Đề xuất xử lý hình sự môi giới mại dâm nam
VKSND Tối cao cho rằng đã phát sinh nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội cần xử lý nhưng chưa được Bộ luật Hình sự quy định, chẳng hạn việc nhận bao thư, quà biếu của công chức; mua bán đàn ông; môi giới mại dâm nam…
Theo VKSND Tối cao, sự phát triển kinh tế – xã hội cũng như quá trình hội nhập quốc tế của nước ta đã phát sinh nhiều hành vi cần phải xử lý hình sự. Chẳng hạn, hành vi chiếm đoạt thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ; chiếm dụng vốn giữa các cá nhân với doanh nghiệp; nhận bao thư, quà biếu của cán bộ, công chức. Hay các hành vi liên quan đến công nghệ cao như sử dụng công nghệ để bán hàng ảo đa cấp; làm và lưu hành thẻ thanh toán ATM giả; xâm phạm trái phép vào mạng chuyên dùng để đánh cắp dữ liệu hoặc làm sai lệch dữ liệu của máy tính. Hoặc sử dụng tin nhắn rác giả thông tin khuyến mãi để chiếm đoạt tài sản của người khác; quấy rối, khủng bố, phát tán hình ảnh, đời tư của người khác qua các thiết bị viễn thông, Internet; cung cấp thông tin không có thật cho cơ quan nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng…
Bên cạnh đó, các hành vi liên quan đến quyền con người như giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi; mua bán đàn ông; mua bán nội tạng người vì mục đích lợi nhuận; môi giới mại dâm nam… hiện cũng chưa được tội phạm hóa.
Bỏ hình phạt cảnh cáo?
VKSND Tối cao đánh giá việc áp dụng biện pháp tư pháp còn chưa triệt để, hướng dẫn thực hiện Bộ luật Hình sự còn thiếu thống nhất, nhiều hành vi nguy hiểm mới phát sinh chưa được tội phạm hóa… Các biện pháp tư pháp trong án hình sự thường được cơ quan tố tụng sử dụng là tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm (Điều 41), trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại (khoản 1, khoản 2 Điều 42), bắt buộc chữa bệnh (Điều 43).
Tuy nhiên, biện pháp buộc công khai xin lỗi người bị hại (khoản 2 Điều 42) rất ít khi được áp dụng. Tương tự là các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội như giáo dục tại xã, phường, thị trấn hay đưa vào trường giáo dưỡng (Điều 70).
Video đang HOT
Nguyên nhân do các tội phạm cụ thể mà luật quy định buộc người phạm tội phải xin lỗi công khai còn ít. Mặt khác, thực tiễn xét xử cho thấy người bị hại thường ít khi yêu cầu người phạm tội xin lỗi. Chưa kể tính cưỡng chế thi hành đối với biện pháp tư pháp này trên thực tế cũng không cao.
Một bị cáo xin lỗi công khai bị hại trong phiên xử lưu động.
Về việc ít áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội, nguyên nhân là do những người tiến hành tố tụng chưa nhận thức đúng đắn về nguyên tắc xử lý, chưa hiểu đầy đủ về ý nghĩa, tác dụng cải tạo, giáo dục, định hình nhân cách của các biện pháp này đối với người chưa thành niên. Ngoài ra, văn bản hướng dẫn thi hành các biện pháp này hiện còn thiếu.
VKSND Tối cao đề xuất nên bỏ hình phạt cảnh cáo (Điều 29) vì thực tiễn cho thấy nó không có tác dụng răn đe, giáo dục người phạm tội và cũng ít được áp dụng nên mục đích của hình phạt không đạt được.
Với hình phạt tiền (Điều 30), cần sửa đổi theo hướng nếu không chấp hành việc đóng phạt tiền thì người phạm tội sẽ bị buộc chuyển sang một hình phạt khác như lao động công ích. Mở rộng hình phạt này đối với các loại tội xâm phạm sở hữu, tội phạm kinh tế hay xâm phạm trật tự công cộng. Mặt khác, nhà làm luật phải điều chỉnh mức tiền phạt cho phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội ở từng thời điểm khác nhau theo hướng tăng số tiền phạt để có tính răn đe, chẳng hạn quy định mức tối thiểu là 20 triệu đồng, tối đa là 20 tỷ đồng. Cạnh đó, nên bỏ khoản 4 của điều luật (tiền phạt có thể nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do tòa quyết định trong bản án) bởi nếu giữ thì sẽ không đảm bảo tính khả khi của hình phạt và trái với quy định của Luật Thi hành án dân sự.
Ngoài ra, luật nên quy định thêm về hình phạt bổ sung tước một số quyền công dân trong các tội phạm cụ thể ngoài các tội về xâm phạm an ninh quốc gia.
Tại một hội thảo tổng kết thi hành Bộ luật Hình sự cuối năm 2012, tiến sĩ Trần Công Phàn (Phó Viện trưởng VKSND Tối cao) cho rằng cần sửa đổi Bộ luật hình sự theo hướng tính toán quy định lại các biện pháp tư pháp cho cụ thể và có tính bắt buộc thực hiện hơn.
Cụ thể, nên sửa đổi quy định tiêu hủy vật liên quan đến tội phạm do vật không có giá trị sử dụng hoặc không thể tịch thu sung công Nhà nước; bổ sung biện pháp tịch thu phương tiện đối với các tổ chức đua xe trái phép và tội đua xe trái phép để nâng cao tính giáo dục do hành vi này ngày càng gia tăng và nguy hiểm; nghiên cứu dần loại bỏ biện pháp buộc công khai xin lỗi người bị hại và biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội vì thực tế ít được áp dụng…
Về việc hướng dẫn áp dụng Bộ luật Hình sự, theo VKSND Tối cao vẫn còn có trường hợp thiếu thống nhất hay lạc hậu. Chẳng hạn, Nghị định số 32 ngày 30/3/2006 của Chính phủ (về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm) quy định nghiêm cấm vận chuyển, chế biến, kinh doanh động vật hoang dã, quý hiếm thuộc nhóm IIB và sản phẩm của chúng vì mục đích thương mại. Nếu vượt quá mức xử phạt hành chính thì người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm theo Điều 190 Bộ luật Hình sự.
Tuy nhiên, Thông tư liên tịch số 19 ngày 8/3/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Tư pháp – Bộ Công an – VKSND Tối cao – TAND Tối cao lại chỉ hướng dẫn xử lý hình sự đối với hành vi săn, bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép các loài động vật rừng hoang dã, quý hiếm thuộc nhóm IB và các sản phẩm của chúng. Thông tư này không đề cập đến việc xử lý hình sự các hành vi vi phạm nêu trên đối với động vật hoang dã, quý hiếm thuộc nhóm IIB.
Ngoài ra, hướng dẫn vật phạm pháp có số lượng lớn ở tội Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy (khoản 1 Điều 253) là từ 10 băng, đĩa trở lên như hiện nay đã lạc hậu, không còn phù hợp. Bởi lẽ cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin là sự xuất hiện của rất nhiều phương tiện lưu trữ hiện đại (USB, ổ cứng di động, thẻ nhớ…) có thể lưu trữ hàng nghìn, hàng vạn tài liệu điện tử có nội dung đồi trụy.
Theo VNE
Bị cáo hát véo von tại tòa
Đi đòi nợ hộ và được hưởng tới hơn 600 triệu đồng tiền công, nhưng Nguyễn Hữu Quang vẫn không hài lòng. Lợi dụng sự "khờ khạo" của bị hại, anh ta đã bán và chiếm đoạt toàn bộ giá trị ngôi nhà được gán nợ.
Nguyễn Hữu Quang tại tòa
Sáng qua (14-1), TAND TP Hà Nội đã tiến hành xét xử đối với Nguyễn Hữu Quang (SN 1972, trú ở tổ 41, phường Quán Trữ, Kiến An, Hải Phòng), bị VKSND Tối cao quy buộc vào tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", theo quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 140-BLHS. Bị hại trong vụ án là chị Đỗ Thị Hồng (SN 1971), hiện cư trú tại Vương Quốc Anh. Mặc dù bị cáo buộc theo tội danh có khung hình phạt cao nhất lên đến tù chung thân, nhưng khi tòa vừa rút vào hội ý sau phần thủ tục, Quang bỗng "nổi hứng" quay ra phía cửa phòng xử án cất tiếng hát véo von.
Trình bày trước HĐXX, nữ Việt kiều tố cáo, năm 2007, chị nhiều lần cho bà Mai Thị Cẩm Tú (trú ở quận Thanh Xuân) vay với tổng số tiền lên đến 110.000 bảng Anh, tương đương 3,4 tỷ đồng. Cuối năm 2008, chị Hồng về nước và nhờ một người bạn ở Hải Phòng cùng đến nhà bà Tú đòi nợ hộ. Tuy nhiên, do anh này không thu xếp được thời gian nên đã "tiến cử" Nguyễn Hữu Quang lên Hà Nội giúp đỡ bạn. Gặp chị Hồng tại khách sạn
Foturna, Quang còn rủ thêm cả "bồ" là chị Trần Kiều Oanh (trú ở quận Hai Bà Trưng) đi cùng. Tại nhà bà Tú, Quang "giở giọng giang hồ", khiến người đàn bà này hoảng sợ nên sau đó buộc phải chấp nhận gán cho chị Hồng ngôi nhà ở phố Lê Thanh Nghị. Cho rằng Quang thiếu văn hóa, chị Hồng liền chấm dứt sự nhờ vả bằng 1000 Bảng Anh ngay sau khi ra khỏi nhà bà Tú. Vì không mang quốc tịch Việt Nam nên chị Hồng đã phải nhờ ông Nguyễn Hữu Tuyên (trú ở quận Đống Đa) đứng tên trong hợp đồng nhận chuyển nhượng ngôi nhà từ bà Tú và trông nom tài sản hộ.
Thấy bà Tú đã gán nhà cho nữ Việt kiều, Quang liên tục nhắn tin, gọi điện đe dọa "xử" ông Tuyên bằng một vụ tai nạn giao thông nếu chị Hồng không chịu "cắt phế" 40% giá trị tài sản. Sợ gia đình ông Tuyên gặp nguy hiểm, nữ Việt kiều đành phải đồng ý giao cho Quang bán tài sản để "ăn chia". "Bắt chẹt" được bị hại, Quang lập tức yêu cầu ông Tuyên giao "sổ đỏ" cho đối tượng và hủy hợp đồng mua bán nhà với bà Tú với lý do sang thẳng tên cho ông Lê Văn Hới, trú ở quận Đống Đa. Sau đó, Quang đã nhận của ông Hới hơn 1,6 tỷ đồng tiền bán ngôi nhà ở phố Lê Thanh Nghị. Thế nhưng thay vì chỉ nhận 40% giá trị ngôi nhà theo thỏa thuận, Quang đã chiếm đoạt toàn bộ số tiền trên của chị Hồng, trước khi chuyển vào TP Hồ Chí Minh sinh sống. Chị Đỗ THị Hồng đã làm đơn tố cáo tới cơ quan công an. Vì thế Nguyễn Hữu Quang bị bắt giữ và bị đưa ra xét xử.
Quá trình thẩm vấn tại tòa, Quang phủ nhận toàn bộ cáo buộc của VKSND Tối cao. Lý do bị cáo đưa ra là theo quy định của pháp luật thì đối tượng không thể bán được nhà, đất của chị Hồng vì anh ta không phải là người đứng tên chủ sở hữu. Chưa hết, Quang quả quyết không quen biết, không giao dịch với ông Hới và cũng không nhận một đồng nào từ khoản tiền bán nhà cho ông này. Trước tòa, bị cáo "lưu ý" HĐXX rằng nếu kết tội anh ta như nội dung truy tố thì cần phải bãi bỏ hàng loạt bộ luật, luật liên quan đến giao dịch nhà đất hiện nay. Ngoài hành vi "nổi hứng" ở đầu phiên xét xử và "lộng ngôn" này, Quang còn liên tục "khoa chân, múa tay", kể lể về những đóng góp của mình đối với xã hội. Bị cáo thanh minh, anh ta thuộc hàng "đại gia" về kinh doanh, lại thường xuyên làm những việc của một "Mạnh Thường Quân" nên không việc gì phải chiếm đoạt số tiền "cỏn con" của nữ Việt Kiều. Về việc tham gia đi đòi nợ với chị Hồng, bị cáo khẳng định anh ta không hề dính dáng.
Trái với những lời "kêu oan" của Quang, lời khai của bị hại, nhân chứng và người mua căn nhà ở phố Lê Thanh Nghị đều thể hiện bị cáo chính là "tác giả" trong vụ chiếm đoạt tài sản của nữ Việt kiều Anh. Liên quan đến vụ án, nhưng bà Mai Thị Cẩm Tú và Trần Kiều Oanh không đến tham dự phiên xét xử theo giấy triệu tập của tòa nên HĐXX đã buộc phải công bố lời khai của 2 người này tại CQĐT. Theo đó, Trần Kiều Oanh khẳng định nội dung, diễn biến vụ án đúng như cáo trạng quy kết và hoàn toàn phù hợp với tố cáo của bị hại cũng như trình bày của ông Hới. "Con nợ" của nữ Việt kiều xác nhận Quang chính là người đi cùng chị Hồng đến nhà bà để đe dọa.
Mặc dù Quang chối tội và luật sư bào chữa đưa ra quan điểm bị cáo không phạm tội, song sau khi xem xét toàn diện nội dung vụ án, chiều cùng ngày TAND TP Hà Nội vẫn quyết định Nguyễn Hữu Quang 15 năm tù giam, theo đúng tội danh VKSND Tối cao truy tố.
Theo ANTD
Đằng sau gương mặt khả ái Con nhà khá giả, có khuôn mặt đầy đặn khả ái, song Lã Thị Thu Hiệp lại sớm đánh mất bản thân. Chớm bước vào tuổi trăng tròn, vậy mà thiếu nữ này đã phải sám hối trước tòa: "Bị cáo nhận ra lỗi lầm của mình. Mong tòa xem xét cho bị cáo được hưởng mức án thấp nhất". Hổ thẹn, Lã...