Đề xuất thu phương tiện của người say rượu: Lo ngại luật bị lạm dụng
Nhiều độc giả băn khoăn đề xuất đưa ra có tính đến việc luật chồng luật hay việc luật bị lạm dụng hay không?
Tại văn bản mới đây gửi Chính phủ về việc cho phép thực hiện một số quy định xử phạt vi phạm hành chính nhằm kéo giảm tai nạn và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia (UBATGTQG) đề xuất nâng mức xử phạt đối với xe quá tải, lái xe say rượu, đi xe máy trên đường cao tốc… với mức phạt cao nhất là tịch thu phương tiện. Cụ thể, người điều khiển ô tô, xe máy mà có nồng độ cồn trên 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 24 tháng và tịch thu phương tiện. Việc tịch thu này cũng áp dụng đối với hành vi điều kiển mô tô, xe máy (kể cả xe máy điện); các loại xe tương tự xe gắn máy, xe thô sơ trên đường cao tốc. Đề xuất này hiện đang khiến dư luận có nhiều ý kiến trái chiều.
Chủ phương tiện vi phạm nghiêm trọng về nồng độ cồn có thể bị tịch thu phương tiện.
Nhiều độc giả đồng tình với việc tạm thu phương tiện, thậm chí phải xử phạt thật nặng, thật nghiêm để chấn chỉnh hành vi vi phạm pháp luật. Đồng tình với quan điểm này, độc giả Lê Văn Hưng cho rằng, việc xử phạt, tạm thu giữ phương tiện sẽ được nhiều người đồng tình vì việc làm này là đúng. Nên xử phạt, thậm chí phải xử phạt thật nặng, thật nghiêm để chấn chỉnh hành vi vi phạm pháp luật của con người.
“Tuy vậy, việc tịch thu tài sản của công dân phải do Tòa án hoặc Viện Kiểm sát phê chuẩn, không phải ngành nào cũng có quyền làm việc này. Vì thế, cần xem xét lại đề xuất thu giữ tài sản có đúng theo Luật không, phải có căn cứ khi đề xuất một quy định nào đó”-độc giả Lê Văn Hưng viết.
Độc giả Lê Huy Khoa và nhiều độc giả cũng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, đề xuất tịch thu xe của người vi phạm thể hiện sự yếu kém trong quản lý. “Tại sao không xử lý theo luật, nếu chưa đủ mạnh thì nâng cao mức phạt. Còn tịch thu xe lại liên quan đến vấn đề tài sản của công dân được Hiến pháp bảo vệ, cần phải cân nhắc đề xuất”.
Một số độc giả khác thì cho rằng, vấn đề giao thông ở Việt Nam hiện còn rất nan giải, chúng ta đã có rất nhiều biện pháp để giảm thiểu tai nạn giao thông, tuy nhiên, nhiều biện pháp hiệu quả còn kém. Vì thế, Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia cần kiểm tra lại và tổng hợp công khai các lỗi vi phạm xem loại hình phương tiện nào vi phạm nhiều nhất, chẳng hạn xe máy, xe khách, xe tải, xe con, phương tiện thô sơ khác… để đề xuất biện pháp cho hợp lòng dân và người dân chấp nhận thực hiện. Việc tịch thu phương tiện vi phạm lần đầu là không cần thiết.
Nhiều độc giả khác cho rằng, hiện nay tai nạn giao thông đang gây ra nhiều bất hạnh cho nhiều gia đình, trong đó phần lớn là do say xỉn. Do đó, những độc giả này đồng tình với việc nếu người tham gia giao thông say xỉn mà điều khiển phương tiện giao thông thì tịch thu xe là đúng nhất. “Khi qui định này được thống nhất áp dụng thì chắc chắn rằng không có trường hợp nào vi phạm để mà thu xe. Nếu xe mượn cũng thu luôn, người mượn có trách nhiệm đền cho chủ sở hữu. Do vậy, người có xe cho mượn từ đó cũng phải cân nhắc việc cho mượn”- độc giả Hữu Hòe đề nghị.
Video đang HOT
Tuy nhiên, độc giả Ngọc Anh và nhiều bạn đọc cũng băn khoăn, xe là cả tài sản lớn của nhiều người. Hiện nay, việc cho mượn hoặc cho thuê xe ở nước ta khá phổ biến. Trong trường hợp đề xuất này được thông qua, thì những người cho thuê hoặc cho mượn xe coi như “mất trắng” tài sản của mình?. Vì thế cần có quy định thật cụ thể xem trách nhiệm của các bên cho thuê, mượn hoặc bên thuê, mượn xe như thế nào nếu xe bị tịch thu?
Cũng băn khoăn về các nội dung trên, độc giả Huy Hoàng còn đặt câu hỏi: Nếu đề xuất được thực hiện, thì những phương tiện bị tịch thu sẽ được xử lý như thế nào? Việc bảo quản, sử dụng những xe này ra sao thì cần phản bàn tính kỹ. “Tôi cho rằng đề xuất của UBATGTQG là quá vội vàng khi chưa tính kỹ đến nhiều hệ lụy nếu như đề xuất này được thực thi. Cùng với đó cũng phải xem xét xem đề xuất này đưa ra có tính đến việc luật chồng luật hay việc luật bị lạm dụng không? Các cơ quan chức năng nên xem xét kỹ để có quy định phù hợp”./.
Theo Người Lao Động
Tiếp tục tranh cãi nảy lửa luật tịch thu xe
"Những người điều khiển xe chính chủ vi phạm sẽ bị tịch thu, những người mượn xe hoặc thuê xe nếu vi phạm thì phải chịu nộp phạt số tiền tương đương với giá trị của xe. Khi việc nộp phạt đã xong, chiếc xe sẽ được trao trả về cho chủ sở hữu".
Sau khi Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đề xuất tịch thu phương tiện đối với những người điều khiển xe có nồng độ cồn trong máu cao, đã có nhiều ý kiến tranh cãi xoay quanh vấn đề này.
Chiều 7/3, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã có cuộc tọa đàm về vấn đề trên cùng với hơn 20 nhà báo. 12 câu hỏi đã được gửi tới ông Hùng.
Chủ sở hữu cho mượn xe sẽ không bị tịch thu
Mở đầu buổi tọa đàm, nhà báo Phan Lợi, Báo Pháp luật TP.HCM đã đặt câu hỏi cơ sở pháp lý nào để Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đề xuất tịch thu phương tiện đối với người điều khiển xe có nồng độ cồn cao?
Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.
Ông Khuất Việt Hùng cho biết, ngày 22/2 (mùng 4 Tết Ất Mùi), ông cùng Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đi thăm các bệnh nhân bị tai nạn giao thông ở Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội). Báo cáo lãnh đạo của bệnh viện cho hay, 1 ngày có 60 ca cấp cứu vì tai nạn, trong đó 42 người có dấu hiệu sử dụng rượu bia.
Lãnh đạo Bệnh viện Việt Đức chia sẻ năm nay ít người vào cấp cứu vì tai nạn giao thông trong dịp Tết so với các năm trước. Tuy nhiên, số liệu báo cáo của ủy ban về tai nạn giao thông lại thể hiện khác hẳn. Theo đó, số người tử vong về tai nạn giao thông tăng cao hơn so với dịp Tết các năm trước.
Trong báo cáo sơ bộ, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ cũng có nói đến 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn giao thông: Vi phạm tốc độ; đi sai làn; không đội mũ bảo hiểm. Các vụ tai nạn giao thông chủ yếu rơi vào khu vực ngoài đô thị. Nhưng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia vẫn cho rằng, nguyên nhân tai nạn giao thông vì bia rượu là rất lớn.
Luật Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có đầy đủ cơ sở để thực hiện đề xuất tịch thu phương tiện. Có nhiều ý kiến khác nhau và nói rằng xe chẳng có lỗi gì, bởi nó là vật vô tri, vô giác. Nhưng nếu phương tiện cơ giới ấy cùng với người điều khiển uy hiếp, gây nguy hiểm cho xã hội thì lại vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Do vậy, ủy ban căn cứ vào đó tham mưu đề xuất việc tịch thu phương
tiện.
Câu hỏi tiếp theo được gửi tới ông Hùng là người mượn xe khi vi phạm có bị tịch thu phương tiện? Ông Hùng cho hay: Với những người điều khiển xe chính chủ phạm luật thì sẽ bị tịch thu, những người mượn xe hoặc thuê xe nếu vi phạm thì phải chịu nộp phạt số tiền tương đương với giá trị của xe. Khi việc nộp phạt đã xong, chiếc xe sẽ được trao trả về cho chủ sở hữu. Do đó, những lo ngại của chủ xe khi cho mượn hoặc cho thuê sẽ bị mất trắng là không đúng, việc này sẽ hoàn toàn do người điều khiển
xe chịu trách nhiệm.
Trong một số trường hợp, người mượn xe không trả hoặc không có khả năng trả số tiền tương đương với xe thì xe vẫn được trao trả về cho người sở hữu. Người mượn xe sẽ phải chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật.
Nhiều người có mặt trong buổi tọa đàm băn khoăn, tiếp tục đặt câu hỏi, đối với người điều khiển xe biển xanh thì sẽ xử lý thế nào? Theo ông Hùng, Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cũng quy định rõ, bất cứ người nào vi phạm đều bị xử phạt. Không có một cơ quan công quyền nào cho phép cán bộ của mình vi phạm mà lại không bị xử lý. Do vậy, nếu như cán bộ vi phạm thì đều bị xử lý theo quy định.
Luật sư "phản pháo"
Có mặt trong buổi tọa đàm, luật sư Trần Vũ Hải đồng ý với đề xuất của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về tịch thu phương tiện đối với người điều khiển xe có nồng độ cồn cao. Tuy nhiên, ông Hải cho rằng, đơn vị đề xuất cần phải nghiên cứu thêm.
Theo luật sư Hải, Luật Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đúng là căn cứ cho Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đề xuất, nhưng căn cứ đó chưa đủ và phải nghiên cứu thêm Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự. Bởi vì luật quy định rằng, trong trường hợp mà không rõ quy định thì phải tìm những bộ luật tương tự.
Mặt khác, tại Điều 254 Bộ luật Dân sự có nói về vấn đề tài sản bị tịch thu: Khi tài sản của chủ sở hữu do phạm tội, vi phạm hành chính mà bị tịch thu, sung công quỹ nhà nước thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt kể từ thời điểm bản án, quyết định của tòa án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có hiệu lực pháp luật. Nhưng theo luật sư Hải, câu "của chủ sở hữu do phạm tội, vi phạm hành chính" chưa rõ nghĩa. Câu này có thể hiểu theo hai nghĩa, một là do chủ sở hữu vi phạm
và bị phạt; chủ sở hữu phạm tội nào đó, bị phạt.
Thêm nữa, trong Bộ luật Hình sự có nói tịch thu phương tiện đối với những tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Tịch thu phương tiện của người vi phạm, nhưng sau đó phải trả tài sản của người vi phạm cho người sở hữu, trừ trường hợp người này có lỗi, vi phạm đang trong thời gian bị giam giữ.
"Còn Luật Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ lại không nói rõ tịch thu phương tiện của người vi phạm hay của người khác mượn. Do vậy, tôi cho rằng Ủy ban An toàn giao thông cần phải cân nhắc về vấn đề tịch thu phương tiện. Tôi có đề xuất là ngoài tịch thu phương tiện ra, ta có thể phạt thật nặng", luật sư Hải nói.
Theo Dân Việt
Đề xuất tịch thu phương tiện: Phạt nặng càng tốt "Tôi hoàn toàn đồng ý với đề xuất của Uỷ ban ATGT, thậm chí nếu biện pháp nặng hơn mà có tính răn đe cao tôi cũng đồng ý" Phạt nặng hơn cũng đồng ý! Liên quan đến đề xuất mới của Ủy ban ATGT Quốc gia về việc sẽ tịch thu phương tiện nếu phát hiện tài xế có nồng độ cồn...