Đề xuất tiền công cao gấp đôi lương cho người làm chứng tại tòa
Dự thảo Nghị định định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng nêu rõ, người làm chứng tại phiên tòa hình sự, dân sự, hành chính có thể nhận lương bằng 200% mức lương cơ sở theo ngày.
Dự thảo Nghị định do Bộ Tài chính xây dựng, đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi các cơ quan liên quan, chuyên gia và người dân.
Cụ thể, tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất cách tính tiền lương cho người làm chứng theo số ngày thực tế tham gia phiên tòa, phiên họp và các hoạt động tố tụng khác giải quyết vụ án hình sự, vụ việc dân sự, vụ việc hành chính. Mức thù lao, tiền công cho việc làm chứng tại phiên họp giải quyết vụ việc và các hoạt động tố tụng khác thấp hơn so với việc làm chứng tại phiên xét xử.
Người làm chứng tại phiên họp giải quyết vụ việc dân sự, vụ việc hành chính và các hoạt động tố tụng khác giải quyết vụ án hình sự, được hưởng chế độ tiền lương, thù lao cho người làm chứng bằng 50% mức chi phí đối với người làm chứng, người phiên dịch khi tham gia phiên tòa.
Tiền lương áp dụng trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập hoặc do Tòa án triệu tập theo yêu cầu của đương sự đối với người thực hiện giám định, người thực hiện định giá tham gia phiên tòa giải quyết vụ án hình sự, vụ việc dân sự, vụ việc hành chính với vai trò người làm chứng. Mức tiền lương cho người làm chứng được hưởng bằng 200% mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, tính theo ngày lương do Nhà nước quy định.
Trong trường hợp không được hưởng lương, người làm chứng cũng được trả thù lao khi làm chứng tại tòa.
Trong trường hợp không được hưởng tiền lương như quy định, Bộ Tài chính cũng đề xuất, người làm chứng tham gia phiên tòa giải quyết vụ án hình sự, vụ việc dân sự, vụ việc hành chính được hưởng thù lao. Mức thù lao được tính bằng 100% mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, tính theo ngày lương do Nhà nước quy định.
Tương tự, mức tiền công, thù lao đối với người phiên dịch (dịch nói và dịch tài liệu bằng tiếng nước ngoài) cũng được quy định. Cơ quan soạn thảo Nghị định đề xuất áp dụng quy định hiện hành về mức chi phí dịch thuật trong chế độ chi tiêu, tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam và chi tiêu tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.
Tiền công đối với người phiên dịch cũng được tính bằng 200% mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định (tính theo ngày lương).
Ngoài ra, người làm chứng, người phiên dịch còn được thanh toán chi phí đi lại, chi phí lưu trú và các chi phí khác theo quy định.
Video đang HOT
Dự thảo nêu rõ, khi kết thúc công việc làm chứng, phiên dịch được triệu tập tại phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ án hình sự, vụ việc hành chính và dân sự, người làm chứng, người phiên dịch gửi Hồ sơ đề nghị thanh toán đến cơ quan tiến hành tố tụng để tiến hành thủ tục thanh toán chi phí.
Trong thời hạn tối đa là 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ giấy đề nghị theo quy định, căn cứ vào kết quả xác định chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch và ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có), cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm thanh toán chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch.
Đối với công tác giám định, Bộ Tài chính đồng ý chi tiền lương, tiền thù lao cho cán bộ giám định theo ngày hoặc theo tổng số giờ người đó thực hiện công việc giám định theo yêu cầu của cơ quan tố tụng để giải quyết vụ án, vụ việc. Hoạt động giám định cũng được tính chi phí khấu hao máy móc, phương tiện, vật tư tiêu hao cũng như các chi phí sử dụng dịch vụ khác.
Tiền lương, thù lao chi trả cho người thực hiện công tác định giá được đề xuất cùng mức áp dụng với cán bộ giám định.
Theo Dantri
Nỗi thống hận của người mẹ giao nhầm con cho "quỷ râu xanh"
Chỉ vì quá chủ quan, tin người một cách thái quá, chị M không ngờ đã đặt lòng tin không đúng chỗ, giao nhầm con cho một kẻ bất nhân, để rồi nỗi đau chỉ riêng mình bé P phải gánh chịu...
Ngồi trên dãy ghế dành cho bị hại là một đứa trẻ mới được 6 tuổi 4 tháng 22 ngày. Vẻ ngây thơ, hồn nhiên còn hiện rõ trên nét mặt bé gái bất hạnh này. Trước giờ xét xử, cô bé vô tư ngồi thu mình trên tay người mẹ và ăn bánh ngọt một cách ngon lành trước bao ánh mắt xót xa của những người có mặt trong khán phòng.
Kẻ đồi bại Lô Văn Quyết tại phiên tòa.
Trước giờ xét xử, Lô Văn Quyết (SN 1981, trú tại bản Đôn Phạt, xã Cắm Muội, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) ngồi thu mình trên chiếc ghế dành cho bị cáo, chưa một lần quay mặt xuống dưới khán phòng. Có lẽ hắn đang sợ, sợ những ánh mắt trách móc của mọi người, sợ phải nhìn thấy những giọt nước mắt của người vợ tần tảo, sợ đối diện với sự thật.
Quyết gầy rộc đi từ ngày bị bắt, khuôn mặt đen sạm, đôi mắt thâm quầng vì mất ngủ. Cũng chính giờ này cách đây 4 tháng, Quyết đang được sum vầy với vợ con bên mâm cơm đạm bạc sau khi kết thúc một buổi làm việc miệt mài trên nương sắn...
Vốn sinh ra trong một gia đình nghèo khó lại đông anh em nên Quyết sớm phải nghỉ học để theo chân cha mẹ lên nương rẫy. Khi trưởng thành, khác với những trai bản đua nhau đi làm ăn xa, Quyết lại quanh quẩn bên nhà, ngày bám chặt nương rẫy, tối về lại cùng đám bạn tụ tập hẹn hò để chờ đến tuổi lấy vợ. 20 tuổi, Quyết đã có vợ đẹp, rồi 2 đứa con ngoan, xinh xắn lần lượt chào đời.
Lô Văn Quyết được người dân trong bản biết đến là một người khéo léo, sống vui vẻ hòa đồng, thân thiện với mọi người. Sau khi có vợ, cả gia đình chỉ sống nhờ vào rẫy sắn, bãi ngô, phần của cha mẹ Quyết để lại. Dù khó khăn là vậy nhưng người trong bản chưa bao giờ thấy vợ chồng Quyết to tiếng với nhau. Quyết luôn hoàn thành nhiệm vụ là một người trụ cột trong gia đình, hàng ngày cùng vợ lên rẫy, tối về lại quay quần bên 2 đứa con thơ.
Vậy mà, chỉ vì dục vọng đê hèn, Quyết đã làm mọi thứ đã thay đổi. Bộ quần áo lao động của một người đàn ông chăm chỉ đã bị thay thế bằng bộ trang phục của kẻ phạm nhân. Quyết đã đánh mất tất cả, sự tin yêu của vợ con, làng bản, mái ấm của một gia đình. Ngay cả cái quyền được sống tự do như những công dân bình thường khác, được làm chồng, làm cha một cách đúng nghĩa cũng không còn. Giờ đây, tương lai của Quyết là ngồi thu mình trong bốn bức tường trắng của nhà lao cùng bao nỗi dằn vặt gánh nhận hậu quả "hiếp dâm trẻ em" mà hắn đã gây nên.
Do quen biết với gia đình chị V.T.M (ngụ tại bản Luống, xã Mường Nọoc, huyện Quế Phong) nên sáng ngày 11.5.2013, một người bạn đã rủ Quyết đến nhà chị M chơi. Tại đây, với tính hòa đồng cộng với tài ăn nói khôn khéo nên mới lần đầu nói chuyện, hai bên đã như quen biết từ thuở nào. Tin tưởng Quyết, chị M đã nhờ Quyết ở lại nhà trông giúp con gái chị là cháu H.T.M.P (SN 2006) để chị M cùng bạn đi Nghĩa Đàn (Nghệ An) khám bệnh.
Sau khi tiễn chị M cùng bạn ra khỏi nhà, Quyết nằm xem tivi. Đến khoảng 10h cùng ngày, khi thấy bé P đang nằm trên giường, thú tính trỗi dậy, Quyết bảo bé P đến nằm bên cạnh. Sau đó, ngay trên chiếc ghế của gia chủ mới quen, Quyết lột quần áo bé P rồi cố tình thực hiện hành vi hãm hiếp. Sau khi hãm hại bé P, Quyết không quên đe dọa nếu mách cho người khác biết chuyện thì sẽ bị giết chết. Đe dọa đứa trẻ xong, Quyết lại nằm ngay ngắn trên ghế rồi giả vờ ngủ.
Sau khi khám bệnh xong, chị M trở về nhà, Quyết cùng bạn vui vẻ ở lại dùng bữa cơm chiều thân mật cùng gia đình chị M theo lời mời. Ăn xong, Quyết ra về một cách bình thường như không có chuyện gì xảy ra.
Tối đến, chị M tắm rửa cho con gái và phát hiện bé P có nhiều biểu hiện lạ nên đã tra hỏi. Tuy nhiên, vì sợ lời đe dọa của Quyết nên bé P không chịu nói. Sáng hôm sau, thấy vùng kín của con gái bị sưng tấy, chị M lại thuyết phục con. Chị đã tá hỏa khi nghe con gái của mình kể lại hành vi mà Quyết đã gây ra...
Cô bé P vô tư trước bao ánh mắt xót xa của những người có mặt trong khán phòng.
Khoác trên mình bộ đồng phục của học sinh tiểu học, ngồi trên chiếc ghế dành cho người bị hại, bé P thu mình bên cạnh mẹ. Vẻ hồn nhiên, vô tư hiện rõ trên những nụ cười, qua cách ăn vội chiếc bánh ngọt một cách ngon lành. Bé P khoe đây là lần đầu tiên được nghỉ học để theo mẹ xuống thành phố chơi, lâu lắm bé mới được uống nhiều sữa như vậy...
Suốt buổi diễn ra phiên tòa, bé P nhìn trước ngó sau rồi gặng hỏi mẹ. Những câu hỏi quá đỗi vô tư đến tội nghiệp. Nhìn cô bé, không ai trong khán phòng khỏi quặn lòng khi nghĩ đến nỗi đau bé P đang phải chịu đựng, sự ám ảnh sau này bé phải trải qua. Rồi sau này khi đã đủ nhận thức, bé P sẽ phải đối diện với nỗi đau quá khứ như thế nào(!?).
Được biết, vợ chồng chị M sinh được 2 người con, cháu P là con thứ 2 trong gia đình. Khi bị Lô Văn Quyết hại đời, P mới chỉ là một đứa trẻ 6 tuổi 4 tháng 22 ngày, mới vừa chập chững bước vào lớp 1. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, ngoài thu nhập chính nhờ vào miếng rẫy của ông bà nội để lại để trồng sắn, tỉa ngô. Để có tiền trang trải nợ nần và cho con ăn học, anh H.V.H (bố bé P) phải thường xuyên xa gia đình vào tận Tây Nguyên làm phụ hồ trong các công trình xây dựng.
Sự việc đau lòng xảy ra với bé P đối với chị M là một cú sốc lớn, suốt thời gian dài, chị M luôn thống hận kẻ đồi bại, dằn vặt, trách móc bản thân. Chỉ vì quá chủ quan, tin người một cách thái quá, chị M không ngờ đã đặt lòng tin không đúng chỗ, giao nhầm con cho một kẻ bất nhân, để rồi nỗi đau chỉ riêng mình bé P phải gánh chịu.
"Qua cách nói chuyện, tôi cứ nghĩ Quyết là người thật thà nên khi có việc cần đi gấp, trong nhà lại không có ai, tôi đã đặt lòng tin vào chú ấy. Con gái của Quyết còn lớn tuổi hơn con gái của tôi, vậy mà tại sao khi giở trò đồi bại với đứa trẻ, Quyết lại không nghĩ đến nỗi đau nếu như con gái của mình cũng sẽ bị người khác làm hại. Mỗi khi về nhà, nhìn thấy chiếc ghế mà tên bất nhân đã hãm hại con, lòng tôi lại quặn thắt", chị M buồn đau tâm sự.
Đứng trước vành móng ngựa, biện minh cho hành vi của mình, Lô Văn Quyết ấp úng nói vì thiếu hiểu biết nên không biết việc làm của hắn là trái với pháp luật(!?). Chỉ sau khi nghe HĐXX nêu rõ tội ác thì khi đó, Quyết mới cúi đầu nhận tội.
Trong giờ nghị án, Quyết cố gắng đảo mắt về cuối khán phòng, nơi có vợ con y đang ngồi như để thỏa lòng mong nhớ. Khoảng cách hiện tại của Quyết với vợ con chỉ cách nhau vài bước chân nhưng nó lại bị ngăn cách bởi bức tường của pháp luật.
Chỉ vì dục vọng đê hèn, Quyết đã xem thường đạo lý, bất chấp pháp luật, hãm hại ngay cả một đứa trẻ đáng tuổi con mình. Để rồi giờ đây, thứ mà hắn nhận được không gì khác ngoài những tháng ngày dài đằng đẵng trong ngục tù. Mắt hắn đã nhòa đi khi thấy người vợ tảo tần ngồi cạnh 2 đứa con. Thỉnh thoảng lại lau vội những giọt nước mắt, đôi mắt đỏ hoe ấy cứ nhìn hắn một cách xót xa.
Phiên tòa kết thúc, mặc dù Lô Văn Quyết bị cơ quan chức năng còng tay dẫn về trại giam, nhưng những người có mặt tại phiên tòa vẫn ngồi đó, thở dài. Họ vừa quặn lòng khi chứng kiến cảnh vợ của bị cáo tay bồng, tay dắt 2 đứa con cố gắng len lỏi qua vào đám đông để được nhìn thấy chồng, để cho cha con được đoàn tụ dù chỉ trong giây phút. Họ trách và oán giận Quyết, chỉ vì một phút không kiềm chế được bản thân, Quyết đã nhẫn tâm hại đời một đứa trẻ vừa lên 6 tuổi.
Sau khi thỏa mãn dục vọng đê hèn, Quyết phải xa rời mái ấm, rời xa bếp lửa bập bùng trong căn nhà sàn, rời xa 2 đứa con thơ. Quyết sẽ phải đối diện với bản án thích đáng mà hắn đã gây nên. Nhưng quan trọng hơn là bản án lương tâm sẽ theo đuổi Quyết suốt cả cuộc đời.
Xót xa thay khi nhìn thấy bé P. vui vẻ cười nói bên mẹ, nắm lấy tay mẹ kéo đi như muốn chị M dẫn đi nơi khác chơi. Bé P còn quá nhỏ hiểu được những gì đang diễn ra với mình, quá nhỏ để hiểu được nỗi đau mình đang phải gánh chịu...
Theo Gia đình & Cuộc sống
Mâu thuẫn tiền công, ông chủ kéo côn đồ đến "xử" công nhân Xảy ra mâu thuẫn khi tính tiền làm công, anh Thọ liền bị ông chủ kéo đám côn đồ cầm theo hung khí đến tận phòng trọ "xử đẹp". Bị đánh "hội đồng" nam công nhân này gục tại chỗ, phải nhập viện cấp cứu. Hai đối tượng trong nhóm côn đồ bị bắt giữ Ngày 26/9, cơ quan CSĐT công an thị...