Đề xuất thực nghiệm để chứng minh hành vi phạm tội của cựu điều tra viên
Theo Thượng tá Đào Trung Hiếu, có thể thực nghiệm điều tra theo lời khai của bị cáo Hoàng Văn Hưng (cựu Trưởng phòng 5, Cơ quan ANĐT, Bộ Công an) về khả năng chứa đựng số rượu trong chiếc cặp bị cáo Tuấn đã đưa.
Trong 54 bị cáo vụ “chuyến bay giải cứu”, dư luận khá quan tâm đến bị cáo Hoàng Văn Hưng, cựu điều tra viên, bị kết tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong phiên xét xử, bị cáo Hưng không thừa nhận hành vi phạm tội như cáo buộc.
Thượng tá Đào Trung Hiếu (chuyên gia tội phạm học – Bộ Công an) trao đổi với PV VietNamNet về vụ việc. Ảnh T.H.
Trao đổi với PV VietNamNet, Thượng tá Đào Trung Hiếu (chuyên gia tội phạm học, Bộ Công an) cho biết: Bị cáo không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội. Bị cáo Hưng đã thực hiện quyền tự bào chữa của mình, bằng việc liên tục kêu oan, kiên quyết phủ nhận đã nhận số ngoại tệ do bị cáo Nguyễn Anh Tuấn, cựu Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội chuyển trong chiếc cặp đen, cho rằng thứ nhận được chỉ là 4 chai rượu.
Theo Thượng tá Đào Trung Hiếu, tình tiết này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định đến số phận của bị cáo. Vì nếu không chứng minh được trong cặp là ngoại tệ thì bị cáo Hưng không phạm tội như cáo buộc.
Là người có gần 20 năm trực tiếp thụ lý điều tra nhiều vụ án hình sự phức tạp với vai trò điều tra viên, Thượng tá Hiếu cho biết, việc chứng minh vật chứa đựng trong chiếc cặp là rượu hay là tiền thực sự khó khăn.
Ông nói: “Về nội dung khai báo trước tòa của bị cáo Hưng, tôi thấy anh ta thể hiện là người có trình độ, am hiểu sâu về pháp luật. Đặc biệt là rất tinh quái khi thừa nhận ngay những tình tiết đã rõ, có tài liệu chứng minh. Đó là việc nhận chiếc cặp từ bị cáo Tuấn.
Tuy nhiên, đến chi tiết mấu chốt của vấn đề đó là trong cặp chứa gì thì anh ta kiên quyết phủ nhận đó là tiền. Bởi trong cặp có gì thì chỉ có 2 người biết, đó là bản thân bị cáo và bị cáo Tuấn.
Bị cáo Hoàng Văn Hưng (thứ 2 từ trái qua) tại tòa. Ảnh CTV
Khi lời khai của 2 người mâu thuẫn với nhau, không có các chứng cứ bổ trợ để chứng minh thì việc xác quyết về “chất liệu” của thứ để trong cặp là rất khó khăn. Cho dù các tài liệu bổ trợ có nhiều thế nào đi chăng nữa, nhưng nếu thiếu chứng cứ xác định chính xác trong cặp là tiền thì rất khó kết tội.
Chúng tôi thường nói với nhau rằng trong những tình huống tài liệu 1-1, nghĩa là chỉ có 2 người biết sự việc mà không có tài liệu bổ trợ thì việc còn ý kiến khác nhau là rất dễ xảy ra và thường khiến “người ở giữa” thật khó phân xử.
Vẫn theo ông Hiếu, nhiều người có niềm tin rằng bên trong chiếc cặp nói trên là tiền, nhưng bị cáo phủ nhận điều này và khai quà bị cáo Tuấn đưa là 4 chai rượu. Để xác định sự thật, HĐXX có thể làm rõ tại phiên tòa về “hành trình” của 4 chai rượu theo lời khai của bị cáo.
Cụ thể, như bị cáo đã khai dùng rượu mời các bác sĩ để cảm ơn đã điều trị Covid-19 cho mình. Cần làm rõ họ là ai, sự việc tiếp đãi cảm ơn ở đâu, có các tài liệu nào chứng minh, trích xuất camera tại điểm đó để kiểm tra. Nếu không thu được các tài liệu này, có thể bác các lời khai tại phiên tòa của bị cáo.
Chưa kể có thể thực nghiệm điều tra theo lời khai của bị cáo về khả năng chứa đựng số rượu trong chiếc cặp bị cáo Tuấn đã đưa. Hiện có dữ liệu camera ghi lại kiểu dáng, kích cỡ của chiếc cặp này, nên việc sử dụng vật tương tự cùng loại để thực nghiệm là điều khả thi.
“Hiện nay, khi chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của tòa án thì bị cáo vẫn chưa được coi là có tội. Quyền tự bào chữa của bị cáo đã được tòa án tôn trọng. Với những gì đã diễn ra tại phiên tòa, có thể thấy HĐXX đang bám sát kết quả tranh tụng công khai để có thể đưa ra các phán quyết chính xác về sự việc”, Thượng tá Đào Trung Hiếu nhận định.
Vụ 'chuyến bay giải cứu': Kiến nghị mở rộng điều tra phi vụ 'chạy án' 61 tỉ
Trong vụ "chuyến bay giải cứu", đại diện viện kiểm sát khẳng định cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng, thông qua cựu Phó giám đốc Công an TP.Hà Nội, đã gợi mở phi vụ "chạy án" để lừa đảo 800.000 USD.
Sáng 17.7, trong phần luận tội vụ án "chuyến bay giải cứu", đại diện viện kiểm sát đề cập tới phi vụ "chạy án" hơn 61 tỉ đồng.
4 bị cáo có liên quan, gồm: Nguyễn Anh Tuấn, cựu thiếu tướng, cựu Phó giám đốc Công an TP.Hà Nội; Hoàng Văn Hưng, cựu Trưởng phòng 5, Cục An ninh điều tra, Bộ Công an, cựu điều tra viên chính thụ lý vụ án "chuyến bay giải cứu"; Lê Hồng Sơn, cựu Tổng giám đốc Công ty Bluesky; Nguyễn Thị Thanh Hằng, cựu Phó tổng giám đốc Công ty Bluesky.
Đại diện viện kiểm sát đề nghị mức án đối với các bị cáo trong vụ "chuyến bay giải cứu". Ảnh TRẦN PHAN
Vụ 'chuyến bay giải cứu': Kiến nghị điều tra trách nhiệm Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên
Đủ căn cứ kết tội cựu điều tra viên
Theo viện kiểm sát, để trốn tránh bị xử lý hình sự trong vụ án "chuyến bay giải cứu", các bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng và Lê Hồng Sơn đã nhờ ông Nguyễn Anh Tuấn tìm người giúp đỡ. Ông Tuấn sau đó kết nối để các bị cáo Hằng và Hưng nhiều lần gặp nhau tại nhà riêng của ông Tuấn.
Do tin tưởng bị cáo Hưng có thể lo lót cho mình không bị xử lý hình sự, các bị cáo Hằng và Sơn đã nhiều lần đưa tiền cho ông Tuấn, với tổng cộng 2,65 triệu USD (tương ứng hơn 61 tỉ đồng), để ông Tuấn đưa cho bị cáo Hưng.
Quá trình điều tra và xét xử, 3 bị cáo Hằng, Sơn và Tuấn thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội. Các lời khai này phù hợp với nhau về thời gian, địa điểm, lý do bị cáo Hằng và Hưng gặp nhau.
Riêng với bị cáo Hưng, người này không thừa nhận cáo buộc, nhiều lần kêu oan. Kiểm sát viên cho biết, khi còn là Trưởng phòng 5 và điều tra viên chính thụ lý vụ án "chuyến bay giải cứu", bị cáo Hưng đã nhiều lần gặp bị cáo Hằng, hướng dẫn Hằng tự thú, hướng dẫn các bị Hằng và Sơn thống nhất nội dung khai báo theo hướng bà Hằng sẽ nhận hết trách nhiệm còn ông Sơn không liên quan.
Sau khi bị điều chuyển công tác, dù không còn nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến vụ án, nhưng bị cáo Hưng vẫn nhiều lần gặp bị cáo Hằng, cung cấp thông tin liên quan đến vụ án liên quan đến bà Hằng và ông Sơn, hứa hẹn sẽ lo cho cả hai không bị xử lý, đồng thời hướng dẫn cách thức khai báo khi làm việc với điều tra viên.
Bị cáo Hưng còn đưa ra các lý do không đúng thực tế (ví dụ chi tiền cho các cơ quan tố tụng để không xử lý Hằng và Sơn, Hưng vẫn kiểm soát tình hình vụ án, vẫn chỉ đạo điều tra, báo cáo chủ trương xử lý vụ án...), để bà Hằng chi thêm tiền. Cả bị cáo Hằng và Tuấn đều xác nhận việc này.
Dù cựu điều tra viên không thừa nhận hành vi phạm tội, tuy nhiên căn cứ kết quả điều tra, thực nghiệm, lời khai của những người liên quan và quá trình thẩm vấn, đại diện viện kiểm sát khẳng định có đủ căn cứ cho thấy bị cáo Hưng đã nhận 800.000 USD của bị cáo Hằng thông qua bị cáo Tuấn, rồi chiếm đoạt số tiền này.
Bị cáo Hoàng Văn Hưng (áo trắng), cựu Trưởng phòng 5, Cục An ninh điều tra, Bộ Công an. Ảnh TRẦN PHAN
Vụ 'chuyến bay giải cứu': Đề nghị tử hình cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế
Bí ẩn về 435 cuộc gọi giữa 2 cựu "sếp" công an
Vẫn theo viện kiểm sát, khi có việc, bị cáo Hoàng Văn Hưng sử dụng 2 sim rác không chính chủ để liên lạc, trao đổi với ông Nguyễn Anh Tuấn qua 2 số điện thoại của bị cáo Tuấn, hoặc qua ứng dụng Viber. Tương tự, bị cáo Hằng cũng dùng sim rác hoặc Viber để liên lạc với ông Tuấn, nhằm đảm bảo bí mật. Đặc biệt, bị cáo Hưng yêu cầu bị cáo Hằng không được trực tiếp gặp mình, mọi trao đổi sẽ thông qua bị cáo Tuấn.
Kiểm sát viên cũng phân tích, từ năm 2019 đến tháng 1.2022, giữa bị cáo Hưng và bị cáo Tuấn chỉ phát sinh 5 cuộc gọi. Nhưng từ ngày 1.1 đến 31.12.2022, là giai đoạn điều tra vụ án "chuyến bay giải cứu", 2 người đã liên lạc với nhau 435 lần, chủ yếu qua Viber và sim không chính chủ. Tương tự, giữa bị cáo Tuấn và Hằng cũng có gần 80 cuộc gọi thông qua Viber và sim rác.
Việc gặp mặt, trao đổi giữa các bên thường diễn ra vào buổi tối, sau 20 giờ, tại nhà riêng của ông Tuấn, để đảm bảo bí mật.
Về việc giao nhận tiền, bị cáo Hưng không đưa ra tổng số mà chia thành nhiều lần, theo tiến trình điều tra vụ án. Khi yêu cầu chi tiền, bị cáo Hưng chỉ đưa ra lý do, không thông báo số tiền cụ thể với bà Hằng. Khi đưa tiền, bị cáo Hằng sẽ đưa cho ông Tuấn để ông Tuấn đưa cho bị cáo Hưng.
Từ những căn cứ đã nêu, đại diện viện kiểm sát nhận định cáo trạng truy tố 4 bị cáo là đúng người đúng tội. Riêng bị cáo Hưng không thành khẩn khai báo, không khắc phục hậu quả, cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc.
Kiểm sát viên đề nghị tuyên phạt Nguyễn Thanh Hằng mức án 10 - 11 năm tù, Lê Hồng Sơn 11 - 12 năm cùng về tội đưa hối lộ; Nguyễn Anh Tuấn 6 - 7 năm tù về tội môi giới hối lộ; Hoàng Văn Hưng 19 - 20 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Kiến nghị xem xét hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp
Vẫn theo đại diện viện kiểm sát, quá trình xét xử, Hoàng Văn Hưng thừa nhận khi còn là Trưởng phòng 5 và điều tra viên chính thụ lý vụ án "chuyến bay giải cứu", bị cáo cho ông Nguyễn Anh Tuấn biết mình là điều tra viên chính, rồi nhiều lần gặp bị cáo Hằng, hướng dẫn Hằng và Sơn khai báo...
Những hành vi trên cho thấy có dấu hiệu của hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp. Do đó, đại diện viện kiểm sát kiến nghị xem xét, xử lý việc này trong giai đoạn sau của vụ án.
Cựu điều tra viên 'tố' bỏ lọt tội với cựu Phó giám đốc Công an Hà Nội Tự bào chữa trong phiên tòa "chuyến bay giải cứu", cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng kêu oan và cho rằng cơ quan tố tụng đã bỏ lọt hành vi phạm tội của cựu Phó giám đốc Công an TP.Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn. Chiều 17.7, phiên tòa xét xử vụ án "chuyến bay giải cứu" tiếp tục với phần tranh luận....