Đề xuất xe máy bật đèn cả ban ngày: Cần thiết hay “thừa giấy vẽ voi”?
Nếu việc xe máy có đèn và phải bật đèn nhận diện ban ngày để xe đi ngược chiều biết, tránh từ xa là cần thiết và an toàn hơn thì nên thực hiện…
Trong dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), đáng chú ý có đề xuất xe máy phải bật đèn sáng suốt cả ngày. Theo khoản 3 Điều 27 dự thảo Luật GTĐB (sửa đổi) quy định, trong suốt cả ngày, xe môtô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc phải bật sáng ít nhất một đèn chiếu sáng gần phía trước và một đèn đỏ phía sau.
Theo khoản 3 Điều 27 dự thảo Luật GTĐB (sửa đổi) quy định, trong suốt cả ngày, xe môtô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn nhận diện.
Vào ban đêm hoặc khi trời tối hoặc khi có sương mù, thời tiết xấu bị hạn chế tầm nhìn phải bật sáng những đèn chiếu xa hoặc chiếu gần, đèn chiếu hậu hoặc đèn định vị theo thiết kế của nhà sản xuất.
Đề xuất xe máy phải bật đèn cả ngày để nhận diện mà Bộ GTVT đưa ra đang nhận nhiều phản ánh trái chiều của dư luận và các chuyên gia.
Nhóm ủng hộ cho rằng bật đèn ban ngày để dễ nhận diện
Làm nghề buôn bán xe máy hàng chục năm ở chợ Trời, Hà Nội, anh Nguyễn Mạnh Hoàng cho rằng, thực tế xe máy có thêm dải đèn led nhận diện ban ngày, không phải bật cả đèn pha, cốt (cos) là rất hợp lý. Đôi khi người đi xe đối diện vô tình không để ý, nhưng khi có ánh sáng đèn chiếu vào họ sẽ chú ý hơn, qua đó có biện pháp phòng tránh từ xa.
“Việc bật đèn tín hiệu là điều hợp lý, và đã được nhiều nước áp dụng để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ trong các tình huống thời tiết bất lợi. Loại đèn này có thể là đèn nhận diện, đèn LED chuyên dụng hoặc thậm chí là đèn cốt (đèn chiếu sáng gần). Và những loại đèn này đều đã sẵn sàng trên các dòng xe thương mại có mặt trên thị trường hiện nay”, anh Hoàng nói.
Quy định xe máy bật đèn cả ngày được Bộ GTVT căn cứ theo Công ước Viên 1968 về báo hiệu đường bộ mà Việt Nam là thành viên.
Theo anh Hoàng, về mặt kỹ thuật, không có trở ngại nào đối với việc áp dụng. Tuy nhiên, để thói quen này hình thành trong đại bộ phận người dân sẽ là một thách thức lớn, đòi hỏi công tác tuyên truyền phải được thực hiện sâu rộng.
Còn theo chuyên gia về giao thông và đô thị Phạm Công Tài, quy định về việc mô tô, xe máy, xe đạp điện và xe máy điện bật đèn chiếu sáng 24/24 là cần thiết.
“Đèn chiếu sáng ban ngày trang bị trên xe ở những nước như Việt Nam không nhằm mục đích giúp người lái xe quan sát đường rõ hơn mà nhằm giúp những người điều khiển phương tiện khác đang tham gia giao thông có thể nhận biết chiếc xe sớm hơn”, ông Tài nói.
Video đang HOT
Quy định bật đèn xe cả ngày sẽ được hưởng ứng và trở thành thói quen nếu chứng minh được tính hiệu quả và mang lại sự an toàn cho người tham gia giao thông.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Mạnh Thắng, Quản trị viên cộng đồng Oto Fun cho rằng, trước kia, các mẫu xe máy nhập khẩu từ châu Âu đều không có công tắc bật/tắt đèn, đèn chiếu sáng của xe mặc định bật khi nổ máy. Đó là quy định bắt buộc để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Vài năm trở lại đây, các quốc gia thuộc ASEAN như Thái Lan hay Philippines cũng đã áp dụng quy định xe luôn bật đèn khi chạy trên đường.
“Theo tôi, đây là kết quả từ những công trình nghiên cứu khoa học nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông và tại Việt Nam, các cơ quan chức năng cũng đã tìm hiểu, cân nhắc kỹ trước khi đề xuất áp dụng quy định này. Nếu sử dụng đèn đúng cách, đúng chuẩn, việc bật đèn 24/24 khi tham gia giao thông sẽ giúp các phương tiện phát hiện ra nhau dễ dàng và sớm hơn, từ đó giảm tai nạn giao thông”, ông Thắng phân tích.
Nhiều ý kiến cho rằng đề xuất các phương tiện: mô tô, xe máy, xe đạp điện… phải bật đèn cả ban ngày khi lưu thông vào dự thảo luật Giao thông đường bộ sửa đổi thiếu thực tế, với điều kiện giao thông ở Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Thắng cho rằng, tại Việt Nam, thói quen bật đèn chiếu xa (đèn pha) khi tham gia giao thông trong phố hoặc các khu đông dân cư còn diễn ra phổ biến, gây nguy hiểm cho những người cùng tham gia giao thông. Nếu ngay lập tức áp dụng quy định bật đèn xe cả ngày khi chưa xử lý quyết liệt tình trạng trên, nhiều khả năng tai nạn giao thông sẽ còn gia tăng chứ không giảm đi.
“Quy định bật đèn xe cả ngày sẽ được hưởng ứng và trở thành thói quen nếu chứng minh được tính hiệu quả và mang lại sự an toàn cho người tham gia giao thông”, ông Thắng kiến nghị.
Nhóm không ủng hộ cho rằng “thừa giấy vẽ voi”
Anh Nguyễn Văn Tuấn, lái xe chở hàng ở ga Giáp Bát cho biết, trước đây, anh từng lái taxi nên anh hiểu rất rõ tác hại của việc lái xe bật đèn pha, cost và đèn nhận diện (đèn Led). Điều này khiến cho người đi sau hoặc đối diện có thể bị ức chế thị giác.
“Nếu trời nắng nóng, trên đường một chiều, người đi sau sẽ bị bất ngờ bởi ánh sáng phản lại từ những phương tiện đi trước đó. Khi đó, tai nạn có thể xảy ra không lường trước được. Tôi không đồng tình với việc bật đèn xe máy nhận diện vào ban ngày”, anh Tuấn cho hay.
Nếu xe máy phải bật đèn cả ngày, buộc chủ phương tiện phải bỏ thêm tiền để cải tạo độ bền của bình ắc quy, bóng đèn… gây tốn kém về kinh tế cho chủ phương tiện, gây ô nhiễm môi trường hơn.
Theo anh Tuấn, việc bật đèn vào ban ngày còn có thể ảnh hưởng đến môi trường, khí hậu… nên đề nghị Bộ GTVT có giải pháp khác cho phù hợp.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam- chuyên gia giao thông cũng có quan điểm không hoàn toàn ủng hộ về dự thảo sửa đổi.
Ông Quyền cho rằng, quy định trên chỉ phù hợp với các nước châu Âu, ánh sáng ban ngày không đủ, sương mù nhiều mới cần bật đèn.
“Bật đèn xe liên tục vào ban đêm hay trong điều kiện thời tiết sương mù, mưa giông… là điều hiển nhiên. Nhưng nếu bật cả lúc trời nắng, nhất là khi người điều khiển phương tiện bật “đèn pha – chiếu thẳng” thì sẽ tạo thêm ánh sáng chói lóa, ảnh hưởng tới chất lượng quang học và tạo thêm cảm giác nóng bức cho người tham giác nóng bức cho người tham gia giao thông”, ông Quyền nói.
Do đó, vị chuyên gia giao thông này cho rằng, quy định xe máy phải bật đèn suốt trong quãng thời gian di chuyển sẽ khó đi vào thực tế, không cần thiết.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội Bùi Danh Liên cho rằng, việc học hỏi kinh nghiệm, mô hình ở nước ngoài vào nước ta cần đánh giá về tính phù hợp với điều kiện thực tế trong nước sẽ gây ra những hệ lụy rất khó lường.
Theo ông Quyền, ở Việt Nam, một đất nước nhiệt đới với thời tiết vào mùa hè nhiệt độ luôn ở mức cao. Nếu bật đèn gây chói mắt với người điều khiển phương tiện giao thông đi ngược chiều. Cạnh đó sẽ tiêu tốn một lượng điện ở bình ắc quy, từ đó tăng tiêu thụ nhiên liệu, tăng chi phí, tăng lượng phát thải khí gây ô nhiễm môi trường.
Còn Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội Bùi Danh Liên cho rằng, việc học hỏi kinh nghiệm, mô hình ở nước ngoài trong quá trình xây dựng văn bản luật là rất cần thiết, không chỉ ở nước ta mà tại bất cứ quốc gia nào.
Tuy nhiên, nếu bê nguyên mô hình nước ngoài một cách máy móc mà chưa có sự nghiên cứu, đánh giá về tính phù hợp với điều kiện thực tế trong nước sẽ gây ra những hệ lụy rất khó lường.
“Kinh nghiệm hay mô hình gì cũng phải có sự tương thích và phù hợp mới áp dụng được. Thực tế đã chứng minh, không ít quy định được các cơ quan soạn thảo luật ở nước ta đưa vào sau khi bê nguyên từ nước ngoài về đều có những bất cập, thậm chí không thể đi vào cuộc sống được”, ông Bùi Danh Liên nói.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội đề nghị, nếu Bộ GTVT cho rằng xe lưu thông trên đường cần bật đèn để nhận diện thì nên áp dụng quy định đó với ô tô sẽ khả thi hơn. Bởi lượng ô tô vẫn còn ít hơn rất nhiều so với xe máy, việc bật đèn để nhận diện cũng dễ thực hiện hơn so với xe máy.
Đề xuất xe máy phải bật đèn khi tham gia giao thông: Bắt chước cũng phải chọn lựa
Đề xuất xe máy phải bật đèn cả ngày để nhận diện mà Bộ GTVT đưa ra đang nhận nhiều phản ánh trái chiều của dư luận và các chuyên gia.
Đề xuất mới quy định xe mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn cả ban ngày. Ảnh: Thanh Hải
Đây là một trong khá nhiều đề xuất đang gây ra tranh cãi được Bộ GTVT đưa ra trong Dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi (Dự thảo luật). Bản Dự thảo luật này đang trong giai đoạn lấy ý kiến Nhân dân, dự kiến kéo dài đến ngày 21/6 tới.
Bật đèn ban ngày để... dễ nhận diện
Cụ thể, trong khoản 3, Điều 27 Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), nêu rõ: "Trong suốt cả ngày, xe mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc phải bật sáng ít nhất một đèn chiếu sáng gần phía trước và một đèn đỏ phía sau". Lý giải cho đề xuất này, Phó Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông (Bộ GTVT) Hoàng Thế Tùng cho rằng, đây là quy định được đưa ra dựa trên Công ước Vienna 1968 mà Việt Nam là thành viên từ năm 2014. Trên thực tế, tại nhiều nước châu Âu, việc sử dụng đèn Daytime Running Light để bật cả ngày lẫn đêm đối với xe máy khá phổ biến. Mục đích nhằm tăng khả năng nhận biết các phương tiện khi tham gia lưu thông trên đường khi điều kiện thời tiết của những nước này có nhiều sương mù.
Tuy nhiên, lãnh đạo Vụ An toàn giao thông cũng thừa nhận, hiện nay, tại Việt Nam vẫn còn khá nhiều loại xe sử dụng công tắc đèn vì xe chỉ có 2 chế độ pha, cos chứ không phải đèn Daytime Running Light như tại nhiều nước châu Âu. Duy chỉ có một số loại xe nhập về Việt Nam như Honda SH, Honda Lead, Winner X... mới được loại bỏ công tắc đèn nên đèn xe luôn bật sáng bất cứ khi nào xe nổ máy. Bộ GTVT cho rằng, nếu quy định này được thông qua và áp dụng vào thực tế sẽ góp phần tạo ra thay đổi lớn trong thói quen sử dụng đèn xe của người tham gia giao thông ở Việt Nam.
Máy móc và không cần thiết
Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, chuyên gia giao thông , nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội Bùi Danh Liên cho rằng, việc học hỏi kinh nghiệm, mô hình ở nước ngoài trong quá trình xây dựng văn bản luật là rất cần thiết, không chỉ ở nước ta mà tại bất cứ quốc gia nào. Tuy nhiên, nếu bê nguyên mô hình nước ngoài một cách máy móc mà chưa có sự nghiên cứu, đánh giá về tính phù hợp với điều kiện thực tế trong nước sẽ gây ra những hệ lụy rất khó lường. "Kinh nghiệm hay mô hình gì cũng phải có sự tương thích và phù hợp mới áp dụng được. Thực tế đã chứng minh, không ít quy định được các cơ quan soạn thảo luật ở nước ta đưa vào sau khi bê nguyên từ nước ngoài về đều có những bất cập, thậm chí không thể đi vào cuộc sống được" - ông Bùi Danh Liên nói.
Nói cụ thể về đề xuất xe máy phải bật đèn cả ngày mà Bộ GTVT đưa vào trong Dự thảo luật, ông Liên cho rằng, có ít nhất hai vấn đề không phù hợp sẽ tạo ra những bất cập nhãn tiền. Thứ nhất, điều kiện thời tiết nước ta khác với các nước tại châu Âu mà cụ thể là không có sương mù dày đặc như nước bạn. Do đó, việc yêu cầu xe máy bật đèn cả ban ngày để nhận diện là không cần thiết. Mặc dù trên thực tế, một số tỉnh, thành phía Bắc, vào mùa Đông cũng xảy ra hiện tượng sương mù lúc sáng sớm nhưng hiện tượng này không kéo dài. Phần lớn thời gian còn lại trong năm, sương mù không có. "Hiện nay xe máy vẫn là phương tiện giao thông chiếm đa số ở nước ta. Thử tưởng tượng, vào những ngày hè oi nóng như tại Hà Nội bây giờ, hàng triệu xe máy đồng loạt bật đèn ngoài đường thì cái nóng nực, oi bức sẽ còn khủng khiếp đến thế nào?" - ông Liên giả thiết.
Thứ hai, phần lớn xe máy ở nước ta đều không được thiết kế lắp đặt Daytime Running Light để bật đèn cả ngày như các nước châu Âu. Trong khi hệ thống đèn pha, cos không thiết kế để sử dụng với mục đích này. Việc áp bức dùng bóng đèn (theo đề nghị của Bộ GTVT là đèn cos để bật vào ban ngày) sẽ ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ của đèn. "Muốn đúng chuẩn thì không còn cách nào khác ngoài việc thay hệ thống đèn pha, cos bằng đèn Daytime Running Light, mà điều này lại làm thay đổi thiết kế ban đầu của phương tiện và khiến chủ xe thêm tốn kém" - ông Liên phân tích.
Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội đề nghị, nếu Bộ GTVT cho rằng xe lưu thông trên đường cần bật đèn để nhận diện thì nên áp dụng quy định đó với ô tô sẽ khả thi hơn. Bởi lượng ô tô vẫn còn ít hơn rất nhiều so với xe máy, việc bật đèn để nhận diện cũng dễ thực hiện hơn so với xe máy.
Hiện nay quy định mô tô, xe máy phải bật đèn chỉ áp dụng từ 19 giờ hôm trước đến 5 giờ hôm sau. Quy định này được thể hiện trong điểm l, khoản 1, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Trường hợp vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.
Cân nhắc đề xuất mở bến xe sau 0h của Hà Nội Hà Nội đang nghiên cứu mở thêm các tuyến xe khách chạy ban đêm với mục tiêu nhằm giảm ùn tắc, tối đa hoá hiệu quả khai thác các bến xe. Xe khách chạy đêm tạo thuận lợi nhất định cho hành khách và nhà xe nhưng cũng đặt ra hàng loạt vấn đề về tổ chức và giám sát hoạt động, đòi...