Đề xuất tăng mức xử phạt lái xe sử dụng rượu, bia lên 30 triệu
Tài xế ôtô sử dụng rượu, bia, ma túy khi tham gia giao thông có thể bị phạt hành chính tới 30 triệu đồng, còn người điều khiển xe máy có thể phạt tới 7 triệu đồng.
Đó là những nội dung đáng quan tâm tại dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ- đường sắt.
Bộ Giao thông vận tải đang đưa ra lấy ý kiến dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 46/2016/NĐ-CPngày 26-5-2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Dự thảo có rất nhiều nội dung sửa đổi, trong đó đáng chú ý là sửa đổi tăng nặng hình phạt hành chính và tước giấy phép lái xe với “ma men” điều khiển ôtô, xe máy.
Cụ thể, dự thảo nghị định sửa đổi Khoản 11 Điều 5 “Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ” như sau: “11. Phạt tiền từ 26.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (Tước GPLX từ 10 tháng-12 tháng); b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn, chất ma túy của người thi hành công vụ; (Tước GPLX từ 10 tháng-12 tháng); c) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy”. (Tước GPLX từ 22-24 tháng).
Video đang HOT
Trong khi đó, theo quy định hiện hành của Nghị định 46/2016/NĐ-CP, lỗi vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển ôtô chỉ bị phạt tiền từ 16-18 triệu đồng, tước GPLX từ 4-6 tháng. Còn nếu lái xe có ma túy trong cơ thể chỉ bị tước giấy phép lái xe từ 22-24 tháng hoặc phạt tiền từ 16 triệu đồng-18 triệu đồng.
Với người điều khiển xe môtô, gắn máy, dự thảo nghị định nâng mức phạt từ 3 triệu đồng-4 triệu đồng lên 5 triệu đồng-7 triệu đồng nếu lái xe khi có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100ml máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở, tước GPLX từ 10-12 tháng (thay vì chỉ 3-5 tháng hiện nay). Với tài xế có ma túy, ngoài phạt hành chính còn tước giấy phép lái xe 22-24 tháng (thay vì chỉ phạt hành chính hoặc tước giấy phép lái xe như quy định hiện hành).
Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều vụ việc các lái xe tự ý lùi xe, điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc tiềm ẩn rất lớn nguy cơ tai nạn giao thông. Dự thảo nghị định cũng tăng mức xử phạt lên từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ôtô thực hiện hành vi lùi xe trên đường cao tốc; điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. Hình thức phạt bổ sung là tước GPLX từ 4-6 tháng. Toàn bộ dự thảo nghị định được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ GTVT và lấy ý kiến góp ý của nhân dân trong thời gian 2 tháng kể từ ngày đăng.
Nguyễn Hương
Theo CAND
Đề xuất phạt 40 triệu đồng, tước bằng lái 2 năm với tài xế uống rượu bia
Tông cuc Đương bô Việt Nam (Bộ GTVT) vưa co văn ban gưi Bô GTVT đê xuât tăng mưc xư phat vi pham nông đô côn cao nhât lên tơi 40 triêu đông va tươc giây phep lai xe (GPLX) 24 thang.
Cụ thể, đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (mức cao nhất), Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề xuất phạt tiền từ 34 - 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) từ 22 - 24 tháng. Đối với người điều khiển ô tô mà trong cơ thể có chất ma túy cũng có mức phạt tương tự. Nghị định 46/2016 hiện đang quy định xử phạt từ 16 - 18 triệu đồng và tước GPLX 4 - 6 tháng.
Hiện trường vụ TNGT tại hầm Kim Liên (Hà Nội) mới đây do tài xế sử dụng rượu bia, 2 phụ nữ đã tử vong (ảnh: ANTĐ)
Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề xuất phạt tiền từ 18 - 20 triệu đồng và tước GPLX từ 14 - 18 tháng đối với lái xe có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Nghị định 46 đang quy định phạt tiền từ 7 - 8 triệu đồng và tước GPLX từ 3 - 5 tháng.
Ở mức thấp nhất, khi tài xế có nồng độ cồn dưới 50 miligam hoặc dưới 0,25 miligam/1 lít khí thở mức phạt được giữ nguyên như đã quy định trong Nghị định 46, phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng và tước GPLX từ 1 - 3 tháng.
Đối với người điều khiển mô tô, mức xử phạt cũng được đề xuất tăng nặng ở mức cao nhất là xử phạt từ 7 - 8 triệu đồng và tước GPLX từ 22 - 24 tháng đối với người điều khiển xe có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Hiện hành vi này Nghị định 46 đang quy định xử phạt từ 3 - 4 triệu đồng và tước GPLX 3 - 5 tháng.
Với người điều khiển xe máy chuyên dùng, mức phạt cũng được đề xuất tăng lên từ 18 - 20 triệu đồng và tước GPLX từ 22 - 24 tháng đối với người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Nghị định 46 quy định mức phạt hành vi này từ 5 - 7 triệu đồng và tước GPLX từ 2 - 4 tháng. Người điều khiển xe mô tô mà trong cơ thể có chất ma túy có mức phạt tương tự.
Theo Phapluat&Xahoi
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chung quản lý lái xe vi phạm nồng độ cồn, chất ma túy Hiện nay, việc quản lý tái phạm đối với những lái xe đã bị xử phạt do vi phạm nồng độ cồn, chất ma túy vẫn chưa được thực hiện có hiệu quả vì chưa có cơ sở dữ liệu thống nhất chung nên tác dụng giáo dục, răn đe chưa cao. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ...