Đề xuất tăng phí cao tốc TP HCM – Long Thành vào giờ cao điểm
Với mục đích giảm ùn tắc giao thông, chủ đầu tư cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây đề xuất thu phí cao tốc theo giờ cao điểm và thấp điểm.
Ông Mai Tuấn Anh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Phát triển cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, đơn vị vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về phương án điều tiết giao thông trên tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây tại trạm thu phí Long Phước.
Trong đó, VEC kiến nghị điều chỉnh mức phí tăng gấp 2 lần vào các khung giờ cao điểm (từ 7h – 19h) và điều chỉnh giảm 1/2 mức phí vào giờ thấp điểm (từ 19h – 7h sáng hôm sau) so với mức phí hiện tại đang áp dụng.
Mức phí cụ thể của từng loại phương tiện sẽ được VEC tính toán và áp dụng trên cơ sở biểu đồ phân bổ lưu lượng giao thông.
Cao tốc TP HCM – Long Thành. Ảnh: Hữu Công
Video đang HOT
“Đây là một trong những phương án điều tiết giao thông nhằm khuyến khích các phương tiện đi vào các giờ thấp điểm”, ông Mai Tuấn Anh nói. Dự kiến thời gian thử nghiệm tiến hành trong 3 tháng. Sau đó, căn cứ thực tế, VEC sẽ phân tích, đánh giá tình hình thực hiện và báo cáo Bộ Giao thông xem xét, quyết định điều chỉnh cho phù hợp.
Theo ông Mai Tuấn Anh, năm 2016, lưu lượng xe lưu thông trên tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đạt khoảng 14 triệu lượt, trung bình 37.000 lượt xe/ngày – đêm, tăng mạnh so với năm 2015. Sự tăng trưởng nhanh về lưu lượng xe dẫn đến tình trạng ùn ứ tại các trạm thu phí vào cuối tuần, các ngày lễ, Tết, đặc biệt theo chiều từ Dầu Giây về TP.HCM.
Đồng tình với đề xuất của VEC, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cho rằng, phương án này giống như việc các sân bay thu giá dịch vụ vào giờ cao điểm khác với giờ thấp điểm để khuyến khích các hãng bay đêm. Doanh nghiệp vận tải sẽ phải điều chỉnh lại cho phù hợp nếu muốn chi phí đầu vào thấp.
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp cho rằng, tăng phí vào giờ cao điểm sẽ làm tăng chi phí vận tải vì các doanh nghiệp phục vụ theo nhu cầu người dân. Nhiều hành khách thích di chuyển vào ban ngày hơn là ban đêm.
Đoàn Loan
Theo VNE
Bộ Giao thông điều chỉnh lộ trình làm cao tốc Bắc Nam
Không đủ vốn để hoàn thành 1.300 km cao tốc Bắc Nam đến năm 2022, Bộ Giao thông nghiên cứu đầu tư xây dựng trước gần 600 km trong giai đoạn này và thông toàn tuyến đến năm 2025.
Ông Phạm Hữu Sơn, Tổng giám đốc Tổng công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải (TEDI) cho biết, Bộ Giao thông từng đặt mục tiêu đến năm 2022 hoàn thành đầu tư xây dựng 1.372km cao tốc Bắc Nam. Khi đó, Bộ đã kiến nghị Chính phủ dành một gói ngân sách khoảng 70.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho các dự án theo hình thức PPP.
Tuy nhiên, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, Bộ Giao thông chỉ được phân bổ khoảng 70.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ đến năm 2020 cho tất cả dự án, bao gồm cả các đoạn cao tốc Bắc - Nam. Nếu dành toàn bộ nguồn tiền này để đầu tư cao tốc thì những dự án giao thông khác sẽ phải dừng lại, do không có tiền triển khai. Vì vậy, đơn vị tư vấn đã điều chỉnh kế hoạch, từ 1.372 km xuống còn 573 km cao tốc đến năm 2022, với nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ khoảng 41.400 tỷ đồng.
Khoảng 575 km cao tốc sẽ được xây dựng từ nay đến năm 2022. Ảnh: Giang Huy
Theo ông Sơn, 575 km cao tốc sẽ được xây dựng là đoạn Cao Bồ (Nam Định) - Mai Sơn (Ninh Bình) - Vinh (Nghệ An) và Vĩnh Hảo - Phan Thiết (Bình Thuận)- Dầu Giây (Đồng Nai) với quy mô bốn làn xe cao tốc. Riêng đoạn Cam Lộ - La Sơn được đầu tư theo hình thức BT.
Đến năm 2022, cao tốc Bắc - Nam sẽ khai thác đoạn Pháp Vân (Hà Nội) đến Vinh, Cam Lộ - Quảng Ngãi và Vĩnh Hảo - TP HCM với tổng chiều dài 737 km. Dự kiến tổng mức đầu tư giai đoạn một khoảng 88.530 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ 41.400 tỷ đồng, chiếm 46% và nguồn vốn huy động từ các nhà đầu tư (vốn BOT) khoảng 47.100 tỷ đồng.
Giai đoạn 2 đến năm 2025, sẽ đầu tư các đoạn còn lại, gồm đoạn Vinh (Nghệ An) - Cam Lộ (Quảng Trị) và Quảng Ngãi - Vĩnh Hảo (Bình Thuận) với tổng chiều dài 799 km, quy mô bốn làn xe.
Để triển khai giai đoạn một cao tốc Bắc - Nam, Ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công tư (PPP) thuộc Bộ Giao thông Vận tải đang xây dựng các cơ chế chính sách đặc thù.
Theo ông Nguyễn Viết Huy, Phó trưởng ban PPP, các dự án đoạn Ninh Bình - Nghi Sơn đã cơ bản hoàn thiện thủ tục đầu tư. Bộ Giao thông sẽ kiến nghị Thủ tướng cho phép sử dụng dự phòng ngân sách trong đầu tư công hoặc xin ứng trước vốn trái phiếu Chính phủ để triển khai ngay.
Sau khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam sẽ hoàn trả dự phòng ngân sách từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Theo phương án này có thể khởi công dự án vào khoảng cuối năm 2017, đầu năm 2018.
Đoàn Loan
Theo VNE
Khởi động dự án cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa đồng ý việc tỉnh Tuyên Quang huy động nguồn lực của địa phương, triển khai đầu tư cao tốc Phú Thọ - Tuyên Quang theo hình thức đối tác công tư (PPP). ẢNh minh họa Cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ dự kiến phân kỳ đầu tư 2 giai đoạn. Giai đoạn một xây dựng...