Đề xuất tước bằng lái xe, tăng mức xử phạt với vi phạm nồng độ cồn
Những người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn tùy vào mức độ sẽ bị xử phạt tiền và tước bằng lái xe nhằm giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông.
Cảnh sát giao thông tiến hành đo nồng độ cồn. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam )
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có đề xuất tăng nặng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn có nguy cơ mất an toàn giao thông.
Cụ thể, đối với người điều khiển xe ôtô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất (mức 3), Tổng cục Đường bộ đề xuất phạt tiền từ 34-40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22-24 tháng đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Hiện, Nghị định 46/2016 quy định xử phạt từ 16-18 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 4-6 tháng.
Ở mức vi phạm thấp hơn (mức 2), Tổng cục Đường bộ đề xuất phạt tiền từ 18-20 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 14-18 tháng đối với lái xe có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam-80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam-0,4 miligam/1 lít khí thở. Đối với mức vi phạm này, Nghị định 46 đang quy định phạt tiền từ 7-8 triệu đồng và tước bằng lái xe 3-5 tháng.
Video đang HOT
Với mức thấp nhất (mức 1), khi tài xế có nồng độ cồn dưới 50 miligam hoặc dưới 0,25 miligam/1 lít khí thở mức phạt được giữ nguyên như đã quy định trong Nghị định 46 (phạt tiền từ 2-3 triệu đồng và tước bằng lái xe1-3 tháng).
Đối với người điều khiển môtô, mức xử phạt được Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề xuất tăng nặng ở mức 3 là xử phạt từ 7-8 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 22-24 tháng. Hiện, hành vi này Nghị định 46 quy định xử phạt từ 3-4 triệu đồng và tước bằng lái xe 3-5 tháng.
Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Chỉ thị về việc tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm liên quan đến việc sử dụng rượu, bia khi làm nhiệm vụ, điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Theo đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với Vụ An toàn giao thông và các đơn vị liên quan trong quá trình xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; nghiên cứu tăng mức xử phạt đối với một số nhóm hành vi vi phạm có nguy cơ cao gây mất an toàn giao thông, đặc biệt là người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép.
Tổng cục Đường bộ phối hợp với Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo lực lượng công chức thanh tra giao thông, Thanh tra giao thông của Sở Giao thông Vận tải tăng cường kiểm tra người điều khiển phương tiện trước khi xuất bến tại các bến xe, đầu nguồn hàng; xử lý nghiêm theo quy định đối với các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, đặc biệt là người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép khi điều khiển phương tiện.
Ngoài ra, các đơn vị nêu trên phối hợp chặt chẽ với Cảnh sát giao thông xử lý đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông./.
Theo Việt Hùng (Vietnam )
Lập danh sách nhà thầu chây ì trong việc bảo hành
Đây là nội dung được nêu trong văn bản Bộ Giao thông vận tải gửi đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, các Sở Giao thông vận tải, nhà đầu tư BOT trên Quốc lộ 1 (QL1) về việc thực hiện nghiêm túc trách nhiệm bảo hành, bảo trì đảm bảo an toàn giao thông thông suốt tại các dự án đầu tư xây dựng mở rộng QL1.
Bộ Giao thông vận tải cũng yêu cầu phải đánh giá những nhà thầu chậm trễ về lịch sử không hoàn thành hợp đồng đối với dự án do Bộ Giao thông vận tải quản lý khi tham gia dự án tiếp theo. Ảnh: Internet.
Theo Bộ Giao thông vận tải, trong thời gian vừa qua, khu vực miền Trung, đặc biệt là các tỉnh từ Bình Định đến Khánh Hòa xảy ra mưa lớn kéo dài, một số đoạn tuyến trên Quốc lộ 1 xảy ra hiện tượng ngập lụt, phát sinh hư hỏng mặt đường (qua tỉnh Phú Yên, Bình Định,..).
Tuy nhiên, một số chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, nhà đầu tư không tổ chức, chỉ đạo khắc phục kịp thời gây mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà đầu tư chỉ đạo nhà thầu thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời trách nhiệm bảo hành, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, phát hiện xử lý kịp thời các phát sinh hư hỏng trong quá trình khai thác đối với khu vực có thời tiết bất lợi, khẩn trương thực hiện dặm vá ổ gà, bảo đảm giao thông bước 1, khi điều kiện thuận lợi sửa chữa, khắc phục triệt để bảo đảm tuyệt đối an toàn giao thông.
Trong quá trình sửa chữa, phải bố trí đầy đủ các hệ thống báo hiệu giao thông, hướng dẫn điều khiển giao thông thông suốt và an toàn.
Đối với công tác sửa chữa, khắc phục hậu quả bão lũ, đảm bảo giao thông bước 1, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, nhà đầu tư phối hợp với địa phương và đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ, trực tiếp ký hợp đồng với đơn vị sửa chữa đường bộ tại địa phương để kịp thời khắc phục, kinh phí sửa chữa lấy từ nguồn kinh phí bảo hành công trình.
Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải cũng yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà đầu tư... tổng hợp kịp thời danh sách những nhà thầu vi phạm hợp đồng, chậm trễ, chây ì... không hoàn thành trách nhiệm bảo hành công trình, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xử lý theo quy định.
Đặc biệt, Bộ Giao thông vận tải cũng yêu cầu phải đánh giá những nhà thầu chậm trễ theo Luật Đấu thầu về lịch sử không hoàn thành hợp đồng đối với dự án do Bộ Giao thông vận tải quản lý khi tham gia dự án tiếp theo.
Theo HQ Online
Thu phí tự động không dừng tại các tuyến đường địa phương quản lý Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương; các Sở Giao thông vận tải về việc triển khai thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng trên các tuyến đường do địa phương quản lý. Ảnh minh họa Theo đó,...