“Đề xuất tịch thu xe không giống chuyện… ‘trảm’ nhà thầu!”
Giả sử cùng vi phạm ở nồng độ cồn như nhau và đều chưa gây tai nạn, có người bị tịch thu cả chiếc xe 30 tỷ, có người đi xe cũ nát lại chỉ mất vài triệu. Vậy có công bằng không?
Luật sư Phan Hữu Thư, nguyên Giám đốc Học viện Tư pháp đã đặt vấn đề như vậy tại hội thảo “Tịch thu phương tiện, pháp lý và thực tiễn” diễn ra tại Hà Nội ngày 11/3, do Trung tâm Truyền thông Giáo dục cộng đồng (MEC) tổ chức.
Ông Thư cho rằng, việc nâng chế tài xử phạt nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật pháp của người dân là đúng, song cũng cần cân nhắc đến bảo đảm tính công bằng xã hội.
“Giả sử cùng vi phạm ở nồng độ cồn như nhau và đều chưa gây tai nạn, có người bị tịch thu cả chiếc xe 30 tỷ, có người đi xe cũ nát lại chỉ mất vài triệu. Vậy có công bằng không?”, ông Thư đặt câu hỏi.
Cũng theo ông Thư, việc xử phạt xe không chính chủ, có ý kiến cho rằng sẽ xử lý theo nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự, tức là người vi phạm phải có trách nhiệm bồi thường cho chủ sở hữu xe.
“Lý thuyết là vậy nhưng khi đưa vào thực hiện mới thấy rắc rối. Nếu chiếc xe đó là 30 tỷ đồng. Người lái xe thuê vi phạm sau đó xe bị tịch thu. Nhưng anh ta chỉ là người làm công thôi thì làm sao để có 30 tỷ bồi thường?”, ông Thư nói.
Bên cạnh đó, ông Thư cũng cho rằng Ủy ban an toàn giao thông quốc gia nên rà soát lại xem đề xuất trên có ảnh hưởng đến các chính sách khác không, ví dụ như chính sách xóa đói giảm nghèo.
“Cả nhà cố gắng thoát nghèo mãi mới có cái xe 3 triệu đồng để làm ăn. Xong chỉ vì hai ly cuốc lủi rồi bị tịch thu xe, thế là lại đưa cả nhà về cái nghèo ban đầu. Điều đó cũng cần xem xét đến”, ông Thư nói.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Không giống chuyện… “trảm” nhà thầu
Ông Thư khẳng định ý kiến về đề xuất tịch thu phương tiện của ông không mang tính “bàn lùi”, ngược lại ông rất ủng hộ phải có chế tài mạnh để răn đe.
Nhưng chế tài mạnh như thế nào? Có nên tịch thu xe không hay chỉ phạt nặng? Có nên áp dụng tịch thu phương tiện đối với những người mới vi phạm lần đầu chưa gây hậu quả không?… Tất cả đều cần được cân nhắc.
“Vì đề xuất tịch thu xe sẽ không giống như ở công trường, không phải cứ yếu kém là thay thế được, mà nó liên quan đến cả vài chục triệu người dân. Dân tình bức xúc luật sẽ khó đi vào cuộc sống”, ông Thư nói.
Tuy nhiên theo ông Nguyễn Sỹ Cương – Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Quốc hội: Sự công bằng xã hội không phải nằm ở giá trị cái xe. Anh lái xe 3 tỷ mà đâm chết 1 người thì cũng bằng với anh đi công nông đâm chết 1 người.
“Tôi đồng tình thể chế hóa phải đồng bộ với mọi chính sách những cũng cần phải tính toán xem cái gì cần ưu tiên trước. “Xóa đói giảm nghèo quan trọng, nhưng cứ để vi phạm an toàn giao thông loạn cả lên thì không được”, ông Cương nhấn mạnh.
Ông Cương cho biết, hiện nay tình trạng vi phạm an toàn giao thông tràn lan và không có đầy đủ từ ngữ gì có thể miêu tả đầy đủ tình trạng đó. Luật pháp cần có những chế tài mạnh mẽ như tịch thu phương tiện để nâng cao hơn ý thức mỗi người.
Cũng theo ông Cương, Luật quy định xử phạt hành chính nêu rõ được phép tịch thu phương tiện khi chủ thể gây hiệu quả nghiêm trọng và do lỗi cố ý.
“Một khi đã uống rượu bia mà điều khiển phương tiện thì phải khẳng định đó là hành vi nghiêm trọng, vì khi ra đường trong trạng thái say xỉn, anh có thể giết chết 1 người hoặc nhiều người. Như vậy không là nghiêm trọng hay sao?”, ông Cương nói.
Theo NTD
Công bố 10 đường dây nóng về TTATGT dịp Tết dương lịch 2015
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia vừa công bố 10 số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận và giải quyết thông tin phản ánh về hoạt động vận tải, tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) dịp Tết Dương lịch 2015.
Theo tin tức từ báo Giao thông vận tải, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết, Uỷ ban ATGT Quốc gia mở 10 đường dây nóng tiếp nhận thông tin đảm bảo TTATGT trong dịp nghỉ Tết Dương lịch 2015. Qua đó,người dân có thể phản ánh tới các cơ quan chức năng những vi phạm của nhà xe để được giải quyết kịp thời.
Ảnh minh họa.
Cụ thể, các số điện thoại đường dây nóng như sau:
Uỷ ban ATGT Quốc gia: 0989088719, 0917577777, 0995918666.
Bộ GTVT: 0912379753, 0903474737, 0913209741.
Tổng cục Đường bộ VN: 0916908085, 09134332383, 0917908085.
Cục CSGT Đường bộ - đường sắt: 069.42608
Do đợt nghỉ Tết dương lịch 2015 năm nay, người dân sẽ được nghỉ 4 ngày, do đó nhu cầu đi lại sẽ tăng cao. Tình trạng tăng giá cước, nhồi nhét khách có thể sẽ tái diễn. Qua đường dây nóng, người dân cần phản ánh thông tin chính xác, nếu lưu lại được bằng chứng (ghi âm, hình ảnh cuống vé...) sẽ giúp các lực lượng chức năng có cơ sở giải quyết nhanh, kịp thời các vi phạm.
Xem thêm clip: Huy động thêm 3.400 lượt xe phục vụ khách dịp Tết.
Năm trước, nhiều trường hợp nhà xe tăng giá, chở quá số lượng người trên các tuyến Thanh Hoá, Điện Biên, Tuyên Quang đã được xử lý nghiêm qua thông tin phản ánh từ đường dây nóng.
Được biết, trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 2620/CĐ-TTg về việc Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Mùi và Lễ hội Xuân 2015, trong đó yêu cầu các cơ quan chức năng, đơn vị vận tải, doanh nghiệp tăng cường năng lực vận tải, kiểm soát, xử lý vi phạm...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc, các Sở Giao thông Vận tải địa phương có phương án tăng cường năng lực vận tải, đảm bảo an toàn kỹ thuật phương tiện, tăng cường kiểm soát, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tiêu cực trong hoạt động vận tải; xử lý dứt điểm tệ nạn chèn ép, sang nhượng hành khách, tăng giá vé và cước vận tải trái quy định...
Theo NTD
Năm 2014, gần 9.000 người tử vong vì tai nạn giao thông Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, năm 2014, toàn quốc xảy ra hơn 25.300 vụ tai nạn giao thông khiến gần 9.000 người tử vong. Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, năm 2014, tai nạn giao thông tiếp tục giảm ở cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết và số người bị thương). Cụ...