Đề xuất vị trí việc làm chuyên ngành Tài chính và định mức biên chế công chức Bộ Tài chính
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Thông tư về vị trí việc làm chuyên ngành Tài chính và định mức biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính.
Theo dự thảo Thông tư, vị trí việc làm chuyên ngành Tài chính thuộc các lĩnh vực: Tài chính, Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Dự trữ Nhà nước, Chứng khoán, Kế toán.
Cơ cấu ngạch công chức chuyên ngành đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo được quy định cụ thể như sau: Tại Vụ thuộc Bộ và Vụ thuộc Tổng cục: từ ngạch chuyên viên cao cấp hoặc ngạch tương đương với ngạch chuyên viên cao cấp trở xuống.
Trong khi đó, tại Cục địa phương: từ ngạch chuyên viên chính hoặc ngạch tương đương với ngạch chuyên viên chính trở xuống. Tại Chi cục: từ ngạch chuyên viên hoặc ngạch tương đương với ngạch chuyên viên trở xuống. Riêng đối với lĩnh vực hải quan từ ngạch chuyên viên chính hoặc ngạch tương đương với ngạch chuyên viên chính trở xuống.
Việc xác định cơ cấu ngạch công chức chuyên ngành thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ và các văn bản liên quan. Các Tổng cục căn cứ quy định và các văn bản liên quan có trách nhiệm xây dựng đề án vị trí việc làm của đơn vị mình gửi về Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Tài chính) để thẩm định.
Video đang HOT
Các Vụ thuộc Bộ có trách nhiệm xây dựng danh mục vị trí việc làm, bản mô tả vị trí việc làm của đơn vị mình gửi về Vụ Tổ chức cán bộ để tổng hợp và thẩm định. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, thẩm định đề án vị trí việc làm của các Tổng cục và tổng hợp, thẩm định vị trí việc làm, bản mô tả vị trí việc làm của các Vụ thuộc Bộ trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định và phê duyệt vị trí việc làm của các Tổng cục và các Vụ thuộc Bộ. Tổng cục trưởng các Tổng cục có trách nhiệm phê duyệt danh mục vị trí việc làm chi tiết đối với từng đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục trên cơ sở Đề án vị trí việc làm của Tổng cục đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
Hồ sơ trình đề án vị trí việc làm bao gồm: Văn bản đề nghị phê duyệt đề án vị trí việc làm; Đề án vị trí việc làm; Bản sao các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị; Quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Dự thảo Thông tư nêu rõ, nội dung đề án vị trí việc làm gồm: Cơ sở pháp lý của việc xây dựng đề án vị trí việc làm; Thống kê và phân nhóm công việc theo chức năng, nhiệm vụ, tính chất, mức độ phức tạp của từng công việc trong đơn vị, cụ thể: số lượng nhóm công việc; nhiệm vụ của từng nhóm công việc; mức độ phức tạp của từng nhiệm vụ thuộc từng nhóm công việc; phạm vi và đối tượng quản lý của từng nhóm công việc; định mức của từng nhóm công việc…
Về điều chỉnh vị trí việc làm trong đơn vị thực hiện trong các trường hợp sau: Đơn vị có sự thay đổi một trong các căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư này; Đơn vị được tổ chức lại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Trình tự, hồ sơ điều chỉnh vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức thực hiện theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Thông tư này kèm theo văn bản của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc điều chỉnh vị trí việc làm.
Ngoài các nội dung về vị trí việc làm, dự thảo Thông tư cũng quy định chi tiết về biên chế công chức của các Tổng cục và các vụ, cục thuộc Bộ. Theo đó, trình tự phê duyệt biên chế công chức hằng năm, Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm hướng dẫn các Tổng cục và các Vụ thuộc Bộ xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm. Các Tổng cục có trách nhiệm xây dựng kế hoạch biên chế công chức hàng năm gửi về Vụ Tổ chức cán bộ để tổng hợp.
Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch biên chế của các Vụ thuộc Bộ và tổng hợp kế hoạch biên chế công chức của các Tổng cục trình Bộ trưởng Bộ Tài chính gửi Bộ Nội vụ.
Trên cơ sở quyết định giao biên chế cho Bộ Tài chính hằng năm của cơ quan có thẩm quyền, Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định giao biên chế hằng năm cho các Tổng cục và các Vụ thuộc Bộ. Tổng cục trưởng các Tổng cục có trách nhiệm giao biên chế cho các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục trên cơ sở chỉ tiêu biên chế đươc giao…
Đề xuất mới về phương pháp xác định các yếu tố hình thành giá cơ sở xăng dầu
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định phương pháp xác định các yếu tố hình thành giá cơ sở xăng dầu.
Ảnh minh họa
Bộ Tài chính cho biết, dự thảo Thông tư được xây dựng trên nguyên tắc kế thừa Thông tư liên tịch số 39/TTLT-BCT-BTC ngày 29/10/2014 của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính quy định về phương pháp tính giá cơ sở. Bên cạnh đó, dự thảo còn bổ sung một số điều cho phù hợp với tình hình kinh doanh xăng dầu trên thị trường Việt Nam hiện nay.
Theo đó, dự thảo Thông tư quy định phương pháp xác định các yếu tố hình thành giá cơ sở xăng dầu có 13 Điều, trong đó có Điều 6, 7, 12 được bổ sung mới so với Thông tư liên tịch số 39/TTLT-BCT-BTC, để phân biệt giữa nguồn xăng dầu nhập khẩu từ nước ngoài về cảng Việt Nam và nguồn trong nước của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu.
Cụ thể, tại Điều 6, dự thảo đã đưa ra phương pháp xác định khoản chi phí về thuế nhập khẩu xăng dầu, trong đó có ghi rõ công thức tính chi phí về thuế nhập khẩu xăng dầu. Các mức thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu được xác định tương ứng với từng nguồn nhập khẩu theo thực tế thống kê từ cơ quan hải quan.
Tỷ trọng sản lượng để xác định khoản chi phí về thuế nhập khẩu trong giá xăng dầu từ nguồn nhập khẩu được xác định bằng sản lượng xăng dầu nhập khẩu tương ứng với từng mức thuế suất thuế nhập khẩu chia (:) cho tổng sản lượng xăng dầu nhập khẩu trong kỳ tính toán.
Tại Điều 7 bổ sung phương pháp xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xăng và mặt hàng xăng sinh học. Việc xác định giá tính thuế TTĐB trong giá cơ sở được căn cứ trên các yếu tố hình thành giá và phân biệt đối với nguồn xăng trong nước và nhập khẩu.
Điều 12 của dự thảo đưa ra phương pháp xác định tỷ trọng (%) sản lượng xăng dầu từ nguồn trong nước và nhập khẩu để tính giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu. Theo đó, sản lượng xăng dầu từ nguồn trong nước để tính tỷ trọng là sản lượng xăng dầu bán ra của các nhà máy lọc dầu trong nước (không bao gồm dung môi, nhiên liệu bay; không bao gồm sản lượng xăng dầu tự dùng và xuất khẩu) trên tổng sản lượng xăng dầu nhập khẩu của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và tổng sản lượng xăng dầu bán ra trong nước của các nhà máy lọc dầu trong nước trong kỳ báo cáo. Trên cơ sở số liệu cung cấp về lượng xăng dầu nhập khẩu của Bộ Tài chính và báo cáo lượng bán xăng dầu trong nước của các thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu, Bộ Công Thương sẽ tính toán, xác định tỷ trọng (%) sản lượng xăng dầu từ nguồn trong nước và nhập khẩu để tính giá cơ sở theo quy định.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Tổng cục Thuế nói gì về quy định thu thuế cho thuê nhà? Cơ quan quản lý Thuế khẳng định cá nhân kinh doanh, bao gồm cả cá nhân cho thuê tài sản có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm sẽ không thuộc diện phải nộp thuế. Tổng cục Thuế vừa có phản hồi về một số quy định liên quan chính sách thuế đối với hoạt động cho thuê nhà tại Thông tư 40/2021 của...