Đề xuất thí điểm chính quyền đô thị tại Đà Nẵng
Sáng 24/4, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo nghị quyết phát triển thành phố Đà Nẵng, trong đó có đề xuất thí điểm chính quyền đô thị tại địa phương này.
Trong dự thảo nghị quyết, Chính phủ đề xuất Đà Nẵng thí điểm mô hình một cấp chính quyền (cấp thành phố) gồm HĐND và UBND như hiện nay; hai cấp hành chính (quận, huyện và phường, xã) không tổ chức HĐND, chỉ tổ chức cơ quan hành chính là UBND quận và UBND phường.
Do không tổ chức HĐND ở quận, phường nên một số nhiệm vụ của HĐND ở hai cấp này được chuyển lên thành phố hoặc quận cho phù hợp.
UBND quận, phường sẽ chỉ gồm chủ tịch, các phó chủ tịch, chỉ huy trưởng quân sự, trưởng công an. Ngân sách thành phố cũng tổ chức một cấp, trong đó quận và phường chỉ là đơn vị dự toán ngân sách của thành phố thay vì 3 cấp ngân sách (thành phố, quận, phường) như trước đây.
Video đang HOT
Một góc thành phố Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông
Theo Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, mô hình trên phù hợp với Hiến pháp, các luật liên quan và tính chất quản lý đô thị nhỏ gọn, số lượng đơn vị hành chính cấp quận ít.
Ông Hoàng Thanh Tùng – Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, cho rằng thí điểm mô hình chính quyền đô thị ở cấp quận, phường tại Đà Nẵng là hợp lý, “mức độ vừa phải và dễ kiểm tra, giám sát”.
Tuy nhiên ông lưu ý, dự thảo nghị quyết chưa nêu rõ việc tổ chức các cơ quan chuyên môn, người đứng đầu UBND quận sẽ do ai bổ nhiệm, cách chức…
“Thí điểm mô hình chính quyền đô thị cũng như cơ chế, chính sách đặc thù cho Đà Nẵng cần nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng để bảo đảm tính tương đồng giữa các thành phố trong cả nước, tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ cho việc thực hiện và giám sát”, ông Tùng nói.
Dự kiến dự thảo nghị quyết sẽ được trình Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 9 diễn ra vào tháng 5 tới.
Đà Nẵng là đô thị trực thuộc Trung ương, có 8 quận, huyện (bao gồm Hoàng Sa) và 56 phường, xã. Tổng dân số thành phố hơn 1,1 triệu. Hiện Đà Nẵng đang gặp nhiều khó khăn, bất cập trong việc phân định quyền hạn, nhiệm vụ, phương thức quản lý bộ máy, phân cấp trên một số lĩnh vực chưa phù hợp với đặc thù về quản lý đô thị…
Anh Minh
Chấn chỉnh quy trình duy tu đường sắt sau vụ ô tô đâm nhân viên gác chắn
Cục Đường sắt VN yêu cầu chấn chỉnh công tác an toàn trong quá trình duy tu, sửa chữa đường sắt sau vụ ô tô đâm nhân viên gác chắn ở Đà Nẵng.
Cục Đường sắt VN yêu cầu chấn chỉnh công tác an toàn sau tai nạn ô tô đâm nhân viên gác chắn ở Đà Nẵng
Cục Đường sắt VN cho biết, trước thông tin xảy ra tai nạn ô tô đâm gãy chân nhân viên gác chắn đang làm vệ sinh trên mặt đường ngang Km795 290 tuyến đường sắt Bắc - Nam (xã Hòa An, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) vào sáng 27/12, đơn vị này đã có văn bản yêu cầu các đơn vị đường sắt rà soát, chấn chỉnh công tác đảm bảo an toàn khi duy tu, bảo trì, tác nghiệp.
Cụ thể, đối với Tổng công ty Đường sắt VN, phải trực tiếp tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh công tác đảm bảo ATGT đường sắt khi thi công, bảo trì kết cấu hạ tầng công trình đường sắt trên các tuyến đường sắt quốc gia. Trong mọi trường hợp phải tổ chức cắm biển phòng vệ thi công theo quy định nhằm tránh các trường hợp tương tự như trên xảy ra, đồng thời đảm bảo ATGT đường sắt dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2019.
Tổng công ty Đường sắt VN cũng cần tổng kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc các nhà thầu thi công, các ban quản lý dự án và tư vấn giám sát thực hiện nghiêm túc công tác đảm bảo ATGT đường sắt trong quá trình thi công, tập kết vật liệu, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ. Chủ động phối hợp với chính quyền các địa phương để có biện pháp ngăn ngừa các hành vi lấn chiếm hành lang ATGT đường sắt và các hành vi tiềm ẩn có nguy cơ mất ATGT đường sắt.
Đối với các công ty cổ phần đường sắt bảo trì cầu đường và các công ty cổ phần thông tin tín hiệu đường sắt, Cục Đường sắt VN yêu cầu người đứng đầu các đơn vị phải tổ chức và trực tiếp kiểm tra công tác đảm bảo ATGT khi thi công hoặc khi bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt trong phạm vi quản lý. Đồng thời, kiểm tra và có biện pháp xử lý khắc phục ngay các tồn tại nguy cơ tiềm ẩn đến ATGT đường sắt; các hành vi vi phạm quy trình tác nghiệp trong quá trình thi công bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt nhằm bảo đảm an toàn thi công, an toàn chạy tàu và vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ.
"Người đứng đầu đơn vị phải chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định pháp luật nếu để xảy ra tai nạn giao thông do lỗi chủ quan của mình gây ra", văn bản nêu rõ.
Theo baogiaothong
Đau đầu tìm phương án "nghỉ" Tết cho con Học sinh được nghỉ Tết dài ngày hơn phụ huynh. Vì vậy câu hỏi đặt ra là gửi con ở đâu trong những ngày này là bài toán đau đầu không chỉ đối với các bậc cha mẹ làm công sở mà với cả phụ huynh làm nghề tự do, kinh doanh hay doanh nghiệp... Thi viết chữ đẹp trong Ngày hội mùa...