Đề xuất xử lý hình sự trộm dưới 2 triệu đồng: Nhìn từ những vụ trộm chó
Thời gian qua, những vụ trộm chó ở các làng quê ngày càng nhiều và gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh trật tự, gây bức xúc trong dư luận. Từ những vụ việc này, nhiều ý kiến cho rằng đưa vào quy định trộm dưới 2 triệu cũng bị xử lý hình sự là hợp lý.
Thảm án từ những vụ trộm chó
Ngày 20/7/2015, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa vụ án “trộm chó giết 2 mạng người” ra xét xử lưu động tại xã Ia Kla (huyện Đức Cơ, Gia Lai). Theo truy tố của VKS, khoảng đầu tháng 1/2015, Nguyễn Văn Tiến (SN 1992, trú thôn Ia Tang, xã Ia Kla, huyện Đức Cơ) nảy sinh ý định trộm cắp chó bán lấy tiền tiêu xài nên đã chuẩn bị các dụng cụ để bắt chó.
Khoảng 23h ngày 20/1/2015, khi đi ngang qua nhà ông Nguyễn Xuân Cường (SN 1959, trú thôn Ia Tang, xã Ia Kla) Tiến đã dùng tay mở lưới B40 để đột nhâp vào trong. Do thấy tiếng động nên ông Cường dậy đi kiểm tra, sau đó quay vào vì không phát hiện bất thường. Khoảng 0h20 ngày 21/1/2015, Tiến tiếp tục tiến vào thực hiện hành vi trộm chó. Nghe tiếng chó sủa, ông Cường và vợ là bà Phan Thị Mão (vợ ông Cường) cùng thức dậy đi kiểm tra.
Khi thấy Tiến, ông Cường hô cướp thì bị Tiến rút dao bấm đâm liên tiếp nhiều nhát vào hai tay ông Cường. Hai bên xô đẩy nhau vào phòng ngủ của chị Nguyễn Thị Thu Thủy (SN 1997, con gái ông Cường, đang học lớp 12) và bà Lưu Thị Hồ (SN 1925, mẹ ông Cường). Đôi bên giằng co quyết liệt, hậu quả ông Cường, chị Thủy tử vong, bà Phan Thị Mão bị 16 vết thương trên người, ở các khu vực mặt, cổ, vai, ngực, hai cánh tay và hai bàn tay, tổn hại 17% sức khỏe. Nguyễn Văn Tiến bị TAND tỉnh Gia Lai tuyên phạt tử hình về tội “Giết người”, 4 năm tù về tội “Cố ý gây thương tích”; tổng hợp hình phạt chung là tử hình.
Một vụ trộm chó được xử tại Tòa.
Video đang HOT
Ngày 30/12/2014, TAND TP.HCM cũng đưa ra xét xử băng nhóm trộm chó gây ra cái chết thương tâm cho 3 thanh niên trẻ tuổi tại huyện Củ Chi, TP.HCM hồi tháng 6/2014. Theo cáo trạng, khoảng 6h30 ngày 14/6/2014, Hồ Thanh An và Lê Minh Hậu đến nhà Hồ Văn Hiếu để cùng đi trộm chó, An điều khiển xe máy chở Hiếu mang theo súng bắn tên điện cao áp. Phạm Ngọc Thuận điều khiển xe máy chở Hậu mang theo bao nilon. Đến 9h, cả nhóm đến xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi tìm chó để trộm.
Đến khoảng 18h cùng ngày, trong lúc cả nhóm đang chở 3 con chó ăn trộm được đi trên đường Nguyễn Kim Cương để về nhà ở huyện Hóc Môn thì bị các anh Huỳnh Kim Bảo, Nguyễn Minh Phương và Phạm Nguyễn Quốc Hữu phát hiện và rượt đuổi. Cuộc rượt đuổi này dẫn đến hậu quả do chạy quá nhanh, Bảo không làm chủ tốc độ, bị mất lái, lao xe máy vào bên trái đường khiến cả 3 thanh niên đều tử vong sau đó. TAND TP.HCM đã xét xử và tuyên phạt Hồ Văn Hiếu mức án tử hình về hai tội: “Giết người” và “Trộm cắp tài sản”; Hồ Thanh An và Phạm Ngọc Thuận nhận 10 năm tù, Lê Minh Hậu 12 năm tù giam về tội “Trộm cắp tài sản”. Mức án này được giữ nguyên tại phiên tòa phúc thẩm.
Trên đây là hai trong số rất nhiều vụ án đã bị đưa ra xét xử khởi nguồn từ việc trộm chó. Trên thực tế đã có không ít vụ trộm chó hoặc các tài sản khác nhưng cơ quan công an không khởi tố vì không thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm theo Điều 138 BLHS (tài sản bị chiếm đoạt chưa đến 2 triệu đồng, người vi phạm không gây hậu quả nghiêm trọng, chưa từng bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích). Chỉ có những vụ trộm chó dẫn đến giết người, cố ý gây thương tích hoặc cấu thành những tội phạm khác mới bị đưa ra xét xử về các tội danh này. Cần có hướng dẫn cụ thể
Vì thế, nhiều vụ trộm chó thường được coi là những vụ trộm vặt nhưng gây bức xúc trong dư luận, thậm chí từ những vụ trộm chó, người dân có những hành vi “tự xử” để ngăn chặn tội phạm, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự.
Từ những vụ việc nói trên, nhiều ý kiến cho rằng việc bổ sung quy định xử lý hình sự với người trộm cắp tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồng để giải quyết những bức xúc của người dân trong thời gian vừa qua đối với những trường hợp trộm cắp tài sản có giá trị không đến 2 triệu đồng nhưng gây ảnh hưởng lớn đến trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống mưu sinh hàng ngày của người dân là cần thiết, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.
Đồng tình với quan điểm này nhưng theo đại biểu Lê Ra, Phòng 10, VKSND TP.Đà Nẵng thì cần phải kịp thời có văn bản hướng dẫn của liên ngành trung ương để làm rõ trường hợp “là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ hoặc có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại và gia đình họ” để thống nhất trong quá trình áp dụng của các cơ quan tiến hành tố tụng; cần có Thông tư liên ngành hướng dẫn việc định giá tài sản phạm pháp thuộc trường hợp nêu trên để các cơ quan tiến hành tố tụng và Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự thống nhất áp dụng trên toàn quốc.
Cũng quan tâm đến quy định này nhưng bản thân các thẩm phán – những người làm công tác xét xử lại tỏ ra lo ngại bởi nếu xử lý cả các trường hợp trộm dưới 2 triệu đồng sẽ phát sinh quá nhiều vụ án hình sự, gây áp lực không đáng có cho Tòa Hình sự. Hơn nữa, so với mức sống của người Việt Nam hiện nay, 2 triệu đồng chưa phải là lớn, xử lý hành chính là phù hợp.
Luật sư Phạm Tiến Dũng, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai băn khoăn với quy định thế nào là phương tiện kiếm sống chính? Cái bơm xe đạp, cái cuốc, cái cày…, nếu coi là phương tiện kiếm sống chính để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự thì quá nhiều, dẫn đến việc khó có thể liệt kê hết các loại tài sản này. Còn nếu quy định tài sản có giá trị về mặt tinh thần cũng khó có căn cứ khi áp dụng vào thực tế. Nhiều ý kiến đồng tình với Luật sư Dũng và cho rằng quy định như Dự thảo là rất trừu tượng, dễ dẫn đến việc áp dụng tùy tiện trên thực tế.
Theo Pháp luật Việt Nam
Đánh chết đối tượng trộm chó là hành vi phạm pháp hình sự
Mối nguy gây mất trật tự an ninh làng xóm từ nạn trộm chó được phân tích, cảnh báo nhiều, nhưng dường như ngày càng phức tạp hơn. Mấy ngày gần đây, sự việc hai kẻ trộm chó bị người dân đánh tử vong lại dấy lên hồi chuông về tình hình ANTT tại địa phương.
Vụ việc xảy ra tại thôn 3 (xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) khiến hai đối tượng trộm chó là Lê Quốc Việt (SN 1993, trú tại đường Y Wang, phường Ea Tam, TP Buôn Ma Thuột) và Hoàng Văn Thái (SN 1976, trú tại thôn 13, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) tử vong.
Một người dân địa phương cho biết, sự việc xảy ra vào khoảng 1g sáng ngày 6-10-2015, người dân thôn 3, xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk phát hiện 4 người đi trên 2 xe máy. Nghi là trộm chó, người dân đánh kẻng, hô hào vây bắt, căng dây ngang đường từ 2 cột hàng rào. Do chạy với tốc độ cao và trời tối nên chỉ có người lái xe kịp phát hiện và cúi đầu xuống, còn người ngồi sau bị dây quàng ngang cổ, xước một đoạn dài trên cổ và sau đó cả người và xe ngã nhào xuống đất. Khi thấy các đối tượng bị ngã, hàng trăm người dân địa phương đã đổ xô ra dùng gậy gộc tấn công các đối tượng này.
Ông Trần Văn Lành (46 tuổi, trú tại thôn 3), cho biết các đối tượng ngang nhiên vào nhà bắt trộm chó, đồng thời khi bị phát hiện chúng còn đánh trả lại chủ nhà. "Khi nhận tin báo có trộm chó, hàng trăm người dân trong làng đã thông báo cho nhau bằng cách lấy cồng chiêng, nắp xoong để báo hiệu, la lớn cho mọi người biết, chặn xe của các đối tượng bằng dây và đồng thời dùng gậy để chống trả các đối tượng", một nhân chứng nói. Người dân sinh sống tại nơi xảy ra vụ việc cho biết, tình trạng trộm chó đã xảy ra nhiều năm nay khiến người dân vô cùng bức xúc.
Ông Trương Văn Huyến, Trưởng CA xã Ea Kao cho hay, khi lực lượng CA có mặt tại hiện trường, Lê Quốc Việt đã tử vong. Còn Hoàng Văn Thái bị thương nặng. Lực lượng CA xã đã ngăn chặn không cho người dân tiếp tục đánh người đồng thời gọi xe đưa đi cấp cứu nhưng Thái đã tử vong sau khi vào BV ít phút. Tại hiện trường, một xe máy mang biển số giả đang bốc cháy, rất nhiều người dân đứng xung quanh. "Trong người các đối tượng có mang theo ớt bột, dây thòng lọng để bắt chó, đèn pin chích điện, ná cao su và nhiều viên đá nhỏ", ông Huyến nói.
Cũng theo ông Huyến, rất có thể các nghi can trộm chó sau khi bị phát hiện đã có hành động chống trả nên bị người dân đánh tử vong. Đến sáng cùng ngày, CQCA đã hoàn tất công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và bàn giao thi thể các nạn nhân cho gia đình lo hậu sự. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng đã mời hàng chục người dân thôn 2 và 3 lên làm việc, lấy lời khai. Một CA viên xã Ea Kao cho biết, khi nhận tin xảy ra chết người, CA đến nơi thì đã thấy có khoảng 200 người dân đang tụ tập tại hiện trường, việc xác định ai là người trực tiếp gây ra cái chết cho các nạn nhân cần phải được điều tra làm rõ.
Hiện trường vụ việc. Ảnh: Cao Nguyên
"Tối 5-10, một số thôn đã tổ chức họp bình bầu gia đình văn hóa và bàn bạc, chia từng tổ thay nhau tuần tra để bắt các đối tượng trộm chó. Không ngờ lại xảy ra chuyện lớn đến vậy", ông Trường nói. Ông Nguyễn Văn Trường, Chủ tịch UBND xã Ea Kao, xác nhận trước đây ở xã, nhà nào cũng nuôi 1-2 con chó nhưng nay do bị trộm nên mỗi thôn chỉ còn mấy con. Các đối tượng không phải trộm mà là cướp vì rất ngang nhiên, bắt chó trước mặt chủ, thậm chí có người còn bị hù dọa, chửi bới khi bắt gặp chúng đang trộm chó. Đầu năm 2015, gia đình bà N.T.T (trú tại thôn 2, xã Ea Kao) có 3 con chó nhưng lần lượt bị bắt hết. Mới đây, bà mua một con chó con về thì có 2 đối tượng đứng ngoài bờ rào lăm le bắt. "Tôi ra nói với họ là chó còn nhỏ thì 1 người cười nói rằng để tôi nuôi lớn rồi bọn chúng sẽ quay lại!", bà T kể. Ông Trường thừa nhận do nhiều lần người dân phản ánh nhưng CA xã, thậm chí CA TP, không giải quyết được nên họ không báo nữa. Năm 2013, xã đã phát cho mỗi thôn một cái kẻng để báo động vây bắt các đối tượng trộm cắp.
Thực tế hiện nay thì nhiều người dân vốn không có ý thức chủ động phạm tội, nhưng chỉ vì bức xúc nhất thời đã vào hùa với nhau, đánh tử vong kẻ trộm chó khiến bản thân vướng vòng lao lý. Đặc biệt, nạn trộm chó không chỉ làm phát sinh tội phạm khác mà còn gây khó khăn cho các cơ quan tố tụng khi xử lý hậu quả phát sinh sau đó.
Ở làng quê, người dân thường hay thả rông chó, nên những kẻ trộm cắp vặt dễ ra tay. So với việc trộm những tài sản khác như xe máy hay những vật dụng trong gia đình, con chó vừa dễ lấy trộm lại vừa dễ tiêu thụ hơn. Những kẻ trộm chó trong trường hợp bị bắt, khi đưa ra cơ quan pháp luật thì với trị giá tài sản lấy trộm chưa đủ 2 triệu đồng (thường giá một con chó khoảng trên dưới 1 triệu đồng) thì không thể xử lý hình sự. Chính vì thế dù có bắt quả tang kẻ trộm chó, thường cũng chỉ xử lý về mặt hành chính, phạt tiền rồi cho về.
Trong khi nạn trộm chó khó có thể xử lý hình sự, thì đối với những người dân đánh hội đồng gây ra cái chết với người trộm chó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Đại tá Nguyễn Văn Bôn -Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm TTXH (PC45, CA tỉnh Đắk Lắk) cho biết, việc người dân tự "xử lý" kẻ trộm chó là vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Đối với vụ việc vừa xảy ra, đây là hành vi vi phạm có tính chất đồng phạm giản đơn, không có sự bàn bạc phải đánh chết ai nhưng hậu quả là đánh chết người thì tất cả những người tham gia phải chịu trách nhiệm.
Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm (Bộ Công an), năm 2014 tội phạm trộm cắp tài sản nói chung, trong đó có trộm chó chiếm 42% tỷ lệ tội phạm về trật tự xã hội. Tội phạm trộm cắp gia tăng làm tăng tỷ lệ tội phạm chung hiện nay đang là vấn đề nhức nhối.
Theo Phap luât Xa hôi
Ngăn cản trộm chó ở Sài Gòn, một người bị bắn ngất xỉu Thấy con chó của mình bị bắt, chủ nhà lao ra truy cản thì bị 4 tên trộm chó đâm thẳng xe vào người và dùng súng điện bắn ngất xỉu. Anh Khải chuyển đến cấp cứu với mũi tên cắm sâu vào lưng - Ảnh: Gia Khánh) Đến chiều 10.10, anh Nguyễn Vĩnh Khải (44 tuổi, ngụ P.Trường Thọ, Q.Thủ Đức, TP.HCM)...