Đề xuất vay 446,6 triệu USD của JICA mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây
Ban quản lý dự án Mỹ Thuận vừa có tờ trình đề xuất dự án đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây hiện đã quá tải – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Theo tờ trình, dự án có mục tiêu đầu tư mở rộng tuyến đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và các công trình trên tuyến với chiều dài khoảng 24km lên 8 làn xe. Riêng cầu Sông Tắc đầu tư lên 10 làn xe, cầu Long Thành lên 9 làn xe (5 làn chiều TP.HCM đi Long Thành và 4 làn chiều ngược lại).
Video đang HOT
Dự án có điểm đầu sau nút giao An Phú thuộc phường An Phú, TP Thủ Đức (TP.HCM), điểm cuối tại vị trí giao dự kiến với cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu tại thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Dự án có sơ bộ tổng mức đầu tư hơn 12.969 tỉ đồng (566,8 triệu USD). Dự án được đề xuất vay vốn ODA của JICA dự kiến là 10.217,5 tỉ đồng (tương đương 446,6 triệu USD), còn vốn đối ứng trong nước gần 2.752 tỉ đồng. Dự kiến, thời gian thực hiện 5 năm sau khi hiệp định vay cho dự án có hiệu lực (từ năm 2021 đến 2025).
Ban quản lý dự án Mỹ Thuận đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét có văn bản gửi Bộ Kế hoạch – đầu tư và Bộ Tài chính về đề xuất dự án đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.
Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây dài 55km đã đầu tư giai đoạn 1, với quy mô 4 làn xe cao tốc, đưa vào khai thác từ năm 2015. Sau 6 năm đưa vào khai thác, tuyến cao tốc này đã quá tải, đặc biệt là các dịp lễ, tết thường xuyên xuất hiện tình trạng kẹt xe.
Nếu không sớm đầu tư mở rộng kịp với thời gian cảng hàng không quốc tế Long Thành đưa vào khai thác (dự kiến năm 2025), tình trạng kẹt xe trên cao tốc này sẽ ngày càng trầm trọng.
Đẩy nhanh tiến độ thi công sân bay Long Thành giai đoạn 1
Ngày 14/9, Văn phòng Chính phủ ban hành Văn bản số 6426/VPCP-CN truyền đạt ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về việc báo cáo tình hình triển khai Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành (tháng 7/2021).
Sơ đồ Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai tập trung đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; rà soát, khắc phục vướng mắc của các dự án thành phần hạ tầng các khu tái định cư, tái lập hạ tầng ngoài ranh giới cảng hàng không.
UBND tỉnh Đồng Nai khẩn trương triển khai toàn bộ dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành bảo đảm tiến độ yêu cầu và hoàn thành giải ngân theo kế hoạch vốn được giao, góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Đồng Nai, để xây dựng sân bay Long Thành, tỉnh sẽ phải thực hiện công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng diện tích đất 5.000 ha. Trong đó, để xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1 cần hoàn thành giải phóng mặt bằng diện tích 2.532 ha (gồm 1.810 ha xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1 và 722 ha đất dự trữ phục vụ giai đoạn 1).
Hiện nay, Đồng Nai đã thực hiện bàn giao đất đợt 1 cho Cảng vụ Hàng không miền Nam với diện tích hơn 1.284 ha, đạt gần 51% diện tích phục vụ dự án giai đoạn 1. Tuy nhiên, theo Bộ Giao thông vận tải, tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng hiện nay vẫn còn chậm.
Theo UBND huyện Long Thành, công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao cho chủ đầu tư xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1 bị chậm chủ yếu do vướng mắc trong việc thực hiện chính sách đền bù, hỗ trợ đối với các trường hợp ủy quyền, cho tặng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy tay... Để đẩy nhanh tiến độ, UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản hướng dẫn UBND huyện Long Thành thực hiện chính sách đền bù, hỗ trợ. Ngoài ra, nhiều khâu trong quá trình giải phóng mặt bằng hiện phải tạm ngưng thực hiện do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Giám sát cam kết giảm lãi, sửa lại chính sách hỗ trợ người vay Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết: NHNN sẽ tăng cường giám sát những cam kết của ngân hàng thương mại (NHTM) trong việc giảm lãi vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài. Các ngân hàng sẽ phải thường xuyên báo cáo với NHNN về vấn đề này. Nhiều ngân hàng hy sinh...