Để xung công 100.000 phải tốn 500.000 đồng của thi hành án
Ly hôn xong, hiếm đương sự quay lại để nhận tiền thối 100.000 đồng án phí khiến cơ quan thi hành án không thể “xếp hồ sơ”.
Để xung công quỹ 100.000 đồng phải tốn 500.000 của thi hành án
“Trong vụ án ly hôn, người nộp đơn xin ly hôn phải nộp tạm ứng án phí 200.000 đồng. Nếu ly hôn thành, án phí ly hôn là 100.000 đồng và cơ quan thi hành án phải trả lại cho đương sự 100.000 đồng đã nộp tạm ứng trước đó. Hành trình thi hành án loại việc này vô cùng gian nan”, ông Ngô Đình Tô, Chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự TP Nha Trang, Khánh Hòa, cho biết.
Ông cho hay thủ tục hoàn lại 100.000 đồng không khác gì thủ tục hoàn lại 100 tỷ đồng. “Có khác chăng thi hành án mời đến nhận lại tiền nhưng đương sự không quan tâm, không thèm tới nhận”, ông Tô nói.
Kể về việc xử lý hồ sơ dạng này, ông Hồ Văn Mai, chấp hành viên Chi cục thi hành án dân sự Nha Trang, cho biết việc đầu tiên là chấp hành viên phải mời đương sự đến nhận lại tiền. Mời không đến thì gọi điện thoại… Nhưng mọi việc không dễ dàng, có người không liên lạc được, có người nói: Thi hành án muốn làm gì thì làm, tôi không lên. Tôi không thể nghỉ việc để đến lấy 100.000 đồng được, Nhà nước lấy luôn đi”.
Ông Mai cho biết tỷ lệ người không tới nhận lại tiền rất cao, tới 98%. “Một số đương sự ở xã đảo thì khỏi nói, không ai rảnh và bỏ tiền thuê tàu, ghe vào đất liền chỉ để nhận lại 100.000 đồng, nếu là mình thì mình cũng không đi. Xử lý việc ở nơi này thường phải nhờ chính quyền địa phương, nhờ thôn trưởng vận động, tuy nhiên tỷ lệ thành công rất thấp. Dù vậy chúng tôi vẫn phải làm để có đầy đủ thao tác, tài liệu lưu vào hồ sơ”, ông Mai kể.
“Cực ghê lắm, Có nhiều lúc xuống hai, ba lần mới thối lại được 100.000 đồng cho họ. Tồn hồ sơ loại này rất khó chịu, vì nó không đáng để tồn, cuối năm không hoàn thành chỉ tiêu chỉ vì hồ sơ 100.000 đồng. Ở đây hầu như chấp hành viên nào cũng bị ảnh hưởng thi đua chỉ vì loại án 100.000 đồng này”, ông Mai chia sẻ.
Trường hợp đương sự ly hôn xong rời khỏi địa bàn cư trú, nếu có địa chỉ cụ thể thì ủy thác. Với những người thuê nhà, sau khi ly hôn họ chuyển đi, khó tìm được địa chỉ để thối lại tiền hay để xác minh, chuyển hồ sơ đó sang án chưa có điều kiện thi hành.
Video đang HOT
Để giải quyết triệt để việc này, ông Hồ Văn Mai đề xuất hai hướng giải quyết: hoặc quy định mức tạm ứng án phí đối với án hôn nhân gia đình giảm còn 100.000 đồng, hoặc nâng mức án phí ly hôn lên 200.000 đồng (để khỏi còn dư, khỏi phải thối lại).
Ông Nguyễn Hữu Anh, Cục phó Cục thi hành án dân sự tỉnh Khánh Hòa, cho biết khó khăn nêu trên đã được các địa phương báo cáo về Tổng cục thi hành án dân sự. Để gỡ vướng, Tổng cục đã cho phép chấp hành viên mang tiền tới tận nhà đương sự, kế đó lập biên bản giao nhận tiền, ghi lại số chứng minh nhân dân của đương sự, mời tổ trưởng tổ dân phố đến xác nhận…
Tốn 500.000 đồng để sung công 100.000 đồng
Nếu đương sự không chịu nhận lại 100.000 đồng thì sung công quỹ có đơn giản không? Ông Nguyễn Hữu Anh, Phó cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Khánh Hòa, cho biết để sung công được số tiền này trong 5 năm liên tiếp (trước đây là 3 năm) thi hành án liên tục phải báo hồ sơ tồn. Chấp nhận tồn hồ sơ 5 năm là một thiệt hại cho cơ quan thi hành án, vì hai năm không hoàn thành nhiệm vụ đã bị kỷ luật rồi.
“Để sung công quỹ được 100.000 đồng, thi hành án phải tốn khoảng 500.000 đồng chi phí mới hoàn tất được thủ tục, nào là niêm yết tại nơi người đó ở, thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng…, rất nhiêu khê”, ông Anh nói.
Theo Pháp luật TP HCM
UBND tỉnh 'ngắt' tiền thi hành án trả cho người khác
Cơ quan thi hành án ra quyết định thu hồi 10,6 tỉ đồng của doanh nghiệp để thi hành án nhưng UBND tỉnh Đồng Nai lại "ngắt bớt" 7,5 tỉ đồng để trả cho hai đơn vị khác.
Theo nội dung 17 bản án của TAND huyện Định Quán, Đồng Nai xét xử trong năm 2008 và 2009 thì Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Thành Đồng phải trả cho 12 cá nhân và năm doanh nghiệp hơn 9 tỉ đồng cộng lãi suất thi hành án (THA) và tiền án phí. Thế nhưng sau hơn bảy năm yêu cầu, 17 người được THA này chỉ nhận được gần 1/3 số tiền, dù người phải THA có 10,6 tỉ đồng. Vì sao?
Sở Tài chính và kho bạc giữ tiền của công ty
Năm 2005, UBND tỉnh Đồng Nai chỉ định thầu, giao cho Công ty Thành Đồng xây dựng giao thông và hệ thống thoát nước trị giá gần 20 tỉ đồng trong dự án xây dựng KCN Định Quán. Sau đó, công ty này hợp tác với nhiều doanh nghiệp, cá nhân cùng góp vốn thi công rồi bị họ kiện đòi nợ và tòa tuyên buộc trả nợ như trên.
Sau khi án có hiệu lực, Chi cục THADS huyện Định Quán ra 17 quyết định THA, cộng thêm một vụ do Cục THA tỉnh Đồng Nai ủy thác xuống nữa là 18 quyết định. Cơ quan THA xác định Công ty Thành Đồng có tiền để THA, chỉ có điều tiền này chưa nhận được do UBND tỉnh Đồng Nai chưa quyết toán công trình.
Giữa năm 2009, Chi cục THADS huyện ra thông báo yêu cầu giám đốc của Công ty Thành Đồng phải nhanh chóng quyết toán công trình để lấy tiền THA theo các bản án nêu trên. Cạnh đó, THADS huyện cũng có nhiều văn bản gửi UBND tỉnh đề nghị hỗ trợ trong việc thu hồi tiền của công ty để THA.
Tháng 11-2015, UBND tỉnh có quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành cho Công ty Thành Đồng. Theo đó, công ty nhận được hơn 10,6 tỉ đồng nhưng số tiền này lại do Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước tỉnh Đồng Nai giữ.
Ông Lê Ngọc Minh, ngụ quận 12, TP.HCM, một trong 18 người được THA trong vụ này đang trình bày. Ảnh: T.TÙNG
"Ngắt" tiền để ưu tiên cho hai đơn vị khác
Do phía công ty không tự nguyện thi hành nên ngày 12-1-2016 THADS huyện Định Quán ra quyết định thu hồi toàn bộ số tiền trên của công ty để THA. Quyết định yêu cầu Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước tỉnh Đồng Nai chuyển tiền vào tài khoản của Chi cục THADS huyện Định Quán trong thời gian năm ngày.
Thế nhưng ngày 21-1, Sở Tài chính lại có văn bản đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai dùng số tiền trên để thanh toán cho Ngân hàng Phát triển Chi nhánh Đồng Nai 5 tỉ đồng và Quỹ đầu tư phát triển Đồng Nai gần 2,5 tỉ đồng. Số tiền còn lại (hơn 3 tỉ đồng) chuyển cho THA huyện để thi hành 18 bản án trên. Cùng ngày, UBND tỉnh có công văn chấp thuận đề nghị này.
Biết tin, một số người được THA đã có đơn khiếu nại vì cho rằng điều này ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của họ. Ngày 27-1, THADS huyện có công văn gửi UBND tỉnh và các cơ quan liên quan cho rằng cần xem lại việc thanh toán trên. Tuy nhiên, việc "ngắt" tiền vẫn được thực hiện.
Trong khi đó, theo hồ sơ, mãi đến tháng 9-2012 ngân hàng nói trên mới khởi kiện đòi tiền Công ty Thành Đồng. Và theo thẩm phán Nguyễn Ngọc Phú (người trực tiếp giải quyết vụ án) thì TAND huyện Định Quán mới xử sơ thẩm vụ kiện này vào ngày 27-5 theo hướng chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Riêng quỹ đầu tư phát triển Đồng Nai thì tòa cho biết chưa khởi kiện.
Sở Tư pháp cùng quan điểm với cơ quan THA
Cuối cùng, Chi cục THADS huyện Định Quán đành lấy 3 tỉ đồng còn lại chia theo tỉ lệ để chi trả cho 18 người được THA.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Thành Dũng, Chi cục trưởng Chi cục THADS huyện Định Quán, cho biết đến thời điểm này chi cục vẫn giữ quan điểm là việc thanh toán tiền trên là sai. Ông Dũng nói theo Luật THADS, khi THA ra quyết định tạm giữ gần 11 tỉ đồng thì số tiền này phải được dùng để thi hành cho 18 bản án đã có hiệu lực. Thời điểm này THA chưa thụ lý và chưa có bản án có hiệu lực nào khác của tòa nói Thành Đồng phải trả nợ cho ngân hàng và quỹ đầu tư phát triển. Vì vậy, không có quy định nào cho phép cơ quan hành chính có thể lấy một phần tiền ra trả cho họ. "Đó là chưa kể khoản vay trên có tài sản thế chấp, có xét xử thì tòa cũng sẽ tuyên xử lý các tài sản thế chấp này để trả nợ. Quá trình THA tôi đều có trao đổi, lãnh đạo Cục THADS tỉnh và các phòng ban chuyên môn của cục đều ủng hộ vì chi cục đã làm đúng luật" - ông Dũng nói.
Cũng theo ông Dũng, ngày 5-5 UBND tỉnh đã giao cho Sở Tư pháp tỉnh chủ trì cuộc họp gồm tất cả cơ quan chuyên môn liên quan để giải quyết vụ việc. Kết thúc cuộc họp, Sở Tư pháp cũng đồng tình với quan điểm của cơ quan THA cho rằng việc thanh toán tiền cho hai đơn vị nêu trên là chưa đúng pháp luật về THA.
"Ngày 10-5, chúng tôi đã có văn bản gửi Sở Tư pháp thể hiện rõ quan điểm đề nghị UBND tỉnh thu hồi số tiền đã chi cho hai đơn vị trên để hoàn trả cho cơ quan THA tiếp tục chi trả cho 18 người được THA. Nếu không thu hồi được thì đề nghị áp dụng khoản 2 Điều 23 Nghị định 62/2015 yêu cầu hai đơn vị giữ tiền là Sở Tài chính và kho bạc nhà nước tỉnh phải bồi thường thiệt hại theo quy định" - ông Dũng cho hay.
"Có thể về pháp lý chưa ổn..." Đó là trả lời của đại diện Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai, nơi đề nghị UBND tỉnh trả tiền cho hai đơn vị ngoài danh sách 18 người phải THA khi làm việc với PV. Ông Nguyễn Xuân Lưỡng, Trưởng phòng Đầu tư của Sở - người được giám đốc ủy quyền phát ngôn, cho biết về bản chất đó là tiền của UBND tỉnh đầu tư để thực hiện dự án. Công ty Thành Đồng là đơn vị thi công, đã được chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án KCN Định Quán bảo lãnh theo dạng tín chấp để vay hai khoản trên. Do đó, khi thấy chủ đầu tư đề xuất là ưu tiên trả cho ngân hàng và quỹ tín dụng thì Sở đã đề nghị UBND tỉnh như trên. Khi PV chất vấn việc THA phải theo Luật THADS chứ không thể thực hiện bằng chỉ đạo, ông Lưỡng đáp: "Chúng tôi không quan tâm đến việc vay mượn và kiện tụng của công ty, chỉ biết là khi chủ đầu tư nói trả cho ai thì đề xuất trả cho đơn vị đó. Có thể về pháp lý chưa ổn và còn có những sai sót nhưng chúng tôi nghĩ tiền của tỉnh đầu tư thì tỉnh phải thu hồi lại chứ..." (?!). PV hỏi tiếp: "Đồng ý về bản chất tiền của ai phải trả cho người ấy nhưng phải đúng luật. Sở căn cứ vào quy định nào, văn bản pháp luật nào mà chuyển trả thẳng, không thông qua bản án của tòa?". Lúc này ông Lưỡng đứng dậy nói xin lỗi PV và hẹn dịp khác trao đổi vì phải đi họp gấp với ban giám đốc Sở... PV liên hệ với UBND tỉnh để làm việc nhưng ông Nguyễn Lục Hòa, Chánh Văn phòng UBND tỉnh, cho biết lãnh đạo ủy ban đều bận họp. Ông Hòa hướng dẫn PV viết các nội dung làm việc gửi lại ông để ông trình lãnh đạo có phương án làm việc và trả lời. Tuy nhiên, đã nửa tháng qua mà văn phòng UBND tỉnh vẫn chưa hồi âm. Đề nghị trả lại tiền cho THA Trong dự thảo tờ trình báo cáo UBND tỉnh mới đây, Sở Tư pháp tỉnh Đồng Nai cho rằng việc UBND tỉnh thống nhất theo đề nghị của Sở Tài chính thanh toán số tiền tạm giữ cho hai đơn vị ngoài 18 người được THA là chưa phù hợp pháp luật về THA. Từ đó, Sở Tư pháp kiến nghị UBND tỉnh có văn bản đề nghị ngân hàng trả lại 5 tỉ đồng cho Chi cục THADS huyện Định Quán để tiếp tục THA. Đồng thời trong vụ án ngân hàng kiện Thành Đồng, nếu công ty này không trả nợ thì ngân hàng được yêu cầu phát mại tài sản đảm bảo đã thế chấp để thu hồi nợ. Đối với khoản vay của Quỹ đầu tư và phát triển Đồng Nai, tờ trình cho biết theo khoản 5 Điều 474 BLDS thì đơn vị này có quyền khởi kiện ra tòa.
THANH TÙNG - VŨ HỘI
Theo Phapluat
"Ngắt bớt" tiền thi hành án trả cho người khác Cơ quan thi hành án ra quyết định thu hồi 10,6 tỷ đồng của doanh nghiệp để thi hành án nhưng UBND tỉnh Đồng Nai lại "ngắt bớt" 7,5 tỷ đồng để trả cho hai đơn vị khác. Theo nội dung 17 bản án của TAND huyện Định Quán, Đồng Nai xét xử trong năm 2008 và 2009 thì Công ty cổ phần...