự cảm thấy hiệu ứng về âm thanh, bạn rất nên chơi game bằng tai nghe thay vì loa ngoài. Những câu nói thì thầm bên cạnh tai, những lời chế nhạo, chửi bới hay tranh cãi trong đầu của một kẻ bị tâm thần phân liệt được mô tả theo một cách mà chúng tôi chỉ có thể mô tả bằng hai chữ, tuyệt phẩm.
Hellblade đưa người chơi theo chân Senua, nhân vật được mô tả là một chiến binh Celtic bị tổn thương tâm lý sau khi phải trải qua cuộc xâm lược của người Viking. Chứng bệnh của Senua khiến cô bị trầm cảm, hoang tưởng, thường xuyên hình dung ra đủ thứ kì dị và bắt đầu dấn thân vào cuộc hành trình xuống Địa Ngục trong trí tưởng tượng của mình.
Sở dĩ Hellblade: Senua's Sacrifice được gọi là truyền nhân của DmC: Devil May Cry vì cả hai đều được nhào nặn dưới bán tay của Ninja Theory. Không những vậy, Hellblade: Senua's Sacrifice có rất nhiều điểm tương đồng với người tiền nhiệm như: tông màu đen đỏ, chất hành động dồn dập, phong cách thiết kế cổ điển kết hợp với những mản màu tương phản, phá cách.
Tương tự như diễn xuất, thế giới của Hellblade, thứ được chính bộ não của Senua tưởng tượng ra và thể hiện trên màn hình game tới khán giả thưởng thức cũng là một điểm cộng rất lớn của game. Một chút hơi hướng của thần thoại Bắc Âu, pha trộn thêm một ít phong cách Celtic, địa ngục Hel được mô tả cực kỳ rùng rợn, dù không kinh dị nhưng thực sự là một cơn ác mộng đối với bất kỳ ai, nhất là với hiệu ứng hình ảnh âm thanh xuất sắc của game.
Theo GameK