Đề xuất tăng lương, trợ cấp cho 8 đối tượng từ ngày 1-7-2020
Theo dự thảo Nghị định, từ ngày 1-7-2020, tám đối tượng sẽ điều chỉnh tăng thêm 7,382% lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng.
Bộ LĐ-TB&XH vừa có tờ trình dự thảo nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hàng tháng.
Theo đó, từ ngày 1-7-2020, tám đối tượng dưới đây sẽ được tăng thêm 7,382% lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng.
Mức điều chỉnh tăng này bằng tốc độ tăng mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng. Cụ thể:
Người dân tham gia BHXH sẽ được điều chỉnh tăng lương hàng năm. Ảnh: N.LONG
1. Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia BHXH tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ BHXH nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định số 41/2009 của Thủ tướng Chính phủ); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.
2. Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009, Nghị định số 121/2003 và Nghị định số 09/1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng.
Video đang HOT
3. Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000, Quyết định số 613/2020 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
4. Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 130/1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111/1981 của Hội đồng Bộ trưởng.
5. Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 142/2008, Quyết định số 38/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
6. Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 53/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
7. Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 62/2011của Thủ tướng Chính phủ.
8. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, tại dự thảo Nghị định không thực hiện điều chỉnh đối với nhóm đối tượng đang hưởng hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. Nguyên nhân, theo Luật Bảo hiểm xã hội, mức hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được tính trên mức lương cơ sở. “Do đó, khi mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng thì mức trợ cấp tuất hàng tháng cũng sẽ được điều chỉnh tăng tương ứng…”, Bộ LĐ-TB&XH lý giải.
Lương hưu được điều chỉnh theo từng năm
Theo điều 57 của Luật BHXH việc điều chỉnh lương hưu được quy định: “Chính phủ điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách Nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội”. Như vậy, có thể hiểu khi Chính phủ điều chỉnh tăng lương cơ sở, lương tối thiểu vùng sẽ là tiền đề cho việc tăng mức lương hưu hàng tháng.
VIẾT LONG
Theo PLO
Năm 2020: Những điều kiện hưởng BHXH 1 lần
Pháp luật hiện hành không có bất cứ sự phân biệt nào giữa người tham gia BHXH bắt buộc và người tham gia BHXH tự nguyện trong việc hưởng BHXH 1 lần
Theo quy định tại khoản 1, điều 60 Luật BHXH 2014 và khoản 1, điều 1 Nghị quyết 95/2013/QH13, người lao động (NLĐ) được BHXH 1 lần nếu thuộc một trong các trường hợp: Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH, trong đó, tuổi nghỉ hưu của NLĐ là:
- Đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ; Đủ 55 - 60 tuổi đối với nam, đủ 50 - 55 tuổi đối với nữ và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên; Đủ 50 - 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò; Bất cứ độ tuổi nào khi bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
- Lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đủ 55 tuổi mà khi nghỉ việc chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện. Ra nước ngoài để định cư. Mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế. Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu. Sau 1 năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
Trường hợp người lao động tham gia BHXH tự nguyện sau 1 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH khi có yêu cầu thì cũng được nhận BHXH 1 lần
Trong những trường hợp này, nếu có yêu cầu, NLĐ tham gia BHXH bắt buộc sẽ được giải quyết chế độ BHXH 1 lần.
Khoản 1, điều 77 Luật BHXH hiện hành nêu rõ, NLĐ tham gia BHXH tự nguyện mà có yêu cầu thì được hưởng BHXH 1 lần nếu thuộc trường hợp: Đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục tham gia BHXH. Ra nước ngoài để định cư. Đang mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Ngoài ra, khoản 1, điều 1 Nghị quyết 95/2013/QH13 còn đề cập tới trường hợp NLĐ tham gia BHXH tự nguyện sau 1 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH khi có yêu cầu thì cũng được nhận BHXH 1 lần.
Có thể thấy, pháp luật hiện hành không có bất cứ sự phân biệt nào giữa người tham gia BHXH bắt buộc và người tham gia BHXH tự nguyện trong việc hưởng BHXH 1 lần. Nếu có yêu cầu và đủ điều kiện theo luật định thì đều được giải quyết.
H.Lê
Theo Nguoilaodong
Lương hưu chỉnh theo hướng chia sẻ giữa người cao và thấp Bộ LĐ-TB&XH đang nghiên cứu điều chỉnh lương hưu theo hướng chia sẻ giữa người hưởng cao và thấp. Thực hiện Nghị quyết 28 của Trung ương về cải cách chính sách BHXH, Bộ LĐ-TB&XH hiện đã bắt tay vào nghiên cứu Đề án điều chỉnh lương hưu, để đảm bảo sự chia sẻ giữa người hưởng lương hưu cao và thấp. Điều...