Đề xuất tăng phí trước bạ, thuế, thu phí xe cá nhân để phát triển xe buýt
Chỉ tiêu vận chuyển hành khách của cả năm 2014 là chuyên chở 650 triệu lượt hành khách, đáp ứng khoảng 10,85% nhu cầu đi lại của người dân, nhưng nhiều khả năng sẽ không đạt được.
Hôm qua, tại hội thảo “Làm gì để xe buýt tiếp tục phát triển?” do Báo Sài Gòn Giải Phóng, Sở GTVT TP.HCM và Công ty TNHH truyền thông S.A tổ chức, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM và Sở GTVT đề xuất giải pháp để phát triển vận tải hành khách công cộng là thực hiện chính sách hạn chế xe cá nhân bằng cách tăng phí trước bạ đăng ký xe, tăng thuế, thu phí xe cá nhân lưu thông, đậu xe, xây dựng trạm dừng, nhà chờ xe buýt hợp lý…; đổi mới phương tiện vận chuyển, sắp xếp lại luồng tuyến cho hợp lý hơn; xây dựng bến bãi, trạm trung chuyển xe buýt, cải tiến công tác điều hành hoạt động vận tải hành khách công cộng; tiếp tục triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ, cho vay ưu đãi đổi mới xe buýt, cho quảng cáo trên xe buýt để tăng thêm nguồn thu; tăng cường vận động người dân đi xe buýt…
Theo Sở GTVT TP, chỉ tiêu vận chuyển hành khách của cả năm 2014 là chuyên chở 650 triệu lượt hành khách, đáp ứng khoảng 10,85% nhu cầu đi lại của người dân, nhưng nhiều khả năng sẽ không đạt được.
Đáng lưu ý, theo ông Dương Hồng Thanh, Phó giám đốc Sở GTVT, phát triển xe buýt hiện nay đối mặt với nhiều khó khăn như nạn trộm cắp, cướp giật trên xe buýt ngày càng lộng hành, ngang nhiên uy hiếp hành khách ngay trên xe, quy hoạch thành phố hiện nay không có chỗ cho bãi đậu xe buýt, chất lượng dịch vụ trên xe buýt chưa cao.
Trước mắt, Sở GTVT có kế hoạch huy động lực lượng thanh niên xung phong để tăng cường chấn chỉnh an ninh trên các tuyến xe buýt, đề xuất một số tuyến đường ưu tiên cho phép xe buýt chạy 2 chiều trên tuyến đường một chiều có đủ chiều rộng cho phép.
Theo Thanh Niên
Đừng đặt người dân vào thế đã rồi
"Thật khó tin hộ kinh doanh ở con đường hiện đại nhất, giữa thành phố lớn nhất nước khi bị ảnh hưởng bởi một công trình cũng thuộc dạng lớn nhất cả nước lại ngơ ngác".
"Người dân phải được tham vấn. Làm sao cho những động thái của chính quyền không gây ra cảm giác tiêu cực với người dân như những sự việc vừa qua" - Đó là ý kiến của TS Nguyễn Thị Hậu, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.HCM xung quanh vấn đề không chỉ người dân mà người làm công tác nghiên cứu lịch sử, văn hóa như bà cũng không nhận được thông tin việc dỡ bỏ thương xá Tax, chặt bỏ nhiều hàng cây cổ thụ ở TP.HCM.
TS Nguyễn Thị Hậu đưa ra hình ảnh những tiểu thương họp với Sở GTVT TP.HCM với khuôn mặt âu lo vì bị ảnh hưởng từ những dự án tại trung tâm TP.HCM (nâng cấp đường Nguyễn Huệ, nhà ga metro).
Bà cho hay: "Thật khó tin những hộ kinh doanh ở con đường hiện đại nhất, giữa một thành phố lớn nhất nước khi bị ảnh hưởng bởi một công trình cũng thuộc dạng lớn nhất cả nước lại ngơ ngác vì không hay biết gì trước đó. Và động thái của Sở GTVT gặp mặt họ khi dự án đã khởi công, đúng là đã muộn màng".
TS Nguyễn Thị Hậu, tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.HCM.
Cách truyền thông rất cũ
Video đang HOT
- Đứng ở góc độ công dân Sài Gòn, bà cảm giác thế nào về những công trình, những hàng cây đầy ký ức bỗng đột ngột bị đốn hạ?
- Tôi ngỡ ngàng, bởi từ truyền thông đến các cơ quan chức năng đều không thông báo sớm, người dân không được biết. Không ai nghĩ rằng một cảnh quan quen thuộc hàng trăm năm như thế lại bị xóa bỏ.
Và sâu xa hơn, người dân đã không thấy rõ sự minh bạch công khai. Đây đâu chỉ chuyện ký ức mà còn là câu chuyện nồi cơm bát gạo hằng ngày. Mọi thứ ra đi sao có vẻ quá dễ dàng?
Hàng cây bị đốn hay chuyện đào đường đang diễn ra trên đường Nguyễn Huệ rõ ràng không chỉ ảnh hưởng đến giao thông hay môi trường.
Điều trông thấy ở Ga metro ngầm hoành tráng nhất TP HCM
Đầu tiên là chuyện làm ăn buôn bán bị đảo lộn. Hàng loạt cửa hàng, khách sạn lớn đều bị ảnh hưởng. Thứ hai là chuyện tình cảm ký ức, đó là những cảnh quan rất lâu rồi, gắn bó với nhiều thế hệ cư dân Sài Gòn.
"Người dân phải được tham vấn. Những người có kiến thức chuyên môn và những lĩnh vực liên quan cần có tiếng nói để tìm ra giải pháp tối ưu. Làm sao cho những động thái của chính quyền không gây ra cảm giác tiêu cực với người dân như những sự việc vừa qua" - tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu.
Cây xanh cổ thụ hàng chục năm nữa cũng chưa chắc đã trồng lại được. Ông bà mình nói cỏ cây như có hồn người, một cái cây trồng lâu trong nhà còn có ý nghĩa trong mối tương quan về tình cảm, huống chi những hàng cây cổ thụ ở đô thị.
Một gốc cây ở đây không thuần túy là một cái cây để che bóng mát, mà còn là ký ức, là tình cảm của những con người sống trong môi trường đô thị hẹp về không gian. Cho nên bất cứ cái gì lâu đời trong môi trường ấy luôn hiện diện trong ký ức con người.
Do đó việc chặt một thân cây, phá một tòa nhà ở đô thị là một điều phải hết sức cân nhắc vì đụng chạm đến tầng sâu tình cảm của con người, chưa nói đến việc nó là một phần lịch sử của thành phố.
Nhiều hộ dân, tiểu thương ở trung tâm TP.HCM cho biết không có nhiều thông tin trước khi công trình cải tạo đường Nguyễn Huệ và làm nhà ga metro khởi công.
- Sự tiếc nuối, phản ứng của người dân có phải vì họ không được chuẩn bị tâm lý, không được tham vấn?
- Điều đó rất đúng, thông tin đến người dân rất chậm và không rõ ràng. Người dân chủ yếu chỉ biết đường được rào lại để thi công, nhưng không biết bên trong ấy làm gì và sắp tới công trình ấy sẽ như thế nào.
Cách truyền thông như vậy rất cũ. Ai biết thì biết, không biết thì thôi. Có cảm giác người truyền thông quan niệm người dân không quan tâm đến những vấn đề này.
Bản thân tôi khi đưa vấn đề này ra bàn luận thì cũng có người "mắng" lại rằng thông tin chặt cây kia, dỡ bỏ công trình nọ đã được đưa lên website của một số sở ngành.
Nhưng website của một sở ngành không phải là phương tiện truyền thông công cộng, mà chỉ là trang thông tin nội bộ. Tôi cũng là người hay lướt web, nhưng rõ ràng những thông tin này không thể "đập" vào mắt tôi để chuẩn bị tâm lý từ trước khi sự việc diễn ra.
Cận cảnh nhà ga ngầm tuyến Metro đầu tiên ở Sài Gòn
Cách truyền thông đến người dân như vậy tôi thấy không ổn. Người dân vì thế cũng có quyền đặt câu hỏi về sự minh bạch.
Sự kém cỏi về truyền thông là một điều rất dở, bởi nếu tất cả công trình chỉ vì công tác truyền thông quá kém sẽ dẫn đến sự nghi ngờ của người dân.
Khi thiếu thông tin thì người dân có quyền đặt câu hỏi ngược lại là điều bình thường. Người dân phải được tham gia ý kiến về những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của mình.
Không khó để làm "mát" lòng dân
- Nguyên là viện phó Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, bà có biết những thông tin cụ thể như việc đốn cây cổ thụ hay dỡ bỏ thương xá Tax?
- Tôi chỉ mới nghỉ hưu từ đầu tháng 4, trước thời điểm đó thì cá nhân tôi không được biết chính xác thời điểm và phương thức tiến hành những công trình như sự việc vừa diễn ra.
Có thể những người khác trong ban lãnh đạo viện phụ trách công tác khác thì có thông tin, nhưng với chức trách phụ trách nghiên cứu về văn hóa - xã hội thì tôi không biết có một đề xuất, yêu cầu, đặt hàng nào về một nghiên cứu khảo sát, tham vấn hay điều tra xã hội liên quan đến tác động của công trình lớn như vậy đến người dân.
- Có cảm giác người dân bị đưa vào sự đã rồi?
- Vâng! Tôi cũng cảm giác như vậy, người dân có ý kiến hay không thì cũng vậy. Nói chung, có thể những ý kiến nói ra bây giờ cũng được lắng nghe, nhưng tất cả đều như một đoàn tàu đã đặt vào đường ray.
Ví dụ có thể đặt câu hỏi vì sao đặt ga metro vào vị trí đã định thì cũng chỉ đặt câu hỏi thế thôi, có thể có câu trả lời nhưng tất cả có lẽ không thể thay đổi nữa.
- Theo bà, việc thông tin đầy đủ, sớm và chính xác cho người dân TP.HCM để họ có thể chấp nhận một cách nhẹ nhàng nhất liệu có khó không?
- Từ kinh nghiệm của nước ngoài ở những đô thị tương tự Sài Gòn cũng như đánh giá năng lực truyền thông của chúng ta thì tôi cho rằng không khó để tham vấn, làm "mát" lòng dân.
Chúng ta có nguyên một bộ máy truyền thông kia mà, báo chí, truyền hình, phát thanh... có chức trách rất lớn trong việc thông tin và nhận phản hồi về tất cả vấn đề, để phản ánh lại cho chính quyền.
Hơn nữa, các công trình này đều là công trình dân sinh, nếu như về mặt kỹ thuật người dân không có kiến thức thì việc giải thích cho người dân hiểu là không khó. Nhưng lại không ai giải thích thì làm sao người dân có thể hiểu và chia sẻ.
Tôi được biết TP.HCM đã ban hành "Chương trình hành động bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị" vào cuối năm 2013. Tuy nhiên, với những gì đang làm thì khu vực cảnh quan có giá trị nhất đã nằm ngoài tầm điều chỉnh của chương trình này vì "là những việc đã được chuẩn bị bao năm nay", chắc sẽ không "hồi tố" nữa.
Và có lẽ sẽ còn nhiều công trình quan trọng của Sài Gòn không kịp giữ lại.
Chặt cây cổ thụ xây metro: Người Sài Gòn cần sự hy sinh
Sự quan liêu rất lớn
TS Nguyễn Thị Hậu đã đánh giá như vậy về trách nhiệm và thái độ trả lời thắc mắc cũng như động thái tham vấn cư dân đô thị của các cơ quan chức năng khi xây dựng công trình.
TS Hậu nói: "Có cảm giác các sở, ngành, bộ phận dường như không có sự liên kết, xâu chuỗi để thông tin và giải thích tất cả lợi ích và hệ lụy (nếu có) cho người dân".
"Khi làm một con đường thì không chỉ thấy nó từ góc độ kỹ thuật bởi vì với cư dân đô thị, con đường không chỉ là đường đi mà còn là không gian làm ăn, không gian ký ức, tình cảm. Tức là cư dân không chỉ có nhu cầu vật chất mà còn có nhu cầu về tinh thần, văn hóa".
"Do đó cần có sự liên kết của các ngành quản lý, bên thực thi công trình và sự quan tâm thực đến nhu cầu thông tin của người dân. Người dân không chỉ là đối tượng thụ hưởng các công trình mà còn có trách nhiệm với tất cả công trình đó, dưới khía cạnh họ đã đóng góp cho sự phát triển của thành phố".
Người dân TP.HCM sẽ không còn được tận hưởng vẻ đẹp, bóng mát và không khí trong lành trên đường Tôn Đức Thắng và một số khu vực khác khi gần 400 cây xanh sắp bị đốn, bứng.
Theo_Zing News
Xác minh tin lái xe khách lao xuống vực nghiện ma túy Ngày 7/9, cơ quan chức năng cho biết đang xác minh liệu lái xe Nguyễn Hữu Thọ, người điều khiển chiếc xe Sao Việt bị lao xuống vực tại Lào Cai, có nghiện ma túy hay không. Xe khách Sao Việt ghi rõ hành trình Hà Nội - Lào Cai - Sa Pa Rà soát kết quả kiểm tra ma túy Sở GTVT...